Biểu đồ nến Nhật luôn được xem là công cụ hỗ trợ tuyệt vời để mô tả hành động giá trong chứng khoán, ngoại hối,…Nên luôn được nhà đầu tư ứng dụng rộng rãi để đánh giá hướng đi của thị trường. Trong bài viết hôm nay, sẽ chia sẻ đến người đầu tư các loại biểu đồ nến Nhật thường gặp và cách đọc nến chứng khoán chính xác nhất.
- Hợp đồng tương lai là gì? Nên đầu tư vào hợp đồng tương lai hay không?
- Hotbit là gì? Review về sàn Hotbit chi tiết năm 2023
- Human Protocol là gì? Tổng hợp thông tin về dự án Human Protocol (HMT)
- Hướng dẫn cách chơi chứng khoán cho người mới bắt đầu từ A-Z chi tiết
Quá trình hình thành và cấu tạo của nến Nhật
Cấu tạo của mô hình nến Nhật
Trước khi bắt đầu học cách đọc nến chứng khoán thì nhà đầu tư nên tìm hiểu về quá trình hình thành mô hình nến Nhật chứng khoán như thế nào? Mô hình này bắt nguồn từ Munehisa Honma – Một người thương nhân ở chợ Gạo Dojima, Nhật Bản vào thế kỷ 18.
Nhờ sự phát triển của các mẫu nến Nhật từ ông Honma, đã giúp mô tả biến động giá thông qua sử dụng những màu sắc khác nhau, nhằm thể hiện ý nghĩa khác biệt giúp nhà đầu tư dễ dàng phân tích xu hướng thị trường khi giao dịch và đưa ra được quyết định đúng đắn dựa trên xu hướng di chuyển ngắn hạn của giá.
Mặc khác, nến trong chứng khoán Nhật còn được sử dụng để mô tả giá cao, thấp, giá mở cửa, đóng cửa chứng khoán trong khoảng thời gian nhất định. Bóng của cây nến đang ngầm ám chỉ mức giá cao và thấp trong ngày giao dịch, cũng như hình thức so sánh với mức giá đóng hay mở cửa.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cần chú ý bởi hình dạng của cây nến Nhật sẽ có sự biến đổi dựa trên mối quan hệ giữa mức giá cao và thấp, giá mở cửa và đóng cửa trong một phiên giao dịch. Do đó, một cây nến Nhật sẽ bao gồm thành phần cấu tạo như sau:
- Thân nến: Bộ phận lớn nhất trong mô hình được tô màu và tượng trưng cho xu hướng tăng giảm giá, với bóng nến sẽ gồm có 2 thanh que nhỏ nằm phía trên hay phía dưới của cây nến Nhật.
- Đỉnh của mỗi bóng nến sẽ đều tương ứng với mức giá cao nhất (High) và mức giá thấp nhất (Low) trong một phiên giao dịch.
- Tương ứng thì sẽ có mức giá vào giờ mở cửa (Open), giá vào giờ đóng cửa (Close) được mô tả trên 2 đỉnh của thân nến. Với thân nến đang tăng sẽ biểu hiện màu xanh, mức giá mở cửa sẽ nằm bên dưới, giá đóng cửa sẽ nằm phía trên do xu hướng giá tăng lên. Với thân nến giảm biểu hiện màu đỏ, sẽ ngược lại.
Phân tích các biểu đồ nến cụ thể trong đầu tư chứng khoán
Khi đã biết được cấu tạo của một biểu đồ nến Nhật thì nhà đầu tư sẽ dễ dàng phân tích và đưa ra quyết định nhanh hơn, cụ thể như sau:
- Thân nến càng dài càng cho thấy tình trạng mua bán mạnh mẽ: Thân nến dài thể hiện sự chênh lệch lớn giữa mức giá đóng cửa và mở cửa. Điều này chứng tỏ phía phe mua đang chiếm ưu thế hơn phe bán, nếu thanh nến có màu xanh hoặc phe bán đang tạo sức ép mạnh nếu thanh nến màu đỏ.
- Thân nến ngắn: Chứng tỏ thị trường đang ở trạng thái chững lại và cả hai phe bán, mua đều đang do dự chưa đưa ra quyết định cụ thể.
- Bóng nến dài: Cho thấy thị trường đang diễn ra sự cạnh tranh mạnh giữa hai phe và cả hai phe bán, mua đều mạnh nên sẽ làm cho giá tăng giảm liên hồi. Trader nên chú ý đến đỉnh của bóng nến, tức giá cao nhất hay thấp nhất để xác định các vùng hỗ trợ hay kháng cự chính xác hơn.
