X

Cách xem bảng giá chứng khoán chính xác nhất

Cách xem bảng giá chứng khoán chính xác nhất

Chứng khoán một trong những kênh đầu tư kiếm tiền thông minh, nhưng để đầu tư hiệu quả thì nhà giao dịch mới cần biết cách xem bảng giá chứng khoán và đây cũng là nền tảng cơ bản nhất mà những người mới cần nắm vững. Để tìm hiểu chi tiết hơn về các số liệu, cũng như cách đọc bảng giá đúng chuẩn thì hãy tham khảo qua bài viết sau đây.

Bảng giá chứng khoán của một số công ty chứng khoán

Bảng giá chứng khoán sẽ hiển thị thông tin và giao dịch của các cổ phiếu trên thị trường. Do đó, nó giúp ích rất nhiều cho các nhà đầu tư trước khi đưa ra quyết định.

Hiện nay, tại Việt Nam có 2 sở giao dịch chứng khoán chính thức gồm: HOSE (Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh) và HNX (Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội). Mỗi sàn sẽ có một bảng giá riêng và các doanh nghiệp cũng sẽ cung cấp một biểu đồ giá riêng để phục vụ khách hàng của mình (nguồn dữ liệu sẽ đến từ Trung tâm lưu ký và 2 sàn giao dịch trên). Bảng giá chỉ khác hình thức bên ngoài, thông tin cơ bản hoàn toàn giống nhau.

Ngoài ra, còn có sàn UPCOM (những mã cổ phiếu chưa được niêm yết).

Bảng giá Công ty Chứng khoán VNDirect

Bảng giá Công ty Chứng khoán VNDirect

Bảng giá Công ty Chứng khoán SSI

Bảng giá Công ty Chứng khoán SSI

Bảng giá Công ty Chứng khoán ACB

Bảng giá Công ty Chứng khoán ACB

Cách xem bảng giá chứng khoán để nắm bắt giao dịch cổ phiếu

Bảng giá chứng khoán được cho là thể hiện toàn bộ thông tin giá của chứng khoán đang được giao dịch và các lệnh chờ mua hay bán đang xếp hàng trên thị trường. Khi nhà đầu tư biết cách xem bảng giá chứng khoán sẽ dễ dàng đánh giá, phân tích được diễn biến trên thị trường và đặt lệnh giao dịch được tốt hơn.

Thông thường, bảng giá chứng khoán sẽ được nhóm theo danh sách của các mã theo sàn giao dịch như sàn HOSE, sàn HNX, sàn UPCOM và theo từng loại sản phẩm như phải sinh, hợp đồng tương lai,….Dưới đây sẽ là cách đọc bảng giá chứng khoán đơn giản nhất dành cho trader tham khảo:

Một số thông tin các trường trên bảng giá chứng khoán

Mã chứng khoán

Cách xem bảng giá chứng khoán như thế nào?

Mỗi một công ty khi giao dịch trên sàn chứng khoán đều sở hữu một mã riêng biệt. Những mã chứng khoán này đều được sở cấp và được sử dụng để hỗ trợ nhà đầu tư nhập thông tin cần thiết khi đặt lệnh giao dịch. Giả sử như, công ty cổ phần đầu tư thế giới di động có mã giao dịch là MWG và công ty cổ phần FPT có mã giao dịch là FPT.

Giá tham chiếu

Đây là mức giá đóng cửa ở phiên giao dịch xảy ra gần nhất trước đó, chỉ ngoại lệ các trường hợp đặc biệt mà thôi. Mức giá tham chiếu thường được dùng làm cơ sở để tính toán mức giá trần hay giá sàn trên thị trường chứng khoán.

Riêng sàn giao dịch chứng khoán UPCOM, áp dụng mức giá tham chiếu bằng cách lấy giá bình quân trong phiên giao dịch gần nhất.

Giá trần

Mức giá cao nhất hay mức giá kịch trần mà nhà giao dịch có thể xem xét đặt lệnh mua hay bán chứng khoán trong một phiên giao dịch và mức giá này được thể hiện bằng màu sắc tím trên bảng giá điện tử. Tuy nhiên, mỗi sàn giao dịch sẽ có quy định khác nhau dành cho mức giá trần này, cụ thể như sau:

  • Sàn giao dịch HOSE, mức giá trần sẽ là mức giá tăng +7% so với mức giá tham chiếu
  • Sàn giao dịch HNX, mức giá trần sẽ là mức giá tăng +10% so với mức giá tham chiếu
  • Sàn giao dịch UPCOM sẽ là mức tăng +15% so với mức giá tham chiếu (Giá bình quân trong phiên giao dịch liền trước đó).

