X

Các chỉ báo chứng khoán cơ bản mà trader cần ghi nhớ

Các chỉ báo chứng khoán cơ bản mà trader cần ghi nhớ

Hiện nay, đa số nhà giao dịch đều sử dụng các chỉ báo chứng khoán nhằm hình dung rõ ràng về hành động giá của một loại tài sản và hỗ trợ tìm ra tín hiệu mua bán được dễ dàng hơn. Nhưng mỗi chỉ báo kỹ thuật sẽ phát huy tính hiệu quả khác nhau, tùy vào chiến lược giao dịch của trader.

Trong bài viết sau đây, sẽ chia sẻ với nhà đầu tư một số chỉ báo hay được sử dụng trong môi trường giao dịch, mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng đều áp dụng được.

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật là nghiên cứu hành vi của nhà đầu tư, mà hành vi của nhà đầu tư có tác động đến biến động giá và khối lượng giao dịch trên thị trường.

Dữ liệu lịch sử về giá và khối lượng cổ phiếu giúp nhà đầu tư xác định xu hướng thị trường, dự đoán biến động giá và đưa ra quyết định với các tín hiệu mua và bán. Đầu tư một cách khôn ngoan và có tiềm năng mang lại lợi nhuận cao. Kết hợp giữa phân tích cơ bản và các chỉ số kỹ thuật của chứng khoán giúp nhà đầu tư xác lập chiến lược giao dịch tối ưu và mang lại lợi nhuận tốt nhất.

Ưu điểm

  • Dễ ứng dụng
  • Không phụ thuộc vào các báo cáo tài chính và có thể dùng cho nhiều phiên giao dịch
  • Có nhiều công cụ để nhà đầu tư phân tích thị trường

Nhược điểm

  • Tác động và phụ thuộc vào tâm lý nhà đầu tư
  • Xu hướng có thể xảy ra chứ không chắc chắn sẽ xảy ra
  • Nhiều công cụ phức tạp, khó áp dụng

Các chỉ báo chứng khoán quan trọng

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)

RSI là gì?

RSI được biết đến là một chỉ báo động lượng – Momentum, dùng để cho biết tài sản đang giao dịch đang được mua hay bán quá mức hay không? Điều này được thực hiện bằng cách đo mức độ biến đổi hành động giá trong thời gian gần đây và nó được hiển thị dưới dạng một bộ dao động có giá trị từ 0 cho đến 100.

Kết hợp các chỉ báo để dự báo chính xác hơn

Do chỉ số sức mạnh tương đối là một chỉ báo động lượng, nên nó sẽ biểu hiện tốc độ của đà hoặc động lượng mà giá đang có sự biến đổi.

Đơn giản thì khi động lượng tăng trong khi giá cũng đang tăng thì xu hướng tăng sẽ mạnh và chứng tỏ có nhiều người đang tham gia mua vào. Ngược lại, nếu động lượng suy giảm trong khi giá đang tăng, cho thấy người bán đang nắm quyền kiểm soát trên thị trường.

Cách sử dụng chỉ báo RSI

Một cách dễ hiểu thì khi RSI trên mức 70, nghĩa là tài sản đang được mua quá mức và khi chỉ số dưới mức 30, tài sản đang được bán quá mức. Do đó, những giá trị này đang chứng tỏ sự đảo ngược hoặc có thể dừng lại ngay tai xu hướng chuẩn bị xảy ra.

Tuy nhiên, nhà đầu tư không nên xem tín hiệu của chỉ số này là tín hiệu mua hay bán trực tiếp, cũng như các chỉ báo kỹ thuật chứng khoán khác, có thể cung cấp tín hiệu sai hoặc có sự nhầm lẫn. Vì thế, việc xem xét những yếu tố khác trước khi bắt đầu giao dịch luôn hữu ích với trader.

Hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ và kháng cự là gì?

Các mức hỗ trợ và kháng cự là khu vực giá mà xu hướng dự kiến ​​sẽ đảo ngược hoặc chậm lại trước khi tiếp tục và hành vi này có khả năng lặp lại trong tương lai.

Cách giao dịch với hỗ trợ và kháng cự

Mức hỗ trợ là một vùng giá mà xu hướng giảm được kỳ vọng sẽ có sự đảo chiều đi lên. Lúc này, sức mua sẽ vượt quá sức bán.

Các mức kháng cự là các vùng giá mà xu hướng tăng dự kiến ​​sẽ đảo ngược thành xu hướng giảm. Lúc này, lực bán sẽ chiếm ưu thế hơn lực mua.

Ví dụ về hỗ trợ và kháng cự trong xu hướng tăng:

  • Khi giá cả tăng và giảm, vùng giá cao nhất trước khi xu hướng tăng tiếp tục được gọi là vùng kháng cự
  • Khi giá điều chỉnh đi xuống và tăng trở lại, vùng giá thấp nhất trước khi tiếp tục xu hướng tăng được gọi là vùng hỗ trợ.

