X

BlockChain là gì? Tìm hiểu BlockChain và công nghệ mà nó mang lại cho thế giới

BlockChain là gì? Tìm hiểu BlockChain và công nghệ mà nó mang lại cho thế giới

BlockChain được biết đến là một ứng dụng công nghệ tuyệt vời, khi có cơ chế bảo mật vô cùng cao kèm theo nhiều tính năng hiện đại, nên luôn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau. Trong bài viết hôm nay, sẽ tìm hiểu về BlockChain Technology là gì? BlockChain phân thành mấy loại? Có những phiên bản nào? Nguyên lý hoạt động của BlockChain? Tương lai của công nghệ này như thế nào? Hãy cùng theo dõi nhé!

BlockChain là gì?

Tìm hiểu Blockchain Technology là gì?

Blockchain Technology là gì? BlockChain là một công nghệ được dùng để lưu trữ thông tin trong của những khối thông tin đã được liên kết với nhau và đồng thời nhận được sự kiểm soát của tất cả những người đã tham gia hệ thống ứng dụng này.

Không giống như Ngân Hàng Trung Ương hay nhà nước đều phải thông qua hệ thống trung gian thì đối với công nghệ BlockChain, chỉ cần trực tiếp truyền tải dữ liệu đi nhưng vẫn đảm bảo an toàn nhờ vào hệ thống mã hóa phức tạp và được mở rộng theo thời gian.

Hơn nữa, hệ thống BlockChain này được thiết lập ra với mục đích chống lại sự thay đổi dữ liệu trong hệ thống, với một chức năng vô cùng đặc biệt đó là cho phép truyền tải dữ liệu không đòi hỏi phải qua bất cứ một trung gian nào xác nhận thông tin.

Bởi do trong công nghệ BlockChain tồn tại rất nhiều nút hoạt động riêng biệt và có khả năng xác thực các thông tin trong hệ thống mà không cần đòi hỏi bất kỳ thao tác nào khác. Trong khi, các thông tin được cập nhật vào một chuỗi khối BlockChain thì sẽ không thay đổi được nữa và chỉ bổ sung thêm khi có sự đồng ý của tất cả mọi người trong hệ thống.

Có thể thấy, đây là một công nghệ có sự đảm bảo an toàn rất cao cho các dữ liệu trước các nguy cơ xảy ra tình trạng bị đánh cắp thông tin. Đặc biệt, là các dữ liệu nhạy cảm về tài khoản ngân hàng Online và thẻ thanh toán,… Thậm chí, ngay khi xảy ra một phần ứng dụng BlockChain đều bị tấn công, thì các phần thông tin còn lại sẽ không bị ảnh hưởng và vẫn tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin tối đa.

Cách thức hoạt động Blockchain như thế nào?

Là một nhà đầu tư, chắc chắn bạn phải biết đến blockchain và sự hình thành của nó. Đây được ví như một chuỗi được tạo thành từ khối dữ liệu riêng biệt. Nếu có dữ liệu mới được thêm vào mạng định kỳ thì khối mới sẽ được hình thành và gắn nó vào chuỗi. Việc này sẽ liên quan đến những nút cập nhật phiên bản của blockchain để chúng giống như nhau.

Những khối mới được hình thành chính là chìa khóa để giải thích cho vấn đề vì sao blockchain lại được xem là cơ chế an toàn. Các nút thường phải xác nhận và xác minh tính hợp pháp của phần dữ liệu mới trước khi thêm nó vào khối mới.

Với thị trường tiền điện tử, nhiều người sẽ lo ngại những giao dịch mới trong khối liên quan đến vấn đề gian lận hoặc tiền không được dùng nhiều hơn 1 lần. Điều này không giống với bảng tính độc lập hay cơ sở dữ liệu mà một người có thể thực hiện mà không cần có sự giám sát.

Hiện trên thị trường có hai loại blockchain là blockchain riêng tư và blockchain công khai.

