Để lựa chọn được một broker đáng tin cậy trên thị trường ngoại hối, là điều không hề dễ dàng gì cả, vì vậy mà hầu như các nhà đầu tư trên thế giới đều sẽ căn cứ vào các loại giấy phép Forex để phân biệt được đâu là sàn giao dịch uy tín và đâu là sàn giao dịch kém chất lượng.
Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến trader một số chứng chỉ hoạt động uy tín lớn trên thị trường và mức độ tin cậy của các loại giấy phép Forex này như thế nào? Cách thức để tra cứu các loại giấy phép Forex? Hãy cùng tìm hiểu thôi nào!
- Lithium Finance là gì? Lithium Finance (LITH) có gì đặc biệt?
- Lợi nhuận trong đầu tư chứng khoán là gì? Cách thu lợi nhuận nhanh
- Lợi suất Yield là gì và cách dùng nó khi đầu tư?
- Loom Coin là gì? Tính năng nổi bật của Loom Network Coin (LOOM)
Các loại giấy phép Forex là gì?
Một người đầu tư muốn bắt đầu giao dịch trên thị trường ngoại hối thì cần phải thông qua một nhà môi giới trung gian cụ thể hơn chính là những broker (Sàn giao dịch Forex). Do bản chất của môi trường này là phi tập trung và không có sự quản lý từ thị trường ngoại hối nên khi thực hiện giao dịch chỉ dựa trên cơ sở tin tưởng với nhau mà thôi.
Nhưng tại Việt Nam hiện nay thì giao dịch ngoại hối vẫn chưa nhận được sự công nhận của pháp luật và nhà nước lại không cho phép mở các sàn giao dịch. Chính vì điều này, nếu trong quá trình đầu tư mà có xảy ra bất cứ khiếu nại gì thì rất khó khăn để nhờ các cơ quan này can thiệp vào.
Vì vậy, nhằm hạn chế các hoạt động lừa đảo trên thị trường tài chính mà hầu như đa số các quốc gia trên thế giới đang bắt đầu điều chỉnh cơ chế hoạt động của các nhà môi giới bằng việc yêu cầu các broker này phải sở hữu được một trong các loại giấy phép Forex và chịu sự quản lý của các cơ quan tài chính uy tín đó.
Mặc khác, những tổ chức tài chính quản lý này hoạt động như một cơ quan giám sát theo các quyền hạn pháp lý đã được họ đặt ra. Cho nên các loại giấy phép Forex đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo lợi ích cho nhà giao dịch.
Khi một sàn giao dịch đã sở hữu các loại giấy phép Forex đến từ các cơ quan tin cậy trên thị trường thì bắt buộc toàn bộ hoạt động giao dịch của các broker đều phải được công khai một cách rõ ràng và minh bạch, đảm bảo sự công bằng trong giao dịch cho nhà đầu tư.
Quy định của các loại giấy phép Forex đối với các broker?
Tùy vào quốc gia hay những tổ chức tài chính khác nhau sẽ có những quy định giao dịch cũng sẽ không giống nhau, nhưng hầu như các loại giấy phép Forex đều có một số điểm chung cụ thể như sau:
- Khi có các loại giấy phép Forex thì đa số các tổ chức tài chính quản lý đều sẽ yêu cầu những nhà môi giới phải đảm bảo đủ số vốn để duy trì đủ thanh khoản khi muốn thực hiện và hoàn tất những hợp đồng tiền tệ do các nhà đầu tư của họ đưa ra, chính xác hơn là có đủ khả năng trả lại toàn bộ số tiền của trader nếu trường hợp broker bị phá sản.
- Việc sở hữu các loại giấy phép Forex giúp mỗi một sàn giao dịch đều phải đảm bảo tài khoản ngân hàng riêng biệt cho quỹ của nhà đầu tư với quỹ hoạt động của broker. Có như vậy mới bảo đảm việc sàn giao dịch không thể đụng chạm đến số tiền của trader để hoạt động, cũng như việc các chủ nợ của broker sẽ không thể dùng quỹ của trader để thanh toán nợ cho họ.
- Broker đã có các loại giấy phép Forex thì cơ quan sẽ đặt ra quy định phải cảnh báo rủi ro cho nhà đầu tư nếu trường hợp sàn giao dịch đã mất tất cả nguồn vốn đầu tư của họ.
- Các sàn ngoại hối được cấp các loại giấy phép Forex cũng sẽ nhận được yêu cầu phải thường xuyên gửi các bảng báo cáo kiểm toán, nhằm đảm bảo đáp ứng các nguyên tắc và tiêu chuẩn hoạt động của ngành.
- Các loại giấy phép Forex giúp đặt ra giới hạn sử dụng các tỷ lệ đòn bẩy mà broker được phép cung cấp cho nhà đầu tư và đa số các sàn Forex tại Mỹ chỉ được NFA cho phép cung cấp tỷ lệ đòn bẩy tối đa là 1:50.