Đường trung bình động

Các chỉ báo hay dùng trong chứng khoán đó là đường trung bình động với tính năng làm mượt hành động giá thông qua cách lọc tín hiệu nhiễu trên thị trường và làm nổi bật xu hướng chính lên. Vì căn cứ trên dữ liệu giá trong quá khứ thì MA là một chỉ báo chậm.

Theo đó, hai đường trung bình động được sử dụng rộng rãi nhất đó là đường trung bình động đơn giản (SMA hoặc MA) và đường trung bình động hàm mũ (EMA). Trong đó, SMA được vẽ bằng cách sử dụng dữ liệu giá từ thời điểm được xác định trước và tạo ra giá trị trung bình.

Các chỉ báo chứng khoán hiệu quả

Ví dụ: SMA 10 ngày được vẽ khi trader lấy giá trung bình diễn ra trong 10 ngày qua, hay đường EMA còn được tính toán theo cách khác là đặt nặng các dữ liệu giá xảy ra trong khoảng thời gian gần đây. Điều này làm cho nó có phản ứng nhanh với hành động giá gần đây nhiều hơn.

Tuy nhiên, MA được xem như chỉ báo chậm, nên thời gian càng lâu thì độ trễ của nó sẽ càng lớn và đường SMA 200 ngày sẽ có tốc độ phản ứng chậm hơn với hành động giá diễn ra trong khoảng thời gian gần đây so với đường SMA 50 ngày.

Đa phần những nhà đầu tư đều sử dụng mối quan hệ giữa giá với các đường trung bình động cụ thể để phân tích xu hướng thị trường hiện tại. Dễ hiểu thì khi giá nằm trên đường SMA 200 ngày ở thời gian lâu dài, tài sản đang được giao dịch được trader xem là ở trong thị trường trong một thời gian dài, tài sản có thể được nhiều nhà giao dịch xem là đang trong thời kỳ giá đi lên.

Nhà đầu tư cũng có thể áp dụng sự giao nhau của các đường MA để xác định tín hiệu mua hoặc bán. Nếu một đường SMA 100 ngày đang cắt xuống dưới đường SMA 200 ngày, cho thấy tín hiệu bán hay chỉ ra giá trung bình trong 100 ngày qua đang ở mức thấp hơn giá trung bình trong 200 ngày.

Nhưng ý nghĩa của việc bán ở đây, chính là sự biến động giá trong ngắn hạn không còn dịch chuyển theo xu hướng tăng nữa. Vì vậy, xu hướng trên thị trường có thể diễn ra đảo chiều sớm hơn.

Xem thêm: Phần mềm phân tích chứng khoán

Đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD)

MACD thường được nhà đầu tư sử dụng để tìm ra đà của tài sản thông qua việc hiển thị mối quan hệ giữa hai đường trung bình động. MACD được hình thành từ hai đường là MACD và đường tín hiệu. Trong đó, MACD được tính thông qua cách lấy đường EMA 12 trừ đi 26 EMA.

MACD được tính thông qua cách lấy đường EMA 12 trừ đi 26 EMA.

Điều này sẽ được vẽ trên đường 9 EMA của đường MACD và cũng chính là đường tín hiệu của đường EMA. Nhiều công cụ cũng được nhà giao dịch kết hợp trên biểu đồ, để chứng tỏ khoảng cách giữa đường MACD và đường tín hiệu.

Thông qua cách xác định sự phân kỳ giữa MACD và hành động giá, các nhà đầu tư có thể nhìn nhận rõ ràng hơn về sức mạnh của xu hướng hiện tại. Nếu giá đang được hình thành có mức cao hơn, trong khi đó thì MACD lại đang được tạo thành thấp hơn, có nghĩa thị trường chuẩn bị đảo chiều sớm diễn ra.

Các chỉ báo cơ bản trong chứng khoán như MACD sẽ cho nhà đầu tư biết được hành động giá đang tăng, trong khi đà tiếp tục suy giảm. Vì vậy, cơ hội diễn ra đảo chiều hay điều chỉnh cũng sẽ cao hơn nhiều.

Các nhà giao dịch cũng có thể áp dụng chỉ báo chứng khoán này để tìm kiếm sự giao nhau giữa đường MACD với đường tín hiệu. Nếu như đường MACD đang cắt lên trên đường tín hiệu, tức là đang biểu hiện tín hiệu mua. Ngược lại, nếu đường MACD đang cắt xuống dưới đường tín hiệu, điều đó đang chứng minh cho tín hiệu bán.

MACD thường được nhà giao dịch kết hợp với chỉ báo kỹ thuật RSI, bởi cả hai chỉ báo chứng khoán này đều dùng đo lường động lượng, nhưng được tính toán bằng các yếu tố khác nhau. Nếu kết hợp hoàn hảo hai đường này thì nhà giao dịch có thể nhìn nhận rõ ràng hơn về xu hướng của thị trường.