  • Blockchain công khai cho phép mọi người có thể tham gia, đọc, viết hay kiểm tra dữ liệu trên blockchain đó. Tuy nhiên, không dễ để có thể thay đổi giao dịch được đăng nhập trong blockchain công khai vì không có cơ quan đứng đầu giúp kiểm soát các nút.
  • Blockchain riêng tư lại được kiểm soát bởi nhóm hoặc tổ chức có thẩm quyền. Và tất nhiên, nhóm và tổ chức này có nhiệm vụ quyết định người có thể được vào hệ thống, đồng thời còn có quyền quay lại và thay đổi chuỗi khối. Quy trình hoạt động của blockchain riêng tư cũng tương tự như một hệ thống dùng để lưu trữ dữ liệu nội bộ (trừ việc trải rộng trên nhiều nút nhằm tăng tính bảo mật).

Công nghệ tạo thành một BlockChain

BlockChain được hình thành phải dựa vào sự kết hợp của 3 công nghệ khác

Mặc khác, công nghệ Blockchain Technology là gì? Đó là công nghệ được hình thành phải dựa vào sự kết hợp hoàn hảo thông qua ba hệ thống công nghệ dưới đây:

  • Mật mã học: Thường sử dụng những mã chìa khóa Public Key kết hợp với các hàm Hash Function để tạo ra một tính minh bạch và bảo toàn sự riêng tư được tối đa.
  • Mạng ngang hàng: Mỗi một nút trong mạng đều giống như một Client và đồng thời cũng là một Server để cất giữ những bản sao dữ liệu của ứng dụng.
  • Lý thuyết trò chơi: Toàn bộ các nút khi tham gia vào ứng dụng, bắt buộc phải tuân theo các nguyên tắc luật chơi đồng thuận như PoW, PoS,…và được thúc đẩy bởi những động lực kinh tế khác.

Tuy nhiên, nếu dựa trên góc độ kinh doanh thì có thể xem BlockChain như một sổ cái kế toán hay một cơ sở dữ liệu chứa đựng tài sản hoặc một cấu trúc dữ liệu mà dùng để ghi chép lại toàn bộ lịch sử tài sản giữa các người tham gia trong cùng hệ thống mạng ngang hàng.

Ngược lại, nếu dựa vào góc độ kỹ thuật đó là một hình thức bất biến để cất giữ toàn bộ thông tin lịch sử trong quá trình giao dịch tài sản. Hay dưới góc độ xã hội đó là một hiện tượng được sử dụng chỉ để tạo ra niềm tin bằng nguyên tắc đồng thuận giữa các người dùng trong một hệ thống phân cấp.

Những phân loại của BlockChain

Tìm hiểu về công nghệ Blockchain – Mạng lưới BlockChain được chia thành 3 loại

Public Blockchain Technology là gì?

Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng đều có quyền đọc và ghi dữ liệu lại trên hệ thống BlockChain. Tuy nhiên, quá trình xác thực giao dịch trên BlockChain này, đòi hỏi phải có vô số nút tham gia vào ứng dụng này. Do đó, muốn tấn công vào ứng dụng BlockChain này là điều không dễ dàng gì và có thể tốn một số tiền khá cao đó là Bitcoin, Ethereum,…

Private Blockchain Technology là gì?

  • Người tham gia chỉ được phép đọc dữ liệu, nhưng không được ghi chép lại vì điều này thuộc sở hữu của bên tổ chức thứ ba. Do đó, những tổ chức này có thể cấp quyền hoặc không cho phép người tham gia đọc dữ liệu trong một số trường hợp nhất định và họ có nắm toàn bộ quyền quyết định trên hệ thống BlockChain.
  • Do đây là một Private BlockChain, vì vậy thời gian xác nhận giao dịch tương đối nhanh và chỉ sử dụng một lượng nhỏ thiết bị tham gia để xác thực giao dịch, nên mọi thứ diễn ra vô cùng thuận lợi cho người tham gia.

Permissioned BlockChain

Được gọi với cái tên khác là Consortium, một dạng của Private nhưng được nâng cấp thêm một số tính năng nhất định. Chính xác hơn, sự kết hợp giữa niềm tin khi tham gia vào Public và niềm tin tuyệt đối khi tham gia vào Private.

Công nghệ BlockChain có những phiên bản nào?

