Khi thị trường chứng khoán ngày càng có vai trò quan trọng với nền kinh tế của một quốc gia, đã kéo theo việc sử dụng các chỉ số chứng khoán như một thước đo kinh tế. Tại Hoa Kỳ bộ ba chỉ số đó là S&P 500, Dow Jones và Nasdaq 100 chính là đại diện cho nền kinh tế của đất nước này.
Bên cạnh việc phản ánh kinh tế thì các chỉ số chứng khoán này còn được giới đầu tư ưa thích chọn làm công cụ tài chính để giao dịch. Vì vậy, để hiểu rõ thêm về các chỉ số này thì hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.
- IOST coin là gì? Nên đầu tư IOST coin hay không?
- IPO là gì? Những cổ phiếu IPO đáng đầu tư nhất hiện nay
- ISM là gì? Chỉ số ISM có ảnh hưởng gì đến thị trường Forex
- Ispolink là gì? Thông tin mới nhất về Ispolink & ISP coin
Khái niệm chỉ số chứng khoán là gì?
Chỉ số chứng khoán chính là một thành phần quan trọng của chứng khoán trong thị trường. Đơn giản nó chính là đại diện cho giá trị của nhóm cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đến từ các công ty giao dịch công khai.
Các chỉ số chứng khoán đều được sử dụng bởi những nhà đầu tư hay nhà kinh tế khi muốn tiến hành so sánh lợi nhuận trên những loại hình tài sản khác nhau. Qua đó, giúp cho nhà giao dịch nhìn nhận tổng thể về nền kinh tế hay xem nó giống như một cách để quyết định đầu tư hay không.
Bên cạnh việc phản ánh tình hình kinh tế ở một quốc gia thì chỉ số chứng khoán còn mang một ý nghĩa khác. Chính xác hơn là cho thấy xu hướng tăng trưởng của thị trường chứng khoán mà bản thân nó đang đại diện, tức là nếu chỉ số chứng khoán tăng cũng có nghĩa là thị trường đang tăng lên và ngược lại.
Chỉ số chứng khoán cơ bản cần biết
Đầu tiên, Sanuytin.com sẽ giới thiệu cho bạn những chỉ số cơ bản thường thấy trên các trang thông tin chứng khoán hoặc báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp.
EPS (Thu nhập trên mỗi cổ phiếu)
EPS (viết tắt của Earning Per Share) được hiểu là lợi nhuận mà nhà đầu tư kiếm được trên mỗi cổ phiếu. Đây là một chỉ số về khả năng tạo ra lợi nhuận của một công ty thông qua việc phân phối doanh thu trên mỗi cổ phiếu lưu hành của công ty. Khi EPS càng cao thì khả năng sinh lời cũng càng cao.
Cụ thể, thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ được tính như sau:
EPS = (Thu nhập sau thuế – Cổ tức trên cổ phiếu ưu đãi) / Số lượng Cổ phiếu phổ thông đang lưu hành
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu cũng được coi là một tiêu chí quan trọng để nhà đầu tư đánh giá và lựa chọn cổ phiếu phù hợp. Và chỉ số này cũng là một yếu tố để bạn tính toán tỷ lệ giá trên thu nhập và giá trị cổ phiếu.
Chỉ số P/E
Tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) được sử dụng để đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Cụ thể, chỉ số cho biết bạn cần chi bao nhiêu để kiếm 1 đô la lợi nhuận từ cổ phiếu. Vì vậy, nếu PE thấp có nghĩa là cổ phiếu đang rẻ và ngược lại.
Công thức tính chỉ số PE là:
P / E = Thị giá cổ phiếu (Giá) / Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)
Tỷ lệ giá trên thu nhập rất hữu ích cho các nhà đầu tư để đánh giá cổ phiếu. Tuy nhiên, bạn không nên đưa ra quyết định lựa chọn cổ phiếu hoàn toàn dựa trên tỷ lệ giá trên thu nhập, mà chỉ nên đưa ra hướng dẫn. Do công ty sẽ có nhiều khoản thu nhập đột biến và không lặp lại trong tương lai nên cũng dẫn đến PE thấp tại một thời điểm nhất định.