- Các loại giấy phép Forex đảm bảo sàn môi giới có đủ một khoản tiền bồi thường ví dụ như cơ quan CySEC sẽ bồi thường cho nhà đầu tư là 20.000 EUR nếu số tiền gửi bị mất.
Các loại giấy phép Forex uy tín trên thị trường ngoại hối
Mỗi một vùng lãnh thổ đều sẽ có những quy định khác nhau về ngoại hối và đương nhiên mỗi cơ quan giám sát cũng sẽ có những nguyên tắc hoạt động riêng hay một khu vực pháp lý riêng của họ. Vì vậy mà các chính sách được thực thi cũng sẽ không giống nhau, cụ thể là quy định của các loại giấy phép Forex cũng tương tự như thế.
Thông thường đối với các tổ chức tài chính tin cậy lớn như London hay New York thì đương nhiên việc quản lý bắt buộc rất nghiêm ngặt khi thực thi các vi phạm của những quy định pháp lý đó nhằm bảo vệ tính danh tiếng của ngành tài chính tại khu vực đó được an toàn. Dưới đây sẽ là các loại giấy phép Forex như sau:
- Giấy phép ASIC (Australian Securities and Investments Commission) thuộc quốc gia Úc
- Giấy phép CySEC (Cyprus Securities and Exchange Commission) thuộc quốc đảo Cyprus
- Giấy phép NFA (National Futures Association) thuộc quốc gia Mỹ
- Giấy phép FCA (Financial Conduct Authority) thuộc Vương Quốc Anh
- Giấy phép IFSC là gì (International Financial Services Commission) thuộc quốc gia Belize
- Giấy phép FSC (Financial Services) của quần đảo Virgin thuộc Anh.
Như vậy, nhà giao dịch có thể căn cứ vào các loại giấy phép Forex trên để có thể lựa chọn được top 10 sàn Forex lớn nhất thế giới đáng tin cậy và chất lượng, nên khi giao dịch thì trader cũng sẽ cảm thấy được yên tâm hơn và giao dịch cũng tốt hơn.
Cấp độ uy tín của các loại giấy phép Forex
Nhằm khắc phục các broker lừa đảo, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà đầu tư mà nhiều cơ quan tài chính lớn trên thế giới đã rất nghiêm ngặt trong các hoạt động của nhà môi giới bằng những quy định chặt chẽ và rõ ràng được thể hiện qua các loại giấy phép Forex.
Quy định của các cơ quan giám sát này giúp trader có thể phân biệt được đâu là sàn uy tín và đâu là sàn lừa đảo. Muốn sở hữu các loại giấy phép Forex đến từ các cơ quan tài chính lớn này đòi hỏi phải trải qua một quá trình không hề đơn giản về thời gian lẫn tài chính.
Các nhà môi giới muốn được cấp một trong các loại giấy phép Forex thì phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu khắt khe về tài chính hay kiểm soát hoạt động đều phải được công khai, rõ ràng. Đồng thời các sàn phải thường xuyên chịu sự giám sát và phải báo cáo định kỳ cho các cơ quan đó nữa.
Đây cũng là một trong những lý do khiến cho các sàn môi giới chất lượng luôn có thể nhận được đa số các loại giấy phép Forex, để chứng minh quá trình giao dịch luôn có sự công bằng và minh bạch đối với nhà giao dịch. Hơn nữa, các loại giấy phép Forex này cũng được sắp xếp theo từng cấp độ khác nhau như: A, B, C, D. Điều này cũng thể hiện mức độ chất lượng của từng sàn giao dịch trên thị trường như thế nào. Cụ thể như sau:
- Cấp độ A: Đây là các loại giấy phép Forex thuộc các cơ quan như NFA Mỹ , FSA Nhật , FINMA Thụy Sỹ cấp phép, những khu vực này đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, nên các chứng chỉ này cũng mang sự tin cậy rất cao.
- Cấp độ B: Các loại giấy phép Forex thuộc các cơ quan như FCA Anh, ASIC Úc cấp phép. Đây cũng là một trong các loại giấy phép Forex được đánh giá độ tin cậy cũng rất cao chỉ xếp sau loại A mà thôi.
- Cấp độ C: Một trong các loại giấy phép Forex trực thuộc cơ quan CySEC (Đảo Síp), MFSA Malta, FSP New Zealand cấp phép. Đây cũng là những tổ chức tương đối uy tín, nhưng sự ảnh hưởng sẽ không bằng so với hai loại phía trên.
- Cấp độ D: Giấy phép được các quốc gia cấp phép như Cayman, Belize hay BVI (British Virgin Island).
- Cấp độ E: Các loại giấy phép Forex được các quốc gia cấp phép như Saint Nevis, Seychelles và St.Vincent & Grenadines hoặc Mauritius, Vanuatu.
Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư muốn đảm bảo sự an toàn và lựa chọn được nhà môi giới chất lượng thì tốt nhất nên chọn những nhà giao dịch có các loại giấy phép Forex được xếp vào loại C trở lên thì sẽ được an toàn hơn.
