Chơi hụi là gì? Chơi hụi hay còn gọi là họ, biêu, phường. Đây là hình thức góp vốn phổ biến của nhiều người Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cách chơi hụi an toàn. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cách chơi hụi làm giàu mà vẫn đảm bảo an toàn cho mọi người. Cùng tìm hiểu nhé!
Chơi hụi là gì?
Chơi hụi còn gọi là họ, biêu, phường, một loại hình giao dịch tài sản dựa trên sự thỏa thuận của một nhóm người về số người tham gia, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác dưới hình thức góp, nhận, quyền và nghĩa vụ của các thành viên theo quy định tại Điều 471 của Bộ luật dân sự 2015.
Nói cách khác, người chơi sẽ tham gia một dây hụi với nhiều thành viên khác và sẽ phải đóng hụi theo định kỳ. Các thành viên của hụi sẽ lần lượt được hốt hụi sau mỗi kỳ hạn và quá trình này cứ tiếp diễn cho đến khi toàn bộ thành viên đều được hốt hụi.
Như vậy, chơi hụi như một khoản vay trả góp đối với những người hốt hụi đầu trong khi những người hốt hụi cuối cùng, chơi hụi như hình thức tích lũy vốn.
- Quy tắc 72 là gì? Cách dùng quy tắc 72 trong đầu tư
- Trade quỹ là gì? Cách trade quỹ cho người mới bắt đầu
- Dòng chảy tiền tệ là gì? Kiến thức xoay quanh dòng chảy tiền tệ
Một số thuật ngữ phổ biến trong chơi hụi
Người chơi phải hiểu rõ các thuật ngữ sau đây trước khi bắt đầu chơi hụi:
- Dây hụi: Một hệ thống bao gồm nhiều người tham gia góp vốn với nhau.
- Chủ hụi: Người đứng ra tổ chức chơi biêu hoặc mời các thành viên khác tham gia và phụ trách thu tiền của các thành viên.
- Con hụi: Những người tham gia dây hụi, không giới hạn số lượng thành viên chơi hụi.
- Đóng hụi: Mỗi tháng, người chơi sẽ đóng một khoản tiền nhất định theo yêu cầu của chủ hụi
- Hốt hụi: Số tiền sẽ được trả cho người chơi sau quá trình đóng. Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu của mỗi người mà có người nhận trước, người nhận sau.
- Bể hụi: Một trong các thành viên từ chối đóng hoặc rút khỏi hụi, gây ảnh hưởng tiêu cực đến những người chơi khác.
- Giựt hụi: Trường hợp người chơi đến lấy tiền hụi theo thời gian đã định nhưng không tìm được chủ hụi hoặc trường hợp chủ hụi lừa đảo.
- Hụi chết: Người chơi hốt hụi đầu tiên và phải đóng lãi cho những kỳ sau
- Hụi sống: Người chơi chưa hốt hụi và nhận được tiền lãi từ những người hốt hụi đầu.
Các hình thức chơi hụi hiện nay
Hiện nay có 2 hình thức chơi hụi là chơi hụi không tính lãi và chơi hụi có lãi. Mỗi hình thức sẽ có cách chơi khác nhau như sau:
Chơi hụi không tính lãi
Sau khi hốt hụi, người chơi phải tiếp tục đóng hụi theo định kỳ cho đến khi các thành viên còn lại đều được hốt hụi. Hơn nữa, người hốt hụi đầu sẽ phải trả tiền hoa hồng cho chủ hụi nếu có thỏa thuận từ trước.
- Ví dụ: Dây hụi trị giá 5 triệu/tháng với 10 người chơi, kỳ đóng hụi 3 ngày/lần và mỗi người chơi sẽ đóng 50.000 VND/kỳ => Người nào hốt hụi đầu tiên sẽ nhận được số tiền 5 triệu (50.000đ x 10 kỳ x 10 người).
Chơi hụi tính lãi
Đa số các dây hụi hiện nay đều tổ chức dưới hình thức tính lãi. Tức là trong một nhóm sẽ có người cần tiền gấp và muốn lấy hụi trước (hụi chết) và họ sẽ phải chịu lãi cho những người chưa có nhu hốt hụi (hụi sống). Tiền lãi này sẽ được khấu trừ trực tiếp vào số tiền đóng hụi của các thành viên khác.