ROE & ROA – Biên lợi nhuận ròng
ROE (Return on Common Equity): Tỷ lệ thu nhập ròng dựa trên vốn của chủ sở hữu. Chỉ số này thể hiện khả năng sinh lời của các cổ đông phổ thông trên một đô la vốn. Chỉ số này giúp nhà đầu tư so sánh giá cổ phiếu của các công ty cùng ngành để chọn cổ phiếu tốt nhất để đầu tư.
Công thức tính:
ROE = Lợi nhuận sau thuế của cổ đông phổ thông / Cổ phiếu phổ thông
ROA (Return on Total Assets): Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ròng. Chỉ số này cho thấy khả năng sinh lời của một công ty trên mỗi đô la tài sản. Tài sản này được hình thành dựa trên vốn vay hoặc có thể là vốn tự có. ROA cao cho thấy công ty có vốn đầu tư thấp và lợi nhuận cao.
Công thức tính:
ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản của cổ đông phổ thông
Chỉ số P/B
Tỷ lệ Giá trên sổ sách được sử dụng để so sánh giá hiện tại của cổ phiếu với giá trị sổ sách của nó. Nếu giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị sổ sách của nó, đó là dấu hiệu cho thấy công ty đang có mức sinh lời cao trên tài sản.
Chỉ số sẽ giúp nhà đầu tư tìm ra những cổ phiếu giá rẻ bị thị trường bỏ qua. Chỉ số P / E chỉ phản ánh đúng khi bạn nhìn vào các công ty vốn hóa thị trường cao hoặc các công ty tài chính có giá trị tài sản lớn hơn.
Công thức tính:
P/B = Giá cổ phiếu hiện tại / (Tổng giá trị tài sản – Tổng giá trị tài sản vô hình – Nợ)
Chỉ số Beta
Beta được sử dụng để đo lường sự biến động giá và rủi ro của một chứng khoán hoặc danh mục đầu tư đối với thị trường. Cụ thể, thị trường sẽ có hệ số cố định Beta = 1, nếu Beta của cổ phiếu lớn hơn 1 thì rủi ro càng lớn, và ngược lại. Có nghĩa là, nếu thị trường chung giảm, cổ phiếu sẽ mất giá nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu thị trường tăng ổn định, cổ phiếu sẽ tăng nhanh hơn, vì vậy nhiều nhà đầu tư đã chấp nhận mua các cổ phiếu có hệ số beta cao nhằm gia tăng lợi nhuận.
Một số chỉ số chứng khoán khác
Khi đánh giá một cổ phiếu, nhà đầu tư không chỉ bắt gặp 5 chỉ số trên mà còn cần đến các chỉ số cổ phiếu quan trọng khác, chẳng hạn như:
- Hệ số thanh khoản: Là thước đo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một công ty.
- Chỉ số nợ D/E: Cho biết tài sản của một công ty dựa trên nợ hoặc vốn chủ sở hữu.
- Cổ tức: Phần lợi nhuận ròng mà công ty trả cho các cổ đông bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu.
- Đáy cổ phiếu: Tìm ra cổ phiếu nào giảm nhiều nhất (hoặc tăng theo thị trường) trong một khoảng thời gian nhất định.
Tóm lại, trước khi lựa chọn bất kỳ một cổ phiếu nào, nhà đầu tư phải đánh giá cẩn thận dựa trên các chỉ số cổ phiếu nói trên để tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, đối với những nhà đầu tư mới và chưa có kinh nghiệm, việc phân tích chuyên sâu thông qua các chỉ số vẫn là một thách thức.
