X

Cách đọc bảng chứng khoán đúng nhất, hướng dẫn dễ hiểu

Cách đọc bảng chứng khoán đúng nhất, hướng dẫn dễ hiểu

Việc đọc hiểu bảng chứng khoán được xem là bước đệm đầu tiên để nhà đầu tư làm quen với thị trường chứng khoán. Bởi nếu nhà đầu tư muốn thực hiện mua bán cổ phiếu trên sàn giao dịch thì cần phải nắm bắt được toàn bộ ký hiệu nằm trên bảng điện tử. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách đọc bảng chứng khoán chuẩn nhất cho nhà đầu tư, hãy cùng theo dõi nhé.

Tìm hiểu thông tin cách đọc bảng chứng khoán

Hướng dẫn cách đọc bảng điện tử chứng khoán, cách đọc chỉ số chứng khoán

Thực tế thì bảng giá chứng khoán được xem là nơi cung cấp thông tin có liên quan đến giá cổ phiếu hay các phiên giao dịch cổ phiếu đang diễn ra trên thị trường. Do đó, việc nhà đầu tư biết cách đọc bảng chứng khoán hay am hiểu được tất cả các ký hiệu trên bảng giá điện tử sẽ dễ dàng tìm ra thời cơ tốt để đầu tư, đem lại kết quả tốt cho bản thân trader.

Nhưng hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang có hai bảng giá điện tử riêng, đại diện cho hai Sở Giao Dịch Chứng Khoán lớn bao gồm: Bảng giá của sàn giao dịch Hose (Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM) và bảng giá của sàn giao dịch HNX (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội).

Trong đó, bảng giá điện tử của sàn chứng khoán HNX lại bao gồm cả sàn giao dịch HNX và thị trường phi tập trung. Ngoài ra, trên bảng giá chứng khoán điện tử còn thể hiện thêm một số loại hàng hóa khác như chứng quyền, hợp đồng tương lai,…

Bên cạnh việc mỗi sở sẽ cung cấp một bảng giá chứng khoán thì mỗi công ty chứng khoán cũng được quyền thiết lập cho mình một bảng giá riêng để phục vụ nhu cầu của người đầu tư. Tuy nhiên, về cơ bản thì các thông số hiển thị trên bảng giá đều hoàn toàn tương tự nhau và nguồn dữ liệu đều được cập nhật chính thức từ hai sở giao dịch và trung tâm lưu ký chứng khoán. Cùng tìm hiểu cách đọc bảng giá chứng khoán VNdirect bằng các thuật ngữ bên dưới:

Các thuật ngữ và ký hiệu trên bảng chứng khoán

Với nhà đầu tư chuyên nghiệp thì việc đọc hiểu các thuật ngữ trên bảng giá điện tử sẽ vô cùng đơn giản, nhưng các người chơi mới sẽ gặp chút khó khăn để nắm bắt được cách đọc chứng khoán. Do đó, dưới đây sẽ là một số mẹo giúp cho nhà đầu tư nhìn bảng điện tử được chính xác hơn.

Bangchungkhoan cua san VNDIRECT

Mã chứng khoán

Mã chứng khoán có ký hiệu là mã CK – Đây chính là nơi hiển thị toàn bộ danh mục các mã chứng khoán được sắp xếp theo thứ tự của bảng chữ cái. Mỗi công ty chứng khoán khi được niêm yết trên sàn giao dịch đều nhận được sự phê duyệt từ Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp cho họ một mã chứng khoán riêng và thông thường sẽ là tên viết tắt của công ty đó.

Ví dụ: Công ty cổ phần sữa Vinamilk sẽ có mã CK là VNM, Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV sẽ có mã CK là BID.

Giá tham chiếu

  • Giá tham chiếu hay còn được gọi là giá đóng cửa gần nhất (Giá vàng). Đây là mức giá đóng cửa ngay tại phiên giao dịch có thời gian diễn ra gần đây nhất trước đó và có ký hiệu trên bảng giá điện tử là TC.
  • Trên thực tế thì giá tham chiếu thường được sử dụng làm cơ sở để tính toán cho giá trần hay giá bán. Riêng sàn giao dịch chứng khoán UPCOM, thì giá tham chiếu sẽ được tính bằng giá bình quân ngay tại phiên giao dịch diễn ra gần nhất.