Chỉ báo RSI ngẫu nhiên

Giống như các chỉ báo chứng khoán trên thị RSI ngẫu nhiên cũng là một bộ dao động động lượng và thường được dùng để tìm kiếm xem một loại tài sản có đang được mua hay bán quá mức không. Nó là một dạng phái sinh từ chính chỉ số RSI và được hình thành từ những giá trị của RSI, thay vì dữ liệu giá.

Chỉ báo chứng khoán nào nên dùng?

Chỉ báo này được tạo thành bằng cách sử dụng một công thức được biết là công thức dao động Stochastic (Ngẫu nhiên) dành cho những giá trị RSI thông thường. Tuy nhiên, các giá trị của bộ RSI Stochastic đều tồn tại trong khoảng từ 0 cho đến 1 hoặc từ 0 và 100.

Một phần do tốc độ và độ nhạy nhanh hơn, nên StochRSI có thể hình thành rất nhiều tín hiệu giao dịch và rất khó để lý giải nghĩa của chúng. StochRSI phát huy hiệu quả nhất khi nó ở gần những điểm cực trị trên hoặc dưới phạm vi của chính nó.

Chỉ báo StochRSI trên mức 0,8 thường được xem là khu vực mua quá mức, trong khi giá trị nằm dưới mức 0,2 có thể được xem là khu vực bán quá mức.

Trong đó, giá trị 0 mang hàm ý RSI đang ở mức giá trị thấp nhất trong khoảng thời gian đo được, đã được thiết lập mặc định thường là 14 và ngược lại, nếu giá trị 1 thể hiện rằng RSI đang ở mức giá trị cao nhất trong khoảng thời gian đo được.

Tương tự như khi sử dụng RSI, sẽ không thể chắc chắn được giá sẽ đảo ngược khi giá trị StochRSI ở khu vực quá mua hoặc bán quá mức . Trong trường hợp của chỉ báo StochRSI, nó chỉ đang cho thấy các giá trị RSI đang ở gần những điểm cực trị trong những lần đọc gần đây.

Nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng chỉ báo chứng khoán StochRSI sẽ có độ nhạy hơn so với chỉ báo RSI, vì vậy nó có thể tạo ra nhiều tín hiệu không đúng hoặc thậm chí là gây ra hiểu lầm hơn.

Các dải Bollinger

Các dải Bollinger thường được sử dụng để đo lường tính biến động của thị trường, cũng như các điều kiện mua và bán quá mức. Bollinger được hình thành từ ba đường đó là: Một đường SMA (Dải giữa), một dải trên và dưới.

Các dải Bollinger trong giao dịch

Nhưng các thông số trong dải được thiết lập khác nhau và các dải trên hay dải dưới sẽ cách dải giữa 2 độ lệch chuẩn. Trong khi biến động thị trường đang tăng, giảm thất thường, nên khoảng cách giữa các dải cũng sẽ xảy ra sự biến đổi tăng và giảm.

Nhìn chung, giá ngày càng di chuyển đến gần với dải trên, thì tài sản hiển thị ở biểu đồ cũng ngày càng gần với điều kiện mua quá mức. Ngược lại, nếu giá di chuyển càng gần đến biên độ thấp hơn thì có thể đang ở gần điều kiện bán quá mức.

Tuy nhiên, đa số giá đều sẽ nằm trong các dải Bollinger, nhưng ở các trường hợp hiếm ít khi diễn ra thì giá có thể vượt lên trên hoặc thấp hơn so với chúng. Thậm chí là sự kiện này có thể cho thấy không phải là một tín hiệu giao dịch, nhưng bản chất của Bollinger lại đang hoạt động giống như một dấu hiệu của những điều kiện thị trường khắc nghiệt.

Một khái niệm đơn giản khác về dải Bollinger còn được gọi là giai đoạn siết chặt (Squeeze). Một thời kỳ mà giá có biến động thấp, làm cho toàn bộ dải BB đều di chuyển đến gần với nhau. Điều này được sử dụng như một tín hiệu về tính biến động tiềm ẩn có thể xảy ra ở thời gian tới và ngược lại thì nếu các dải Bollinger không ở gần nhau thì một thời kỳ giảm có thể diễn ra sau đó.

Trên đây là một trong số ít các chỉ báo chứng khoán được nhà đầu tư sử dụng rộng rãi trong môi trường giao dịch. Sự lựa chọn thì đa dạng nhưng quan trọng trader cần chọn được chỉ báo kỹ thuật hoàn hảo với chiến thuật giao dịch của mình và nắm rõ bản chất hoạt động của chúng để đem lại hiệu quả tốt nhất. Sanuytin.com chúc nhà giao dịch thành công nhé!

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.