Phân loại chỉ số chứng khoán trên thị trường
Hiện tại có rất nhiều phương pháp để phân loại các chỉ số chứng khoán, nhưng về cơ bản khi dựa vào loại chứng khoán mà chỉ số đó đang theo dõi thì có thể chia thành như sau:
- Chỉ số giá của các cổ phiếu
- Chỉ số giá của các trái phiếu
- Chỉ số giá của những sản phẩm phái sinh
- Chỉ số giá có sự kết hợp giữa cổ phiếu với trái phiếu
Ngoài ra, thì các chỉ số chứng khoán cũng có thể được phân loại dựa trên từng quốc gia, nhóm ngành nghề hoặc từng phạm vi khu vực địa lý,… Tùy vào nhu cầu để phân loại chỉ số chứng khoán sao cho hợp lý.
Vai trò của chỉ số chứng khoán
Chỉ số chứng khoán là một trong các chỉ số quan trọng trên thị trường tài chính trên thế giới. Chỉ số này giúp nhà đầu tư có thể đánh giá được thị trường chứng khoán mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, … Nhờ vào các dữ liệu phân tích được, nhà đầu tư có thể áp dụng để so sánh thị trường chứng khoán và quyết định đầu tư đúng đắn hơn.
Chỉ số chứng khoán còn đóng vai trò như điểm chuẩn vốn chủ sở hữu, vì nhà đầu tư có thể so sánh hiệu quả các quỹ từ chỉ số này.
Phương pháp để tính giá trị của một chỉ số chứng khoán
Thông thường thì giá trị của một chỉ số chứng khoán sẽ được tính bằng cách áp dụng giá của từng cổ phiếu riêng lẻ cơ bản, nhưng không phải lúc nào cũng có thể dùng cách tính trực tiếp nhất để tính toán chỉ số chứng khoán. Dưới đây sẽ là hai cách tính cơ bản mà nhà đầu tư có thể sử dụng đó là:
Cách tính trực tiếp
- Trong cách tính trực tiếp thì các chỉ số chứng khoán có thể gồm có 25 cổ phiếu riêng lẻ cơ bản, với giá thì đơn giản nên vẫn có thể cộng lại với nhau để tính ra giá của chỉ số chứng khoán.
- Chẳng hạn như: Giá của cổ phiếu 1 + giá của cổ phiếu 2 +….= Giá của chỉ số chứng khoán.
Cách tính gián tiếp
- Tương tự thì một chỉ số chứng khoán có thể gồm có 25 mã cổ phiếu riêng lẻ cơ bản, có giá trị cộng lại với nhau, rồi sau đó mới chia cho 25 (Số lượng mã cổ phiếu riêng lẻ cơ bản).
- Sau khi có được kết quả thì nhân với tổng doanh thu giao dịch trung bình của từng mã cổ phiếu riêng lẻ (Giá trị tài chính của từng giao dịch cổ phiếu riêng lẻ).
- Cuối cùng, thì cộng kết quả lại với nhau để tạo thành giá trị giao dịch theo trọng số của các chỉ số chứng khoán và đó cũng chính là giá của chỉ số chứng khoán.
Các chỉ số chứng khoán thế giới
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones
Đây là chỉ số chứng khoán có giá đến từ hơn 30 doanh nghiệp có cổ phần lớn nhất và gồm nhiều cổ đông nhất. Một chỉ số thuộc quyền sở hữu của chính phủ và được giao dịch trên thị trường chứng khoán New York và Nasdaq.
Chỉ số chứng khoán FTSE 100
Một trong các chỉ số chứng khoán bao gồm hơn 100 công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất, được niêm yết ngay trên sở giao dịch chứng khoán của London. Đồng thời nó cũng được xem như là thước đo phản ánh tình hình hoạt động của các doanh nghiệp được điều chỉnh theo luật lệ của công ty Vương Quốc Anh.
Chỉ số chứng khoán DAX 30
Đây là chỉ số quan trọng nhất của sở giao dịch chứng khoán Frankfurt, tại quốc gia Đức. Bởi nó được tính dựa trên 30 loại mã cổ phiếu Blue-Chip đang được giao dịch ngay trên sở giao dịch chứng khoán Frankfurt.
Chỉ số chứng khoán S&P 500
Một chỉ số chứng khoán được tính trên nhóm cổ phiếu phổ thông của hơn 500 doanh nghiệp sở hữu vốn hóa thị trường lớn nhất đang được niêm yết trực tiếp trên sàn giao dịch NYSE hoặc sàn giao dịch NASDAQ.