Giá trần

Giá trần hay còn có tên là giá tím – Đây chính là mức giá cao nhất hay mức giá kịch trần mà nhà đầu tư có thể tiến hành đặt lệnh mua bán chứng khoán ngay trong ngày giao dịch và mức giá này trên bảng điện tử được thể hiện bằng màu tím.

  • Sàn giao dịch Hose, có mức giá trần tăng là +7% so với mức giá tham chiếu
  • Sàn giao dịch HNX, có mức giá trần tăng là +10% so với mức giá tham chiếu
  • Sàn giao dịch UPCOM, có mức giá tăng là +15% so với mức giá bình quân trong phiên giao dịch liền trước.
Cách đọc chỉ số cổ phiếu cho người mới

Giá sàn

Giá sàn có mức giá thấp nhất hay mức giá kịch sàn mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua bán chứng khoán ngay trong ngày giao dịch và mức giá sàn được thể hiện bằng màu xanh lam.

  • Sàn giao dịch Hose, có giá sàn giảm -7% so với mức giá tham chiếu
  • Sàn giao dịch HNX, có giá sàn giảm -10% so với mức giá tham chiếu
  • Sàn giao dịch UPCOM, có mức giá giảm -15% so với mức giá bình quân trong phiên giao dịch liền trước.

Giá xanh

Giá xanh chính là mức giá cao hơn mức giá tham chiếu, nhưng lại không phải là giá trần.

Giá đỏ

Giá đỏ chính là mức giá thấp hơn mức giá tham chiếu, nhưng lại không phải là giá sàn.

Tổng khối lượng khớp

Tổng KL được biết là tổng khối lượng cổ phiếu đang được giao dịch trong mỗi ngày giao dịch và cột này cho nhà đầu tư biết được tính thanh khoản của cổ phiếu.

Bên mua

Cách đọc các chỉ số chứng khoán đơn giản

Mỗi bảng giá chứng khoán điện tử đều có 3 cột chờ mua và mỗi cột sẽ gồm có giá mua hay giá khối lượng mua được xếp theo vị trí ưu tiên. Hệ thống sẽ hiển thị 3 mức giá đặt mua tốt nhất cùng khối lượng đặt mua tương ứng (Mức giá đặt mua cao nhất so với các lệnh đặt mua khác).

  • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Mức giá đặt mua cao nhất ở thời điểm hiện tại cùng khối lượng đặt mua tương ứng.
  • Cột “Giá 2” và “KL 2”: Mức giá đặt mua cao thứ hai ở thời điểm hiện tại cùng khối lượng đặt mua tương ứng, và lệnh đặt mua thứ 2 có sự ưu tiên chỉ đứng sau lệnh đặt mua ở mức giá thứ 1.
  • Cột “Giá 3” và “ KL 3”: Tương tự như trên, nhưng lại là lệnh đặt mua có sự ưu tiên đứng sau lệnh đặt mua ở mức giá thứ 2.

Bên bán

Mỗi bảng giá chứng khoán điện tử đều có 3 cột chờ bán và trong mỗi cột gồm có giá bán hay khối lượng bán đã được xếp theo thứ tự ưu tiên. Hệ thống sẽ thể hiện 3 mức giá bán tốt nhất cùng khối lượng bán tương ứng (Giá đặt bán thấp nhất so với các lệnh đặt bán khác).

  • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Mức giá chào bán thấp nhất cùng khối lượng chào bán tương ứng ở thời điểm hiện tại.
  • Cột “Giá 2” và “KL 2”: Mức giá chào bán cao thứ 2 cùng khối lượng chào bán tương ứng. Nhưng lệnh chào bán này được ưu tiên chỉ đứng sau lệnh chào bán ở mức giá thứ 1.
  • Cột “Giá 3” và “ KL 3”: Tương tự như trên, nhưng lệnh chờ bán này được ưu tiên xếp sau lệnh chào bán ở mức giá thứ 2.