Công nghệ Blockchain là gì? Công nghệ có 4 phiên bản khác nhau

Hệ thống BlockChain 1.0

Hay còn được gọi là tiền điện tử và thanh toán, hỗ trợ cho toàn bộ quá trình giao dịch có liên quan đến những dịch vụ trao đổi tiền tệ và kiều hối hay thiết lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số nằm trong phạm vi tiền điện tử thông qua sử dụng các thuật toán về tiền tệ.

Hệ thống BlockChain 2.0

Được biết đến là những lĩnh vực về tài chính hay thị trường và được sử dụng để xử lý các tài sản trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Những tài sản này sẽ bao gồm cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu hoặc bất kỳ vấn đề gì có liên quan đến thỏa thuận hay hợp đồng đều được thể hiện một cách minh bạch và chi tiết nhất.

Hệ thống BlockChain 3.0

Hay còn gọi là thiết kế và giám sát hoạt động, Không chỉ riêng lĩnh vực tài chính mà BlockChain còn cho phép người dùng mở rộng và gia nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống như y tế, giáo dục, chính phủ hay nghệ thuật.

Hệ thống BlockChain 4.0

Một ứng dụng dành cho các doanh nghiệp và là công nghệ mới nhất, được tạo thành để tối ưu hoá những ưu điểm và khắc phục nhược điểm của các ứng dụng công nghệ trước. Với BlockChain này, sẽ hướng đến các công ty là nhiều với mục đích tạo ra các hệ thống giao dịch nhanh chóng và hoàn thiện hơn.

Nguyên tắc hoạt động của Blockchain Technology

Nguyên lý mã hoá

Người tham gia vào mạng lưới BlockChain bắt buộc phải có một ví tiền điện tử
  • Hệ thống BlockChain được thiết lập theo nguyên tắc không yêu cầu sự tin cậy hay đảm bảo bởi độ tin cậy có được bằng cách nhờ vào những hàm mã hóa toán học đặc biệt. Để có thể thực hiện các giao dịch trên ứng dụng BlockChain, người tham gia bắt buộc phải có một ví tiền điện tử.
  • Ví tiền điện tử này sẽ được bảo vệ bằng một phương pháp mã hóa đặc biệt dựa vào việc sử dụng một cặp khóa bảo mật duy nhất chính là Private Key, một ổ khóa riêng tư và Public Key, một ở khóa công khai.
  • Vì vậy, trường hợp, một thông báo được mã hóa bằng một khóa công khai chi tiết thì người dùng cũng chỉ có thể giải mã hay đọc nội dung của thông báo đó khi các khoá riêng tư và khoá công khai này đều được kết hợp thành một cặp.

Quy tắc của sổ cái

  • Hệ thống BlockChain, chỉ ghi lại quá trình giao dịch khi được yêu cầu chứ không theo dõi số dư tài khoản và số dư tài khoản của người tham gia sẽ được cất giữ dựa trên các nút trong công nghệ BlockChain này, do mỗi nút đều lưu trữ một bản sao dữ liệu của sổ kế toán.
  • Do đó, nếu muốn biết số dư trên ví điện tử của mình thì người tham gia cần phải xác thực hay xác nhận toàn bộ quá trình những cuộc giao dịch đã diễn ra trên hệ thống và có liên quan tới ví điện tử của mình.