Hụi còn sống sẽ nhận được nhiều tiền hơn số vốn góp, nhưng sẽ gặp rủi ro lớn hơn nếu như chủ hụi lừa đảo hoặc ôm tiền biến mất.
- Ví dụ: Dây hụi là 5 triệu đồng/tháng với 10 người chơi, kỳ trả hụi là 3 ngày/lần và mỗi lần người chơi phải đóng 50.000 đồng/kỳ.
- Tháng thứ 1: Anh B cần tiền gấp nên hốt hụi đầu tiên, sau đó thỏa thuận với chủ hụi và các thành viên khác trả lãi suất 45.000 đồng/kỳ. Kỳ đầu anh ta nhận được 5 triệu đồng, nhưng đến cuối kỳ phải trả 95.000đ/kỳ => Số còn lại của 9 thành viên khác là 50.000 – 45.000/9 = 45.000 đồng.
- Tháng thứ 2: Chị B có nhu cầu hốt hụi nên thỏa thuận với chủ hụi và các thành viên trong dây hụi (trừ anh B), trả mức lãi suất 40.000đ/kỳ. Kỳ thứ hai chị hốt hụi được 5 triệu nhưng đến khi kết thúc dây hụi thì chị B phải đóng là 45.000 + 40.000 = 85.000đ/kỳ => 8 thành viên còn lại chỉ cần đóng là 45.000 – 40.000/8 = 40.000đ.
Quy định pháp luật khi tham gia chơi hụi
Để chơi hụi một cách an toàn và hiệu quả, người tham gia cần nắm rõ các quy định sau:
- (1) Chủ hụi hoặc các thành viên trong hụi khi thay đổi nơi cư trú phải thông báo địa chỉ mới cho các thành viên khác.
- (2) Khi có người muốn tham gia dây hụi, chủ hụi phải thông báo với các nội dung sau:
- Số lượng dây hụi mà chủ hụi làm chủ
- Số lượng thành viên của từng dây hụi mà chủ hụi đang làm chủ
- Phần hụi hoặc kỳ mở hụi
- (3) Thỏa thuận dây hụi phải được lập thành văn bản và bao gồm các điều khoản sau:
- Họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, ngày sinh, nơi cư trú của chủ hụi (chỗ ở hiện tại của chủ hụi hoặc nơi đang sinh sống nếu không xác định được địa điểm thường trú).
- Số lượng thành viên, hụi, tên từng thành viên, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của từng thành viên.
- Phần hụi
- Thời gian diễn ra dây hụi, kỳ mở hụi
- Hình thức góp hụi, lĩnh hụi.
- Văn bản thỏa thuận hụi được chủ hụi công chứng hoặc chứng thực nếu như người tham gia yêu cầu.
- (4) Trừ trường hợp thành viên được đồng ý lập và giữ sổ hụi, chủ hụi phải lập và giữ sổ hụi. Trường hợp dây hụi chưa có chủ hụi thì các thành viên thống nhất cử ra một thành viên để lập và lưu giữ sổ hụi. Sổ hụi bao gồm các nội dung như sau:
- Nội dung thỏa thuận của dây hụi phải đầy đủ thông tin của mục (3)
- Ngày góp phần hụi, số tiền đã góp hụi của từng thành viên
- Ngày hốt hụi, số tiền lĩnh hụi của từng người chơi hụi
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của từng thành viên khi góp hụi và lĩnh hụi
- Các nội dung khác liên quan đến hoạt động của dây hụi
- (5) Chủ hụi phải bàn giao hụi cho thành viên tại mỗi kỳ mở hụi. Trường hợp chủ hụi không giao hụi cho thành viên lĩnh hụi khi đến kỳ thì chủ hụi chịu trách nhiệm với thành viên đó như sau:
-
- Chấp hành nghiêm nghĩa vụ giao hụi
- Trả lãi đối với số tiền chậm giao cho thành viên được lĩnh hụi theo quy định của pháp luật
- Chịu hình phạt vi phạm trong trường hợp người tham gia dây hụi có thỏa thuận về việc vi phạm theo quy định tại Điều 418 của Bộ luật dân sự 2015.