Giá sàn

Mức giá thấp nhất hay mức giá kịch sàn mà nhà giao dịch có thể đặt lệnh mua hay bán chứng khoán trong một phiên giao dịch và mức giá sàn thường được thể hiện bằng màu sắc xanh dương trên bảng điện tử. Tương tự như giá trần thì giá sàn cũng tùy vào nhà môi giới có những quy định khác nhau như sau:

  • Sàn giao dịch HOSE, mức giá trần sẽ là mức giá tăng -7% so với mức giá tham chiếu
  • Sàn giao dịch HNX, mức giá trần sẽ là mức giá tăng -10% so với mức giá tham chiếu
  • Sàn giao dịch UPCOM sẽ là mức tăng -15% so với mức giá tham chiếu (Giá bình quân trong phiên giao dịch liền trước đó).

Bên mua

Đây có nghĩa là các mức giá và khối lượng tương ứng đang chờ mua và giá cao hơn sẽ luôn được ưu tiên khớp lệnh trước, cụ thể đó là:

  • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Mức giá đặt mua cao nhất hiện tại, cùng khối lượng đặt mua tương ứng theo mức giá đó. Các lệnh đặt mua ở mức “Giá 1” luôn nhận được sự ưu tiên tiến hành trước so với những lệnh đặt mua ở mức giá thấp hơn.
  • Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu hiện các lệnh đặt mua ở mốc thấp hơn so với mức giá 1 và có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt mua ở mức “Giá 1”.
  • Cột “Giá 3” và “KL 3”: Biểu hiện các lệnh đặt mua ở mốc thấp hơn so với mức giá thứ 2 và có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt mua ở mức “Giá 1” và “Giá 2”.

Giả sử: Giá khớp lệnh của cổ phiếu BID hiện tại là 40.85, giá ưu tiên 1 sẽ là 40.8, nếu có lệnh đặt bán nhỏ hơn hoặc bằng mức giá 40.8 thì những người đặt mua giá 40.8 sẽ nhận được sự ưu tiên khớp trước và khớp đúng mức giá 40.8.

Bên bán

Tức là các mức giá và khối lượng tương ứng đang chờ bán và mức giá thấp hơn sẽ luôn được ưu tiên khớp lệnh trước, cụ thể đó là:

Các mức giá và khối lượng tương ứng đang chờ bán và mức giá thấp hơn sẽ luôn được ưu tiên khớp lệnh trước
  • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu hiện cho mức giá đặt bán thấp nhất hiện tại, cùng khối lượng đặt bán tương ứng theo mức giá đó. Các lệnh đặt bán ở mức “Giá 1” luôn nhận được sự ưu tiên tiến hành trước so với những lệnh đặt bán tại mức giá cao hơn
  • Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu hiện các lệnh đặt bán ở mức giá cao hơn so với mức giá thứ 1 và có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt bán ở mức “Giá 1”
  • Cột “Giá 3” và “KL 3”: Biểu hiện các lệnh đặt bán ở mức giá cao hơn so với mức giá thứ 2 và có độ ưu tiên chỉ xếp sau lệnh đặt bán ở mức “Giá 1” và “Giá 2”.

Giả sử: Giá khớp lệnh của cổ phiếu BID hiện tại là 40.85, giá ưu tiên bán thứ 1 sẽ là 40.85, nếu có lệnh đặt mua cao hơn hoặc bằng mức giá 40.85 thì những người đặt bán giá 40.85 sẽ nhận được sự ưu tiên khớp trước và khớp đúng mức giá 40.85.

Lưu ý: Nếu trong phiên định kỳ của ATO/ATC, lệnh với giá ATO/ATC sẽ là mức giá thứ 1 do lệnh giao dịch này đồng ý mua bằng mọi giá nên luôn có thứ tự ưu tiên khớp cao nhất trên thị trường.

Khớp lệnh

Với khớp lệnh thì được phân thành khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ. Mỗi phiên giao dịch sẽ có những mức quy định giá khác nhau, đó là:

Trong phiên khớp lệnh liên tục

Đây là phiên có thông tin đang được khớp lệnh trên thị trường hiện tại và cụ thể thì:

  • “Giá TH”: Mức giá đang được khớp, giá thị trường
  • “KLTH”: Khối lượng được thực hiện, là khối lượng giao dịch diễn ra trong khoảng thời gian gần nhất tương ứng với mức giá đang khớp trên thị trường.
  • “+/-”: Tăng/giảm giá là mức độ thay đổi của giá thị trường so với mức giá tham chiếu của chứng khoán
  • “Tổng khối lượng”: Tổng khối lượng khớp lũy kế trong phiên giao dịch diễn ra vào ngày hôm nay

Trong phiên khớp lệnh định kỳ (ATO/ATC)

Tương tự thì đây là phiên giao dịch mang thông tin khớp lệnh tạm tính trong phiên ATO/ATC trên thị trường.