Khớp lệnh

Khớp lệnh thực chất là bên người mua đồng ý mua mức giá mà bên người bán đang treo bán và nhà đầu tư không cần thiết phải phải xép lệnh chờ mua mà có thể mua trực tiếp ngay lúc lệnh đang treo bán. Tức là bên bán sẽ đồng ý bán thẳng mức giá mà bên mua đang chờ đợi mua (Không cần thiết phải treo bán mà có thể để lệnh được khớp luôn). Cột này sẽ bao gồm 3 yếu tố sau:

  • Cột “Giá”: Mức giá được khớp ngay trong phiên giao dịch hoặc cuối ngày giao dịch.
  • Cột “KL” (Khối lượng được thực hiện hay khối lượng khớp): Khối lượng cổ phiếu được khớp phải tương ứng với mức giá khớp.
  • Cột “+/-“ (Tăng giá/Giảm giá): Mức giá có sự thay đổi so với mức giá tham chiếu.
Hướng dẫn đọc bảng chứng khoán

Giá cao nhất

Giá cao có mức giá khớp ở mức cao nhất trong phiên giao dịch, nhưng chưa chắc là giá trần.

Giá thấp nhất

Giá thấp có mức giá khớp ở mức thấp nhất trong phiên giao dịch, nhưng có thể không phải là giá sàn.

Giá trung bình

Giá trung bình sẽ được tính bằng trung bình cộng của mức giá cao nhất với mức giá thấp nhất.

Cột dư mua hay dư bán

Ngay tại phiên giao dịch khớp lệnh liên tục, thì cột dư mua hay dư bán đang thể hiện khối lượng cổ phiếu được chờ khớp. Nếu kết thúc ngày giao dịch mà cột dư mua hay dư bán đang thể hiện khối lượng cổ phiếu không được tiến hành trong ngày giao dịch.

Khối lượng mà nhà đầu tư nước ngoài mua/bán

Đây chính là khối lượng cổ phiếu đang được giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài ngay trong ngày giao dịch, gồm có 2 cột mua và bán.

  • Cột “Mua”: Số lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài đã đặt mua.
  • Cột “Bán”: Số lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài đã đặt bán.

Các chỉ số thị trường (Nằm hàng trên cùng)

Cách đọc các chỉ số trên bảng chứng khoán
  • Chỉ số VN Index: Biểu hiện xu hướng biến động giá của toàn bộ cổ phiếu được niêm yết và đang giao dịch ngay tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM.
  • Chỉ số VN30 Index: Chỉ số giá của 30 doanh nghiệp đang được niêm yết ngay trên sàn chứng khoán Hose đều sở hữu giá trị vốn hóa cùng tính thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được điều kiện trong lựa chọn.
  • Chỉ số VNX AllShare: Chỉ số chung cho thấy mức độ biến động giá của toàn bộ cổ phiếu đang được niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM (Hose) và Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội (HNX).
  • Chỉ số HNX Index: Chỉ số được tính toán dựa vào biến động giá của toàn bộ cổ phiếu được niêm yết và đang giao dịch tại Sở Giao Dịch Chứng khoán Hà Nội.
  • Chỉ số HNX30 Index: Chỉ số giá của 30 doanh nghiệp đang được niêm yết ngay trên sàn chứng khoán HNX đều sở hữu giá trị vốn hóa cùng tính thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được điều kiện trong lựa chọn.
  • Chỉ số UPCOM: Chỉ số cho thấy xu hướng biến động giá của toàn bộ cổ phiếu đang được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán UPCOM.

Quy tắc màu sắc trên sàn chứng khoán

  • Màu tím: Là mức giá cao nhất so với giá tham chiếu.
  • Màu xanh lá cây: Là mức tăng giá vẫn chưa chạm trần so với giá tham chiếu.
  • Màu vàng: Giá bằng so với giá tham chiếu.
  • Màu đỏ: Giá đã giảm so với giá tham chiếu.
  • Màu xanh: Giá đã giảm và tạo đáy so với giá tham chiếu.

Như vậy, Sanuytin.com đã hướng dẫn xong cách đọc bảng chứng khoán chuẩn nhất cho nhà đầu tư. Qua đó, trader có thể vận dụng thêm các chỉ báo kỹ thuật để khi phân tích, sẽ nhận định chính xác được xu hướng thị trường và đồng thời nắm bắt tốt cơ hội giao dịch.

Nhưng cần ghi nhớ, chứng khoán là nơi dễ làm giàu và cũng chính là nơi khiến cho trader cháy túi. Một sân chơi chỉ dành cho người chịu khó học hỏi kiến thức, tư duy phải nhạy bén, khả năng tài chính dư giả,… chứ không thích hợp cho những người không nghiêm túc và chỉ đầu tư nhất thời mà thôi.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.