Chỉ số S&P 500 cũng là một trong các chỉ số chứng khoán khách quan và nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, khi xem nó là thước đo tốt nhất trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ cũng như là một chỉ số chủ chốt trong nền kinh tế quốc gia này.
Chỉ số chứng khoán Nasdaq
Chỉ số chứng khoán này được xây dựng dựa vào giá cổ phiếu của toàn bộ công ty được niêm yết ngay trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq và Nasdaq là sàn giao dịch chứng khoán điện tử hàng đầu tại xứ sở cờ hoa với khoảng hơn 3.200 công ty được niêm yết.
Chỉ số chứng khoán Euro Stoxx 50
Chỉ số bao gồm hơn 50 công ty hàng đầu trong phạm vi đồng Euro và những công ty này đều hoạt động đa dạng trong nhiều lĩnh vực của kinh tế. Hơn thế, chỉ số chứng khoán này được nhà cung cấp cổ phiếu thế giới Stocks Ltd tạo thành, nên thuộc sở hữu của tập đoàn Deutsche Boerse Group.
Chỉ số Euro Stocks 50 sẽ được tính dựa trên trung bình giá cổ phiếu có trọng số theo vốn hóa của 50 công ty hàng đầu đang được giao dịch trên sàn chứng khoán Eurex.
Chỉ số chứng khoán CAC 40
Chỉ số chứng khoán quan trọng nhất của quốc gia Pháp và chỉ số này sở hữu hơn 40 mã cổ phiếu được chọn lọc từ 100 công ty lớn nhất ra – Một nơi có vốn hóa thị trường lớn nhất và tích cực nhất được niêm yết trên Euronext Paris.
Chỉ số chứng khoán DJIA
Một trong các chỉ số chứng khoán được tính toán dựa vào 30 doanh nghiệp đứng đầu trên toàn bộ sàn giao dịch chứng khoán Mỹ, chẳng hạn một số công ty lớn như Apple, Intel, Goldman Sach,…
Chỉ số chứng khoán Nikkei 225
Chỉ số chứng khoán đến từ thị trường Tokyo, bao gồm hơn 225 doanh nghiệp sở hữu giá trị vốn hóa đứng đầu thị trường và trong đó có thể kể đến một số công ty tiêu biểu như Softbank, Toyota Motor,…
Chỉ số chứng khoán Hang Seng
Một trong các chỉ số chứng khoán được tạo thành từ hơn 50 doanh nghiệp lớn nhất trên sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông và trong số 50 doanh nghiệp đó có chỉ số đại diện chiếm tỷ lệ 58% giá trị vốn hóa của toàn bộ thị trường chứng khoán Hồng Kông, có thể kể đến như HSBC, Tencent Holding,…
Chỉ số chứng khoán KOSPI
Chỉ số đến từ thị trường chứng khoán của Hàn Quốc và được tính dựa vào toàn bộ doanh nghiệp đang được niêm yết ngay trên sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc.
Ngoài chỉ số chính là KOSPI ra thì vẫn còn có các chỉ số chứng khoán phụ khác đó là KOSPI 200, KRX 100. Một số doanh nghiệp nổi tiếng góp mặt trong chỉ số này có thể kể đến như Samsung, Hyundai, Naver,…
Việc tìm hiểu các chỉ số chứng khoán sẽ giúp cho trader nắm bắt được xu hướng hiện tại của thị trường và suy đoán được hành động giá diễn ra ở tương lai. Qua đó, sẽ có những chiến thuật dài hạn hay ngắn hạn thích hợp với nó để tối ưu hóa lợi nhuận.
Hy vọng bài viết của Sanuytin.com sẽ giúp cho nhà giao dịch hiểu rõ bản chất của các chỉ số chứng khoán, cũng như phân tích chỉ số đó và áp dụng chúng một cách hoàn hảo vào trong quá trình đầu tư của mình. Chúc trader sẽ thành công.