Hướng dẫn đọc biểu đồ nến chứng khoán đơn giản
Vùng 1. Vùng cài chỉ báo
Trong khu vực cài đặt chỉ báo có những yếu tố chính dưới đây:
Mục 1: Nhập vào mã cổ phiếu muốn phân tích
Mục 2: Giúp quan sát biến động từ thị trường theo thời gian thực cùng những khung thời gian được dùng nhiều như:
- D (Day): Khung thời gian ngày
- W (Week): Khung thời gian tuần
- M (Month): Khung thời gian tháng
Mục 3: Đây là mục biểu đồ cho nhà giao dịch thấy chuyển động của giá. Tại đây, bạn có thể lựa chọn một kiểu biểu đồ để quan sát thị trường, phía dưới là những biểu đồ được dùng nhiều nhất:
- Quan sát thị trường thời gian ngắn: Biểu đồ hình nến (Candlestick Chart)
- Quan sát thị trường thời gian dài: Biểu đồ đường (Line Chart)
Mục 4: Trong mục này, nhà giao dịch có thể so sánh mã cổ phiếu đang phân tích với những mã cổ phiếu khác. Nhấn vào mục “So sánh” hoặc “Thêm mã” để so sánh các mã cổ phiếu.
Hai mục này đều cho phép nhà giao dịch có thể so sánh và quan sát nhiều mã cổ phiếu, nhưng nó cũng có những điểm khác biệt:
- So sánh: Chỉ dùng được trên biểu đồ đường và không thể quan sát từng ngày.
- Thêm mã: Có thể điều chỉnh trên nhiều loại biểu đồ với các mã muốn so sánh cùng
Mục 5: Bao gồm những chỉ báo dùng trong phân tích kỹ thuật. Nhà đầu tư có thể xem xét biến động giá nhờ vào những chỉ báo này. Đồng thời chỉ báo còn cho bạn biết người mua, người bán, khối lượng và cả rủi ro. Một số chỉ báo được dùng thường xuyên:
- RSI
- MACD
- MA
Mục 6: Giúp nhà giao dịch quay lại những chỉ báo đã xóa khỏi biểu đồ.
Vùng 2: Giá và khối lượng giao dịch
Tại vùng 2, nhà giao dịch có thể quan sát rõ hơn về giá cùng như khối lượng giao dịch. Những mức giá mà bạn nên quan tâm là:
- O (Open): Giá mở cửa
- H (High): Giá cao nhất
- L (Low): Giá thấp nhất
- C (Close): Giá đóng cửa
- Volume: khối lượng giao dịch
- HOSE: Đây là ký hiệu của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, tức mã cổ phiếu đang phân tích được niêm yết trên sàn HOSE
Vùng 3: Biến động giá
Đây là vùng cho nhà giao dịch biết được giá đã biến động như thế nào mỗi ngày, với mỗi cây nến thể hiện hiện trạng giao dịch mỗi ngày. Nếu màu xanh chứng tỏ giá đã tăng cao hơn mức giá đóng cửa của hôm trước. Ngược lại, nến màu đỏ chứng tỏ giá mở cửa đã thấp hơn giá đóng cửa trước đó.
Nếu đường chỉ của nến xuất hiện phía trên nến nghĩa là giá cao nhất trong phiên, ngược lại nếu đường chỉ xuất hiện phía dưới nến nghĩa là giá thấp nhất trong phiên.
Vùng 4: Khối lượng giao dịch
Khối lượng là số lượng cổ phiếu được giao dịch trong một khoảng thời gian ngày, tuần hoặc một tháng. Khối lượng là động lực chính của việc tăng hoặc giảm giá. Mỗi cây nến khối lượng sẽ có màu xanh hoặc đỏ, màu xanh cho biết giá đóng cửa trong ngày cao hơn giá mở cửa và màu đỏ cho biết giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.
Khi phân tích khối lượng giao dịch, nó phần nào cho chúng ta biết tâm lý của nhà đầu tư.
Nhìn vào đồ thị trên ta thấy cả hai trường hợp A và B đều có khối lượng rất lớn.
- Trường hợp A: Cây nến đỏ với khối lượng lớn cho thấy nhiều nhà đầu tư muốn bán khiến giá giảm.
- Trường hợp B: Khối lượng ổn định cho đến thời điểm đó, và khối lượng màu xanh tăng đột biến cho thấy nhà đầu tư muốn mua, do đó giá tăng theo khối lượng.
Vì vậy, khối lượng giao dịch là một chỉ báo rất quan trọng. Cho chúng ta biết có bao nhiêu người đang mua và bán cổ phiếu, tâm lý mua và bán ra sao, và ngay cả khi khối lượng thấp, nó cũng cho chúng ta biết những điều như: Nhà đầu tư không muốn giao dịch cổ phiếu đó, dẫn đến khối lượng thấp, hoặc một tình huống khác mà thị trường khan hiếm (theo tổ chức) để không ai kinh doanh cổ phiếu.