Nguyên lý tạo khối

Mỗi nút có thể thực hiện nhóm các cuộc giao dịch lại với nhau tạo thành một khối
  • Toàn bộ quá trình giao dịch sau khi được gửi lên mạng lưới BlockChain sẽ được tiến hành phân loại vào các khối và những cuộc giao dịch trong cùng một khối còn được xem giống như đã xảy ra cùng thời điểm. Ngược lại, các giao dịch chưa được thực hiện trong một khối thì được xem là chưa được xác nhận.
  • Hơn nữa, mỗi nút có thể thực hiện nhóm các cuộc giao dịch lại với nhau tạo thành một khối và gửi khối đó vào trong những mạng lưới như một hàm ý sẽ cho phép các khối tiếp theo được gắn kết vào sau đó.
  • Tuy nhiên, bất kỳ nút nào cũng có thể tạo ra một khối mới và khi muốn được thêm vào trên hệ thống BlockChain thì bắt buộc mỗi khối phải chứa một đoạn mã được thiết lập ra bằng các hàm mã hóa băm không thể đảo ngược được.
  • Vì trong mạng lưới luôn có một số lượng lớn hệ thống máy tính đều chỉ tập trung vào việc dự đoán ra các dãy số ngẫu nhiên, nên cứ sau 10 phút thì một khối mới sẽ được tạo thành. Đặc biệt, những dãy số ngẫu nhiên này, là các số khi kết hợp với nội dung khối trước để tạo thành một kết quả đã được hệ thống định nghĩa trước.
  • Do đó, những nút nào xử lý được vấn đề toán học nhanh chóng thì sẽ được quyền gắn khối tiếp theo lên trên chuỗi BlockChain và gửi nó tới toàn bộ mạng lưới của hệ thống. Nếu hai nút đều xử lý cùng một vấn đề trong một thời gian và truyền các khối kết quả đồng thời lên phía trên mạng lưới thì mỗi nút sẽ được xây dựng các khối kế tiếp dựa vào khối trước mà nó nhận được đầu tiên.
  • Tuy nhiên, xác suất việc tạo ra các Block đồng thời là khả năng vô cùng thấp nên hầu như không có trường hợp nhiều khối đều xử lý cùng một lúc hay nhiều lần tạo ra các khối nối đuôi không giống nhau. Do đó, toàn bộ chuỗi khối sẽ nhanh chóng ổn định lại và thống nhất với nhau khi mà tất cả các nút đều chấp thuận.

Thuật toán bảo mật BlockChain

  • Tất cả quá trình giao dịch trong công nghệ BlockChain đều nhận được sự bảo vệ của các thuật toán học. Khi mỗi Block chứa một tham chiếu đến khối phía trước, thì đây là một vấn đề toán học cần được xử lý để truyền tải khối phía sau tới hệ thống.
  • Vì vậy, để tính toán trước một loạt các Block là vô cùng khó khăn, bởi nó cần đưa ra một số lượng lớn các dãy số ngẫu nhiên cần thiết để xử lý một khối và đặt nó trên mạng lưới BlockChain. Chính vì thế, quá trình giao dịch của BlockChain ngày càng có tính chất an toàn hơn.

Hệ thống BlockChain trong tương lai

Công nghệ blockchain 4.0 là gì?

Vào năm 1991, thời điểm đầu tiên được đề xuất như một dự án nghiên cứu và BlockChain cũng giống như hầu hết các sáng chế mới trong hơn hai thập kỷ qua, khi những công ty trên khắp thế giới vẫn đang tiến hành nghiên cứu và đánh giá hay thử nghiệm công nghệ BlockChain này một cách thận trọng và kỹ càng.

Những năm gần đây, với nhiều hệ thống thực tế trong công nghệ đã được triển khai và bắt đầu khám phá, thì cuối cùng mạng lưới BlockChain đã tạo nên tiếng vang khi bước sang năm thứ 27, điều này phần lớn là nhờ vào sự phát triển của đồng Bitcoin và thị trường tiền điện tử.

Ngoài ra, trở thành một từ khóa thông dụng của mọi nhà đầu tư trên toàn thế giới và BlockChain được tạo thành chỉ để giúp cho toàn bộ hoạt động kinh doanh hay quản lý của những tập đoàn và nhà nước có được các thông tin chính xác, hiệu quả và bảo mật thông tin tuyệt đối.

Hướng dẫn cách sử dụng Blockchain

Có thể bạn chưa biết, nhưng blockchain được sinh ra và giải quyết được rất nhiều vấn đề khác nhau cho con người. Cụ thể hơn là các dịch vụ tài chính, quản trị, bỏ phiếu, …