Cách tra cứu các loại giấy phép Forex
Cách kiểm tra các loại giấy phép Forex là FCA
Giấy phép FCA có tên gọi là Financial Conduct Authority (Cơ quan Quản lý Tài chính) được biết đến là một cơ quan chuyên quản lý các broker tại Vương Quốc Anh và có độ tin cậy hàng đầu thế giới. Do đó, các sàn ngoại hối nào được sở hữu các loại giấy phép Forex này thì đều nằm trong danh sách các broker chất lượng và uy tín trên thế giới.
Nhà đầu tư muốn tra cứu giấy phép Forex này thì cũng không khó khăn lắm, có thể thực hiện theo các bước dưới đây như sau:
- Bước 1: Truy cập vào đường link ngay trên website của giấy phép FCA
- Bước 2: Nhập tên sàn giao dịch mà trader đang muốn kiểm tra vào ô như trong hình và nhấp vào nút “Search the Register”.
- Bước 3: Chọn một tên công ty tương ứng với tên của broker được sử dụng trên website của họ để xem toàn bộ thông tin đã đăng ký.
- Bước 4: Kiểm tra xem thông tin các loại giấy phép Forex được đăng ký trên giấy phép FCA có thực sự chính xác với thông tin mà broker đã thể hiện trên website của mình hay không.
Cách kiểm tra các loại giấy phép Forex là ASIC
ASIC là tên viết tắt của Australian Securities & Investments Commission (Uỷ ban Chứng khoán & Đầu tư Úc) nằm trong danh sách các loại giấy phép Forex hàng đầu trong lĩnh vực, nhờ vào quy định quản lý chặt chẽ các nhà môi giới đang hoạt động dưới sự giám sát của họ kèm theo chương trình bảo hiểm giúp bảo vệ quỹ của trader được an toàn.
Muốn kiểm tra các loại giấy phép Forex hay thông tin của một nhà môi giới xem có uy tín hay không, thì trader có thể làm theo các bước hướng dẫn dưới đây như sau:
- Bước 1: Truy cập vào đường link ngay trên website của ASIC
- Bước 2: Chọn ngay mục Search Within là “Organisation & Business Names” và sau đó bắt đầu nhập tên broker muốn kiểm tra rồi tiếp tục nhấn nút “Go”
- Bước 3: Chọn một tên của công ty tương ứng với tên broker được sử dụng trên website của họ để xem thông tin đăng ký.
- Bước 4: Kiểm tra thông tin các loại giấy phép Forex được đăng ký trên ASIC có chính xác với thông tin mà broker đã thể hiện trên website của mình hay không.
Cách kiểm tra các loại giấy phép Forex là CySEC
CySEC được biết đến là một trong các loại giấy phép Forex rất phổ biến trong lĩnh vực ngoại hối và hầu như các sàn Forex tại Việt Nam đều sở hữu loại chứng chỉ này vì cơ quan đã đặt ra quy định cho phép các broker cung cấp mức tỷ lệ đòn bẩy cao hơn cho trader của mình so với các cơ quan khác như FCA và ASIC.
Muốn kiểm tra các loại giấy phép Forex hoặc tra cứu xem nhà môi giới này chất lượng hay không thì trader có thể thực hiện theo một số hướng dẫn dưới đây như sau:
- Bước 1: Truy cập vào đường link tra cứu ngay trên website của CySEC
- Bước 2: Nhập tên broker đang muốn tra cứu vào và hệ thống sẽ tự hiện ra toàn bộ thông tin theo tên broker mà trader đã nhập.
- Bước 3: Kiểm tra thông tin các loại giấy phép Forex được đăng ký trên CySEC có chính xác với thông tin mà broker đã thể hiện trên website của mình hay không.
Cách kiểm tra các loại giấy phép Forex là IFSC
IFSC là tên gọi của cơ quan International Financial Services Commission, trực thuộc nước Belize cũng là một trong các loại giấy phép Forex nổi tiếng trên thị trường tài chính và cũng được xếp hạng là uy tín trong ngành Forex. Dưới đây sẽ là các bước để kiểm tra các loại giấy phép Forex hay tra cứu thông tin của một broker như sau:
- Bước 1: Truy cập vào đường link tra cứu ngay trên website của IFSC
- Bước 2: Nhập tên broker hoặc số giấy phép IFSC của broker vào rồi nhấp vào nút “Submit”
- Bước 3: Chọn tên công ty tương ứng với tên của broker đang sử dụng trên website của họ để xem thông tin đăng ký
- Bước 4: Kiểm tra thông tin các loại giấy phép Forex được đăng ký trên IFSC có chính xác với thông tin mà broker đã thể hiện trên website của mình hay không.
Trên đây là những thông tin chia sẻ của Sàn Uy Tín về các loại giấy phép Forex, hy vọng trader có thể dựa vào các kiến thức trên để lựa chọn được một broker chất lượng, để có thể tận hưởng các dịch vụ giao dịch tốt nhất mà sàn giao dịch đó đem lại. Chúc trader sẽ thành công nhé!