Khu vực 5: Công cụ vẽ
Công cụ vẽ Có một số hạng mục giúp nhà đầu tư phân tích hiệu quả hơn bằng cách kết hợp chúng với nhau và các công cụ sau thường được sử dụng:
Nhóm công cụ vẽ đường
Cho phép chúng ta vẽ các đường xu hướng, góc xu hướng, kênh xu hướng … Giúp nhà giao dịch đưa ra quyết định mua và bán.
Nhóm công cụ vẽ mô hình
Cho phép chúng tôi vẽ các mẫu có sẵn do các nhà toán học vĩ đại tạo ra để giúp chúng tôi xác định các mức hỗ trợ và kháng cự và do đó giúp chúng tôi khi nào nên mua và bán.
Cách đọc nến chứng khoán dành cho trader
Mô hình Spinning Tops
Mô tả: Mô hình có bóng ở phía trên và phía dưới cực dài, phần cơ thể của nến thì cực nhỏ. Màu sắc của phần cơ thể thật không quan trọng lắm nên nhà đầu tư không cần bận tâm đến khi phân tích.
Ý nghĩa: Thân nến nhỏ đang cho thấy mức giá đóng cửa hay mở cửa không có khoảng cách xa và phần bóng chứng tỏ người mua, người bán cạnh tranh khốc liệt, sức mạnh ngang nhau, khó phân thắng thua. Mặc dù giá đóng cửa và mở cửa không cách xa nhau nhưng biên độ dao động giá vô cùng mạnh khi bóng nến dài.
- Nếu mẫu hình này hình thành trong xu hướng thị trường đang đi lên thì đang báo hiệu thị trường không còn nhiều người mua và một sự đảo chiều xu hướng thị trường có thể diễn ra.
- Nếu mô hình Spinning Tops được tạo ra trong khi thị trường đang di chuyển xuống thì đang cho thấy không có nhiều người bán và một sự thay đổi chiều hướng thị trường đang chuẩn bị diễn ra.
Mô hình Marubozu
Mô hình nến Marubozu mang ý nghĩa là hình khối lớn theo quy tắc. Trong đó Bullish Marubozu sẽ thể hiện nến tăng có màu xanh và Bearing Marubozu thể hiện nến giảm có màu đỏ.
Mô tả: Phần thân nến của mẫu hình lớn, hầu như không có bóng nến. Với mức giá mở cửa hay đóng cửa cũng là giá cao nhất và giá thấp nhất.
Ý nghĩa: Sức mua hay sức bán vô cùng mạnh, có thể áp đảo so với phần còn lại của thị trường.
Phân tích: Mô hình nến Marubozu mang màu xanh biểu hiện số lượng người mua chiếm ưu thế (Bullish) dẫn để thúc đẩy giá tăng vọt nhanh. Ngược lại, nếu Marubozu mang màu đỏ thể hiện số lượng người bán có sức ép mạnh (Bearish), giá thị trường phải liên tục đi xuống. Nến Marubozu đang ngầm đánh dấu cho xu hướng di chuyển lên hay xuống của thị trường.
Mô hình Doji
Mô tả: Mô nến Doji bia mộ có mức giá đóng cửa và mức giá mở cửa tương tự nhau hoặc ít nhất là có phần cơ thể vô cùng ngắn. Với thân nến cực ngắn giống như một đường thẳng.
Ý nghĩa: Nếu một mô hình Doji được tạo ra sau một loạt nến chứng khoán có thân mang màu trắng dài, biểu thị xu hướng đang đi lên và điều đó cho thấy người mua cảm thấy mệt mỏi, dần suy yếu đi. Muốn đẩy giá lên cao hơn nữa, sẽ cần nhiều người mua hơn nhưng số lượng người mua lại đang suy giảm nhanh. Vậy nên, người bán đang chờ đợi cơ hội quay trở lại và đẩy giá đi xuống.
Nếu mô hình nến Doji được tạo ra sau một loạt các nến mang phần thân dài màu đen, biểu hiện xu hướng đang đi xuống, thì tức là người bán đã hết sức lực và không còn nhiều người bán trên thị trường nữa. Người mua đang rình rập để quay lại chiếm vị trí của mình trên thị trường và đẩy giá đi lên.
Mô hình Hammer và Hanging Man
Mô tả: Nếu mô hình nến Nhật trong chứng khoán mang phần bóng dưới dài ít nhất gấp đôi so với cơ thể và bóng trên có thể không có hoặc có cực kỳ ngắn. Mô hình nến Hammer và Hanging Man đều mang hình dáng tương tự nhau và được nhận dạng bằng vị trí xuất hiện của nó. Nếu cây búa (Hammer) cắm xuống phía dưới đất thì người treo cổ (Hanging Man) phải treo ngược ở phía trên trần nhà.