  • Tiền điện tử: Blockchain có lẽ được dùng nhiều nhất vào các đồng tiền điện tử đình đám như Bitcoin, Ethereum, … Khi nhà đầu tư giao dịch, trao đổi tiền ảo thì cũng sẽ được ghi lại trên các blockchain. Một khi đồng tiền ảo trở nên phổ biến, thì cũng là lúc blockchain được nhận biết nhiều hơn.
  • Ngân hàng: Không chỉ giúp ích cho thị trường tiền điện tử, blockchain còn dùng để xử lý các giao dịch bằng tiền tệ fiat như USD và EUR. Bạn có thể dùng công nghệ này để hỗ trợ tốt nhất cho việc gửi tiền và những giao dịch xác minh nhanh hơn.
  • Chuyển giao tài sản: Người dùng có thể tận dụng Blockchain để ghi lại và chuyển quyền sở hữu những tài sản khác nhau. Công nghệ này được áp dụng cho tài sản kỹ thuật số như NFT.
  • Hợp đồng thông minh: Đây là một cách ứng dụng khác của blockchain. Các hợp đồng sẽ được tự động thực hiện và nó cũng được gọi là hợp đồng thông minh như hiện tại. Khi các điều kiện đã được áp dụng thì cũng là lúc hợp đồng kỹ thuật số này được ban hành.
  • Giám sát chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng sẽ có một lượng lớn thông tin nhất là trong trường hợp hàng hóa đi từ nơi này sang nơi khác trên thế giới. Nếu thông tin này được lưu trên blockchain thì bạn có thể giám sát và quay lại chuỗi cung ứng dễ dàng hơn.
  • Bỏ phiếu: Nhiều chuyên gia đang tìm cách dùng blockchain để tránh vấn đề gian lận trong việc bỏ phiếu. Nhờ vào blockchain mà mọi người có thể công bằng hơn trong việc bỏ biếu.

Ưu và nhược điểm của blockchain là gì?

Ưu điểm:

  • Nâng cao tính chính xác cho các giao dịch. Vì giao dịch của bạn sẽ được xác nhận thông qua nhiều nút nên sẽ giảm thiểu vấn đề lỗi.
  • Không cần trung gian: Hai bên có thể xác nhận giao dịch hoặc hoàn thành điều gì đó mà không cần thông qua bên thứ ba. Đây là cách để tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình giao dịch
  • Bảo mật bổ sung: Nhờ mạng lưới phi tập trung của blockchain nên có thể loại bỏ được tình trạng gian lận. Một người có thể thay đổi giao dịch cần hack nút và đổi dữ liệu trong sổ cái và điều này dường như không thể.
  • Chuyển tiền hiệu quả hơn: Mọi người có thể thực hiện giao dịch chuyển tiền xuyên quốc giá 24/7, vì các blockchain hoạt động liên tục. Không cần thông qua cơ quan chính phủ hay bất kỳ ngân hàng nào.

Nhược điểm:

  • Giới hạn giao dịch mỗi giây: Blockchain cần có mạng lưới lớn hơn để các giao dịch được phê duyệt về tốc độ di chuyển.
  • Chi phí năng lượng cao: Những nút hoạt động nhằm xác minh giao dịch sẽ tiêu tốn nhiều điện năng hơn so với bảng tính đơn lẻ hay cơ sở dữ liệu. Đây là vấn đề gây nên gánh nặng cho môi trường cũng như khiến các giao dịch trên blockchain tiêu tốn nhiều chi phí.
  • Rủi ro mất mát tài sản: Một vài tài sản kỹ thuật số được đảm bảo áp dụng một khóa mật mã như cryptocurrency trong một chiếc ví blockchain. Để an toàn thì bạn phải đảm bảo tính bảo mật cho chìa khóa này. Một khi mất đi khóa mật mã riêng tư cũng có nghĩa là bạn mất khả năng khôi phục tài sản đó.
  • Một số hoạt động bất hợp pháp: Blockchain có hai dạng là riêng tư và bảo mật, chính điều này khiến nó trở nên hấp dẫn hơn đối với kẻ gian lận. Bạn khó lòng mà theo dõi được những giao dịch gian lận.

Bài viết của Sàn Uy Tín về mạng lưới BlockChain đã cung cấp toàn bộ thông tin đầy đủ nhất về Blockchain Technology là gì, qua đó thấy được rằng BlockChain đã mở ra một thời đại mới về công nghệ, khi giúp bảo mật dữ liệu được an toàn và hạn chế tối đa bị đánh cắp thông tin, nên luôn là ứng dụng được sử dụng nhiều trong những ngành nghề khác nhau.

Bình chọn bài viết
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.