  • “Giá TH”: Là mức giá dự kiến khớp trong phiên ATO/ATC
  • “KLTH”: Khối lượng dự kiến sẽ khớp tương ứng với mức giá trên, khối lượng này chỉ hiển thị với mã chứng khoán sàn giao dịch HNX
  • “+/-”: Tăng/giảm giá là mức thay đổi của giá dự kiến so với mức giá tham chiếu của chứng khoán trên thị trường.
  • “Tổng khối lượng”: Tổng khối lượng đã khớp lũy kế trong phiên giao dịch diễn ra vào ngày hôm nay

Nhà đầu tư nước ngoài

Một số thông tin giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài như sau:

  • NN mua: Khối lượng nhà đầu tư nước ngoài mua chứng khoán trong hôm nay
  • NN bán: Khối lượng nhà đầu tư nước ngoài bán chứng khoán trong hôm nay
  • Room CL: Khối lượng tối đa còn lại mà nhà đầu tư nước ngoài được phép mua chứng khoán trên thị trường

Thông tin về màu sắc

Một số quy định về màu sắc trên bảng giá chứng khoán điện tử như sau:

Màu sắc thể hiện xu hướng của thị trường, giúp trader dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư
  • Màu tím: Thể hiện giá tăng kịch trần so với mức giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng
  • Màu xanh lá cây: Cho thấy giá tăng so với mức giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng
  • Màu vàng: Cho thấy giá bằng với mức giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng
  • Màu đỏ: Biểu hiện mức giá giảm so với mức giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng
  • Màu xanh dương: Biểu thị mức giá giảm kịch sàn so với mức giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng

Thông tin về đơn vị giá

Mỗi loại chứng khoán trên thị trường sẽ có các quy định khác nhau về mức giá:

  • Đối với mã chứng khoán cổ phiếu/CCQ/ETF/CW: x1000 (Ví dụ giá khớp của cổ phiếu BID là 40.8 nghĩa là cổ phiếu đang có giá hiện tại là 48,800 VNĐ)
  • Đối với mã chứng khoán phái sinh: x1 (Ví dụ giá khớp của mã chứng khoán VN30F2007 là 900 nghĩa là điểm hợp đồng của chứng khoán là 900)

Thông tin về đơn vị khối lượng

Tương tự thì khối lượng của các mã chứng khoán trên mỗi sàn giao dịch đều được tính khác nhau, cụ thể là:

  • Đối với mã chứng khoán cổ phiếu/CCQ/ETF/CW sàn HOSE: x10 (Ví dụ khối lượng khớp của chứng khoán CTG là 1,38 nghĩa là khối lượng khớp đang có 1,380)
  • Đối với mã chứng khoán cổ phiếu/CCQ/ETF/CW sàn HNX và UPCOM: x100 (Ví dụ khối lượng khớp ACB là 1,3 nghĩa là khối lượng khớp sẽ có 1,300)
  • Đối với mã chứng khoán phái sinh: x1 (Ví dụ khối lượng khớp của mã chứng khoán VN30F2007 là 13 nghĩa là khối lượng khớp sẽ có 13)

Cách xem bảng giá chứng khoán để đánh giá xu hướng thị trường chứng khoán

Các mã cổ phiếu đều thay đổi cùng lúc với biến động của thị trường

Trên thực tế thì đa số các mã cổ phiếu đều thay đổi cùng lúc với biến động của thị trường. khi thị trường có khởi sắc thì những mã cổ phiếu sẽ tăng lên và ngược lại, khi thị trường có chuyển biến xấu thì kéo theo các mã cổ phiếu suy giảm.

Để hiểu rõ cơ chế hoạt động của thị trường, nhà đầu tư có thể đánh giá thông qua các chỉ số thị trường, nhất là chỉ số Index. Bởi chỉ số này được tính toán dựa vào xu hướng tăng, giảm giá hoặc vốn hóa của các cổ phiếu được bỏ vào rổ tính toán.

Trong các chỉ số chứng khoán trên, thì VN-Index thường xuyên được sử dụng rộng rãi bởi các nhà đầu tư chứng khoán. Do những mã chứng khoán trên sàn giao dịch HOSE sở hữu vốn hóa lớn, nên thu hút nhiều quan tâm từ phía giới đầu tư.

Qua đó, nhà giao dịch có thể nhận định thị trường hiện tại đang giảm hay tăng. Nhưng đa phần thì tâm lý chung của người đầu tư đều khá nghi ngờ, xu hướng tăng hay giảm vẫn chưa thể hiện rõ ràng. Do đó, trader có thể chú trọng đến những biến động lớn từ chỉ số chứng khoán.

Hiện tại, chứng khoán đang dần trở thành xu hướng và được nhiều người yêu thích, vì tính chủ động trong việc kiếm tiền. Nhưng nhìn chung, không phải ai cũng thành công khi đầu tư vào sân chơi mỏ vàng này, mà người đó phải hội tụ nhiều yếu tố từ kỹ năng, tư duy và quan trọng học cách xem bảng giá chứng khoán, để có thể xác định thị trường và đưa ra lựa chọn chính xác. Sanuytin.com chúc trader sẽ thành công.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.