Chỉ báo là gì? Chỉ báo (Indicator) là bộ công cụ quan trọng được nhiều trader sử dụng khi phân tích thị trường. Hệ thống chỉ báo này cung cấp các tín hiệu rõ ràng, hỗ trợ nhà đầu tư xác định thời điểm tốt nhất để vào và thoát lệnh. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu các chỉ báo kỹ thuật quan trọng mà trader có thể sử dụng khi giao dịch Forex. Cùng tìm hiểu nhé!
Chỉ báo là gì?
Chỉ báo còn được gọi là Indicator – Một bộ công cụ giao dịch có khả năng dự báo biến động giá thị trường. Hệ thống chỉ báo này là đại lượng biến đổi theo thời gian, tại mỗi thời điểm sẽ có một giá trị khác nhau. Giá trị của chỉ báo phụ thuộc vào nhiều yếu tố và được chia thành 2 nhóm chính là chỉ báo kinh tế và chỉ báo kỹ thuật.
- Chỉ báo ATR là gì? Hướng dẫn sử dụng Average True Range mới nhất
- Chỉ báo OBV (On Balance Volume) là gì? OBV phản ánh điều gì?
- Chỉ báo Alligator là gì? Cách ứng dụng chỉ báo Alligator
Chỉ báo kinh tế là gì?
Chỉ báo kinh tế là một chỉ số được tính toán dựa trên tình hình kinh tế hiện tại của một quốc gia. Chỉ số này là thước đo kinh tế của một quốc gia được sử dụng trong phân tích cơ bản trên thị trường ngoại hối như lãi suất, lạm phát, GDP, tỷ lệ thất nghiệp, CPI,…
Chỉ báo kỹ thuật là gì?
Chỉ báo kỹ thuật là một số liệu được dùng để dự báo biến động giá trong tương lai. Công cụ này được tính toán bằng cách sử dụng dữ liệu từ khối lượng hoặc giá trước đó của tài sản.
Nhóm chỉ số này dựa trên các công thức toán học từ đơn giản đến phức tạp và thường được chia thành nhiều loại. Có những chỉ báo kỹ thuật chỉ có một thành phần, nhưng cũng có những chỉ báo có bốn hoặc năm thành phần.
Phân loại chỉ báo kỹ thuật chính trong Forex
Dựa vào chức năng của chỉ báo
Dựa vào chức năng, chỉ báo kỹ thuật chia thành 3 nhóm chính:
Trend Indicators – Nhóm chỉ báo xu hướng
Trend Indicators là một nhóm các chỉ báo xác định xu hướng hiện tại của thị trường. Chỉ báo này được tính toán dựa trên tính chất trung bình của dữ liệu giá nên mô tả chính xác chuyển động của giá thị trường.
Các chỉ báo xu hướng cho biết thị trường đang trong xu hướng tăng, giảm hay đi ngang. Đồng thời, chúng có thể dự đoán chính xác xu hướng thị trường trong tương lai. Các chỉ báo xu hướng phổ biến bao gồm MA, Dải bollinger, ADX, PSAR và Ichimoku.
Oscillator Indicators – Nhóm chỉ báo dao động
Nhóm chỉ báo này có chức năng chính là xác định động lượng hiện tại của xu hướng thị trường đang mạnh hay yếu. Nếu xu hướng thị trường mạnh, giá có thể sẽ tiếp tục theo hướng đó và ngược lại, nếu xu hướng thị trường yếu, giá có thể sẽ đảo chiều.
Hơn nữa, Oscillator Indicators báo hiệu khi một tài sản bị mua quá mức hoặc bán quá mức, cho phép các nhà đầu tư dự báo khả năng thị trường điều chỉnh để đưa giá trở lại đúng mức trước đó. Một số chỉ báo dao động phổ biến trên thị trường như MACD, RSI, Stochastic, CCI, Momentum,…
Volume Indicators – Nhóm chỉ báo khối lượng
Nhóm chỉ báo khối lượng này thường được sử dụng để xác nhận các điểm phá vỡ giá, thời kỳ tích lũy và hợp nhất xu hướng.
Volume Indicators hiển thị khối lượng hoặc dòng tiền vào ra tại mỗi phiên giao dịch, cho phép nhà đầu tư đánh giá động lượng hiện tại của thị trường. Một số chỉ báo khối lượng phổ biến như Volume, MFI, OBV, A/D.
Dựa vào độ trễ tín hiệu của chỉ báo
Dựa vào độ trễ tín hiệu, chỉ báo kỹ thuật được phân thành 2 nhóm chính: Chỉ báo nhanh và chỉ báo chậm.
