Quản lý chi tiêu cá nhân là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đảm bảo tài chính ổn định và đạt được mục tiêu trong tương lai. Tuy nhiên, đây là một công việc khó khăn, phức tạp mà không phải ai cũng có khả năng thực hiện. Hãy cùng theo dõi và tìm hiểu bài viết dưới đây về bí quyết quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả nhé!
- Nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu an toàn nhất?
- Những thông tin quan trọng về định chế tài chính phi ngân hàng
- Dòng tiền thông minh là gì? Kỹ thuật nhận diện dòng tiền thông minh
Quản lý chi tiêu cá nhân là gì?
Quản lý chi tiêu cá nhân là phương pháp sắp xếp và phân bổ tiền thành các khoản nhỏ hợp lý. Quá trình này đòi hỏi phải theo dõi, xem xét và điều chỉnh chi tiêu theo hàng ngày, hàng tháng và từng năm. Đây là một kỹ năng quan trọng để ổn định tài chính trong tương lai.
Việc quản lý chi tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu, thu nhập và đầu tư trong tương lai. Điều này cho phép mọi người kiểm soát dòng tiền một cách thông minh, chủ động hơn trong việc xử lý các vấn đề phát sinh, hạn chế tối đa rủi ro.
5 bí quyết quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả
Quản lý chi tiêu cá nhân là công việc cần thiết của tất cả mọi người. Do đó, hãy tham khảo những bí quyết quản lý chi tiêu cá nhân dưới đây để kiểm soát dòng tiền hiệu quả:
Xác định mục tiêu tài chính
Đa số mọi người đều gặp tình trạng chung về chi tiêu vì họ không xem xét hoặc tính toán về cách họ tiêu tiền. Điều này hình thành thói quen tiêu xài phung phí, một cách tùy tiện mà không có bất cứ mục đích nào, dẫn đến hiện tượng chi tiêu quá mức.
Bí quyết quản lý chi tiêu cá nhân tốt nhất chính là phải xác định rõ ràng mục tiêu tài chính và lập một kế hoạch chi tiết. Điều này cho phép mọi người quản lý tốt hơn dòng tiền ra vào cũng như đạt được các mục tiêu dài hạn của họ. Các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn như mua thiết bị điện tử, thanh toán nợ ngân hàng, khởi nghiệp, nghỉ hưu,…
Phân bổ tài chính hợp lý
Phân bổ chi tiêu hợp lý là công việc cần thiết đối với mỗi cá nhân. Tuy nhiên, tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu mỗi cá nhân sẽ sử dụng một phương pháp khác nhau. Dưới đây sẽ là 3 phương pháp phổ biến được nhiều sử dụng:
Phương pháp 6 cái lọ
Đây là một trong các bí quyết quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả được lấy từ cuốn sách “Secrets of the Millionaire Mind” của T. Harv Eker. Khi sử dụng phương pháp này, mọi người sẽ chia khoản thu nhập thành 6 và mỗi khoản tương ứng với mục đích khác nhau:
Lọ 1 – Các nhu cầu thiết yếu (55%) | Chi phí sinh hoạt, nhà ở và thanh toán hóa đơn. Nếu mọi người chi hơn 55% cho khoản này, nên tùy chỉnh lại cho hợp lý. |
Lọ 2 – Tiết kiệm dài hạn (10%) | Khoản này dành cho các mục tiêu tài chính dài hạn như mua nhà, ô tô, kinh doanh,… Mọi người có thể lựa chọn mở tài khoản tiết kiệm hoặc bỏ ống heo. |
Lọ 3 – Đầu tư tri thức (10%) | Nâng cao kiến thức bằng cách tham gia các khóa học phát triển kỹ năng, buổi hội thảo,.. giúp mọi người tăng cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn. |