- (6) Các thành viên dây hụi có quyền xem, sao chụp sổ hụi hoặc chủ hụi phải cung cấp các thông tin liên quan đến dây hụi khi có yêu cầu
- (7) Chủ hụi phải bàn giao giấy biên lai nhận cho thành viên trong các trường hợp sau:
- Góp hụi hoặc lĩnh hụi
- Nhận lãi hoặc trả lãi
- Thực hiện giao dịch khác có liên quan đến dây hụi.
- (8) Khi thuộc một trong các trường hợp sau đây, chủ hụi phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình cư trú về việc tổ chức chơi hụi như sau:
- Tổ chức chơi hụi có giá trị các phần hụi tại một kỳ mở hụi từ 100 triệu đồng trở lên.
- Tổ chức từ hai dây hụi trở lên
- Trường hợp chủ hụi thay đổi thông tin về dây hụi đã công bố thì chủ hụi có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình cư trú về sự thay đổi đó.
- (9) Nghiêm cấm lợi dụng tổ chức chơi hụi để cho vay nặng lãi khi lãi suất cho vay vượt quá mức lãi suất quy định của Bộ luật dân sự.
- (10) Nghiêm cấm tổ chức chơi hụi nhằm mục đích huy động vốn trái pháp luật.
- Nếu chủ hụi vi phạm một trong 10 quy định trên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt được quy định tại Điều 16 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Hành vi | Mức phạt tiền | Biện pháp khắc phục hậu quả |
(1) đến (7) | Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. | – |
(8) | Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. | – |
(9), (10) | Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. | Buộc nộp lại số tiền lãi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. |
Chơi hụi có vi phạm pháp luật không?
Chơi hụi được coi là một hình thức góp vốn, hỗ trợ tài chính giữa những người chơi với nhau nên không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên sẽ bị cấm nếu người chơi sử dụng nó để che giấu hoạt động cho vay nặng lãi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,…
Trong trường hợp người chơi tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ hình thức chơi hụi, hoạt động này không vi phạm pháp luật và ngược lại, nó còn được pháp luật bảo vệ.
Hơn nữa, pháp luật còn quy định chi tiết về tỷ lệ lãi suất của họ, biêu, phường và người chơi phải tuân thủ quy định của pháp luật trong luật dân sự là không vượt quá 20%/năm, đồng thời nghiêm cấm các hình thức cho vay nặng lãi hay còn gọi là tín dụng đen trá hình dưới hoạt động nhóm họ, hụi.
Có nên tham gia chơi hụi hay không?
Chơi hụi là hình thức góp vốn với mục đích huy động vốn cũng như hỗ trợ tài chính với nhau khi gặp khó khăn. Tuy nhiên, chơi hụi dần trở nên biến tướng theo thời gian và trở thành hình thức cho vay nặng lãi, cho vay nóng với lãi suất cao,… Ngoài ra, khi tham gia vào dây hụi, những người chơi còn gặp rủi ro trong trường hợp bể hụi, giật hụi,…
Do đó, để chơi hụi làm giàu thì tốt nhất người chơi nên tìm kiếm những chủ hụi uy tín hoặc tham gia những dây hụi phù hợp với khả năng tài chính của mình. Đặc biệt nên cân nhắc lại những chủ hụi lấy tiền công quá cao.
Trên đây là toàn bộ thông tin chơi hụi là gì? Chơi hụi là một phương thức góp vốn được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo hộ. Tuy nhiên, do nhiều kẻ xấu lợi dụng hình thức này nhằm mục đích trục lợi cũng như chiếm đoạt tài sản nên trước khi tham gia, người chơi nên tìm hiểu thông tin chủ hụi, lựa chọn chỗ uy tín cũng như dây hụi phù hợp với khả năng tài chính của mình. Đừng quên theo dõi Sanuytin.com để cập nhật các bài viết kiến thức Đầu tư mới nhất nhé!