Ý nghĩa: Mức giá cao nhất và mức giá mở cửa hoặc mở cửa đều bằng nhau, chứng tỏ thị trường đang chuẩn bị xảy ra sự đảo chiều.
- Với mẫu hình Hammer: Nến Hammer báo hiệu thị trường đã di chuyển xuống quá mức và đến thời điểm để di chuyển lên. Nến Hammer màu xanh, tức là mức giá cao nhất và giá đóng cửa đang bằng nhau, cho thấy giá của cổ phiếu sẽ tăng vọt mạnh. Nến Hammer màu đỏ, tức là mức giá cao nhất và giá mở cửa đều bằng nhau, báo hiệu thị trường sẽ có sự tăng nhẹ.
- Với mẫu hình Hanging Man: Nến Hanging Man chứng tỏ thị trường đang ở đỉnh của một xu hướng tăng giá và sẽ có sự di chuyển xuống. Nến Hanging Man màu xanh, tức là mức giá cao nhất và giá đóng cửa đều đang bằng nhau, báo hiệu giá của cổ phiếu sẽ tự động sụt giảm nhẹ. Nến Hanging Man màu đỏ, tức là mức giá cao nhất và giá mở cửa đều đang bằng nhau, báo hiệu một đợt suy giảm giá mạnh.
Phân tích
- Nến Hammer: Khi thị trường đang di chuyển xuống với sự chiếm ưu thế từ phe bán, người bán liên tục đẩy giá xuống nhưng bên phe mua đã nhận được sự hỗ trợ và giữ mức giá bán không giảm thêm nữa.
- Nên Hanging Man: Phía phe mua đang gây áp đảo để thúc đẩy giá lên cao liên tục. Nến Hanging Man xuất hiện với bóng nến vô cùng dài cho thấy phe bán đang dần chiếm ưu thế để đẩy giá giảm xuống. Ngay lúc này nhà đầu tư hãy tranh thủ bán cổ phiếu để tránh tình trạng giá giảm sâu hơn nữa.
Mô hình Inverted Hammer và Shooting Star
Mô tả: Mô hình nến Inverted Hammer và Shooting Star đều mang phần thân nến ngắn, bóng nến trên thì dài ít nhất gấp đôi so với phần thân nến, bóng nến dưới lại vô cùng ngắn hoặc có thể không có.
Ý nghĩa: Mẫu hình Inverted Hammer và Shooting Star đều mang một tín hiệu đổi chiều của thị trường nhưng lại không có sự chắc chắn so với mẫu hình nến Hammer và Hanging Man. Nguyên nhân, bởi vì bóng nến phía trên quá dài nhưng giá lại quá thấp nên khi đóng cửa, thị trường vẫn còn đang cạnh tranh khốc liệt, cần có sự theo dõi tín hiệu sau liên tục.
Phân tích
- Nến Inverted Hammer: Thị trường đang có dấu hiệu di chuyển xuống và xuất hiện thêm nến Inverted Hammer. Phe mua đang cố gắng đẩy giá đi lên cao để quay trở lại thị trường, nhưng phe bán lại quá nhiều nên đã kéo giá đóng cửa di chuyển xuống thấp hơn so với giá mở cửa. Ở phiên giao dịch sau số lượng người bán vẫn đang áp đảo dẫn đến mức giá vẫn tiếp tục di chuyển xuống.
- Nến Shooting Star: Thị trường đang có dấu hiệu đi lên, bên phía mua cố gắng đẩy giá lên cao hơn nữa, nhưng lại gặp sự kháng cự mạnh mẽ từ phe bán dẫn đến mức giá đóng cửa lại thấp hơn so với mức giá mở cửa. Tuy có dấu hiệu sẽ đổi chiều thị trường, nhưng trong phiên giao dịch sau thì phe bán đã thành công thúc đẩy giá đi lên dẫn đến thị trường tiếp diễn xu hướng đi lên sau vài phiên giao dịch nữa.
Với những cách đọc nến chứng khoán phía trên, nhà đầu tư có thể hiểu được những biểu đồ này sẽ giúp xác định tín hiệu đổi chiều xu hướng hay sự tiếp diễn của xu hướng thị trường hiện tại. Bởi có vô số mẫu hình nến khác nhau, nhưng không phải biểu đồ nào cũng cung cấp tín hiệu tin cậy cao. Nếu trader vẫn muốn tìm hiểu thêm thông tin bổ ích thì có thể tham khảo các bài viết thú vị về chứng khoán hay ngoại hối, nhà môi giới nằm trong Sanuytin.com nhé.