Leading Indicators – Chỉ báo nhanh
Chỉ báo nhanh còn được gọi là bộ dao động. Bộ chỉ số này cung cấp các cảnh báo trước các biến động giá. Nghĩa là, chỉ báo nhanh sẽ cung cấp tín hiệu đầu tiên và giá sẽ di chuyển theo hướng được cung cấp bởi chỉ báo nhanh. Một số chỉ báo nhanh phổ biến trên thị trường như RSI, CCI, Stochastic.
Thông thường, Leading Indicators sẽ cung cấp 2 tín hiệu cho nhà đầu tư:
- Tín hiệu mua quá mức hoặc bán quá mức
- Tín hiệu phân kỳ hội tụ giữ giá và chỉ báo
Lagging Indicator – Chỉ báo chậm
Chỉ báo chậm còn được gọi là chỉ báo động lượng. Nhóm chỉ số này cung cấp tín hiệu khi xu hướng thị trường hình thành. Khác với chỉ báo nhanh, chỉ báo chậm cung cấp cho nhà đầu tư các tín hiệu giao dịch khi bắt đầu một xu hướng mới.
Thông thường, Lagging Indicator cung cấp cho nhà đầu tư các tín hiệu sau:
- Xu hướng giá thị trường đang tăng, giảm hoặc đi ngang.
- Xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự.
Một số chỉ báo chậm phổ biến trên thị trường như MACD, MA, Momentum,… Các đường chỉ báo này thường dao động xung quanh một đường trung tâm.
Các loại tín hiệu giao dịch từ chỉ báo kỹ thuật
Mỗi chỉ báo thường tạo ra một hoặc nhiều loại tín hiệu giao dịch và không phải tất cả tín hiệu nào cũng chính xác. Ngay cả khi chỉ báo giống nhau, các tín hiệu mà nó tạo ra vẫn phù hợp với nhiều chiến lược giao dịch khác nhau.
Tín hiệu vị trí giữa chỉ báo và biểu đồ giá
Tín hiệu này cho biết vị trí của chỉ báo so với biểu đồ giá và thường được sử dụng để dự báo xu hướng thị trường hiện tại.
Tín hiệu giao nhau
Tín hiệu giao nhau được tính toán bằng cách sử dụng các thành phần của chỉ báo hoặc giữa chỉ báo và đường giá. Nó thường mô tả sự thay đổi trong xu hướng giá.
- Ví dụ: Đường MACD cắt với đường Signal hoặc đường +DI với đường -DI của chỉ báo ADX,…
Tín hiệu quá mua và quá bán
Tín hiệu này được tạo bởi các chỉ báo dao động có giới hạn trên và dưới, chẳng hạn như RSI hoặc Stochastic. Khi chỉ báo tiếp cận ranh giới trên, thị trường đã mua quá mức và ngược lại, khi nó tiếp cận đường biên dưới, thị trường bị bán quá mức.
Tín hiệu phân kỳ và hội tụ
Đây là tín hiệu được tạo ra bởi sự kết hợp giữa chỉ báo với đường giá. Các tín hiệu này cho thấy động lượng hiện tại của thị trường hoặc có khả năng thị trường đảo chiều.
- Phân kỳ: Khi giá tạo đỉnh mới cao hơn >> Thị trường trong xu hướng tăng, nhưng khi chỉ báo tạo đỉnh mới thấp hơn >> Động lượng xu hướng tăng giảm >> Thị trường có khả năng đảo chiều giảm.
- Hội tụ: Khi giá hình thành đáy mới thấp hơn >> Thị trường trong xu hướng giảm, nhưng chỉ báo hình thành đáy mới cao hơn >> Động lượng xu hướng giảm yếu >> Thị trường có khả năng đảo chiều tăng.
Ngoài ra, mỗi chỉ báo sẽ cung cấp các loại tín hiệu giao dịch riêng như:
- Chỉ báo Bollinger Bands: Khi giá đóng cửa bên ngoài các dải trên và dưới, điều đó cho thấy sự co lại của dải Bollinger (nút thắt cổ chai).
- Chỉ báo ADX: Tín hiệu về vị trí của đường ADX với các ngưỡng 20, 25, 50, 75,…
- Chỉ báo Ichimoku: Tín hiệu chéo Kijun-Sen và Tenkan-Sen, tín hiệu giá và khoảng cách Chikou-Span, tín hiệu giá đâm thủng đám mây Kumo,…
Trên thực tế, các nhà giao dịch sẽ không sử dụng các tín hiệu này một cách độc lập mà kết hợp chúng với nhau hoặc với các công cụ phân tích khác như mô hình nến, mô hình giá,… để có tín hiệu chính xác đem lại hiệu quả trong giao dịch.
Các chỉ báo kỹ thuật mạnh mẽ nhất hiện nay
Chỉ báo giao dịch được xác định bởi chiến lược và phong cách giao dịch của nhà đầu tư. Mặc dù có hàng trăm loại chỉ báo kỹ thuật khác nhau trên thị trường, nhưng một nhà giao dịch không thể nào am hiểu tất cả các chức năng của chúng.
Hầu hết các nhà đầu tư phân tích thị trường chỉ sử dụng một vài chỉ số. Trong đó, MA, RSI và MACD là 3 chỉ báo kỹ thuật phổ biến cung cấp các tín hiệu mạnh mẽ mà bất kỳ nhà giao dịch nào cũng có thể sử dụng.
Chỉ báo MA
MA là chỉ báo kỹ thuật cơ bản nhất mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng quen thuộc, nhưng không phải ai cũng tận dụng nó một cách hiệu quả. Bởi vì MA là một chỉ báo xu hướng và chỉ có chức năng duy nhất là dự đoán xu hướng thị trường.
- Nhà đầu tư có thể sử dụng đường MA có thời hạn dài hạn, chẳng hạn như đường MA200 với tín hiệu về vị trí nằm giữa đường MA và đường giá, để xác định xu hướng dài hạn. Cụ thể như:
-
- Nếu phần lớn giá nằm trên đường MA200, cho thấy xu hướng thị trường tăng.
- Nếu phần lớn giá nằm dưới đường MA200, cho thấy xu hướng thị trường giảm.
- Nhà giao dịch có thể sử dụng đường MA ngắn hạn, chẳng hạn như MA20, để xác định độ mạnh của xu hướng, giúp đánh giá xu hướng thị trường là tăng hay giảm mạnh. Cụ thể như:
-
- Nếu phần lớn giá nằm trên đường MA200, cho thấy xu hướng tăng mạnh
- Nếu phần lớn giá nằm dưới đường MA200, cho thấy xu hướng giảm mạnh
- Nhà đầu tư có thể sử dụng đường MA50 để nhận định xu hướng thị trường ổn định hay biến động.
Chỉ báo RSI
RSI là một chỉ báo tuyệt vời để xác định động lượng và sức mạnh của xu hướng. Chỉ báo này được sử dụng trong chiến lược giao dịch theo xu hướng và đảo ngược xu hướng.
- Tín hiệu quá mua, quá bán hiệu quả với chiến lược theo xu hướng:
-
- Khi giá trong xu hướng tăng >> Nhà đầu tư mua vào nếu RSI thoát khỏi vùng quá bán
- Khi giá trong xu hướng giảm >> Nhà đầu tư bán ra nếu RSI thoát khỏi vùng quá mua.
- Tín hiệu phân kỳ và hội tụ: Tín hiệu này thường được nhà đầu tư sử dụng trong chiến lược giao dịch đảo chiều.
Có thể thấy, RSI luôn trở thành chỉ báo đầu tiên được sử dụng để kết hợp hoặc xác nhận tín hiệu từ các chỉ báo kỹ thuật hoặc công cụ khác như mô hình nến.
Chỉ báo MACD
Chỉ báo MACD là sự kết hợp hoàn hảo giữa MA và RSI, nghĩa là nó vừa có thể xác định xu hướng, vừa đóng vai trò xác định động lượng của xu hướng.
Trong đó vị trí của MACD và đường tín hiệu biểu thị xu hướng hiện tại, tín hiệu giao nhau giữa chúng dự đoán khả năng thay đổi xu hướng và tín hiệu phân kỳ/hội tụ giữa MACD và giá cho thấy khả năng xu hướng đảo chiều.
Trên đây là toàn bộ thông tin chỉ báo là gì? Chỉ báo hiệu quả nhất khi được sử dụng đúng cách và đúng mục đích. Do đó, trước tiên, nhà đầu tư phải chọn một chỉ báo phù hợp với phong cách và chiến lược giao dịch của mình, sau đó thực hành sử dụng nó một cách thuần thục để giao dịch đạt hiệu quả cao nhất. Đừng quên theo dõi Sanuytin.com để cập nhật các bài viết kiến thức Thuật ngữ Forex nhé!