Lọ 4 – Hoạt động vui chơi, giải trí (10%) | Số tiền này được dùng để phục vụ bản thân, tạo động lực cho những dự định trong tương lai như đi du lịch, thư giãn sau một ngày dài làm việc, mua sắm mỹ phẩm chăm sóc da,… |
Lọ 5 – Hoạt động từ thiện (10%) | Chi phí từ thiện, giúp đỡ người khác,… Mọi người có thể giảm bớt chi tiêu cho khoản này nhưng không phải là ngừng hẳn. |
Lọ 6 – Đầu tư tài chính (10%) | Huy động vốn kinh doanh, mua bất động sản, đầu tư các hình thức sinh lời khác nhằm tạo thu nhập thụ động. Khoản này xem như số tiền dự phòng cho các trường hợp mất việc hoặc tài chính khó khăn. |
Phương pháp 50/20/30
Đây là một trong những quy tắc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, người thực hiện phải thu nhập theo tỷ lệ sau:
50% | Thanh toán hóa đơn, điện, nước, ăn uống, tiền thuê nhà,… (có thể xác định dựa trên hóa đơn hàng tháng, lịch sử giao dịch hàng tháng,…) |
30% | Chi phí sinh hoạt bao gồm mua sắm, giải trí, chi phí đám cưới, tiệc tùng,… (Nếu có thể, hãy giữ chi phí trong phần này ở mức tối thiểu.) |
20% | Tiết kiệm và trả nợ: Khoản này dành để tiết kiệm và trả các khoản nợ cũ (điều này có thể giúp mọi người đối phó với các tình huống bất ngờ.) |
Phương pháp Kakeibo Nhật Bản
Phương pháp quản lý chi tiêu này được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1904, và nó nhanh chóng trở thành một nghệ thuật tiết kiệm phổ biến của người Nhật. Mọi người chỉ cần chia thu nhập của họ thành 4 phong bì: Nhu cầu thiết yếu, nhu cầu không thiết yếu, chi phí đầu tư và chi phí phát sinh.
Các bước thực hiện tiết kiệm tiền bằng phong bì như sau:
- Lập danh sách các chi phí hàng tháng và viết chúng trên mỗi phong bì.
- Rút tiền và chia cho các phong bì dựa trên mục đích liệt kê. Mọi người có thể sử dụng quy tắc quản lý tài chính để phân chia.
- Người thực hiện chỉ có thể chi tiêu đúng số tiền đặt trong phong bì. Không lấy tiền từ phong bì khác để bỏ vào phong bì hết tiền.
- Tổng hợp những phát hiện của bạn vào sổ tay Kakeibo hàng tháng. Ghi lại những mục không phù hợp với kế hoạch điều chỉnh.
- Tổng hợp khoản thu chi hàng tháng, ghi chú các khoản không phù hợp để có phương án điều chỉnh tốt nhất.
Phương pháp này đòi hỏi sự kiên nhẫn của người thực hành. Hiệu quả sẽ đặc biệt mạnh nếu họ tuân thủ theo phương pháp này.
Thay đổi thói quen mua sắm
Hầu hết mọi người thích mua sắm trực tuyến thông qua các nền tảng thương mại điện tử. Ứng dụng này có nhiều chương trình khuyến mãi và Flash Sale thu hút sự quan tâm của mọi người, khiến họ lấp đầy giỏ hàng của mình.
Tuy nhiên, tất cả các sản phẩm này đều rẻ tiền, thời gian sử dụng ngắn hoặc dễ bị hư hỏng. Nếu tình trạng này kéo dài khiến cho nhiều người gặp khó khăn về tài chính.
Trước khi đi mua sắm, hãy lên danh sách những món đồ cần thiết và quan trọng tùy chỉnh phù hợp với ngân sách. Mặc dù, các sản phẩm chất lượng có giá thành cao nhưng mọi người nên ưu tiên mua vì chúng có thể sử dụng trong thời gian lâu dài, tiết kiệm được nhiều chi phí.
Lập tài khoản tiết kiệm ngắn hạn
Cho dù kế hoạch quản lý chi tiêu cá nhân có hoàn hảo 100% cũng không tránh khỏi những chi phí phát sinh khác. Nếu nguồn thu nhập hiện tại của mọi người không thể giải quyết các vấn đề thì cần có kế hoạch dự phòng – Khoản tiền tiết kiệm ngắn hạn.
Mọi người hãy trích một khoản thu nhập nhỏ để gửi vào tài khoản này, nhằm đối phó các trường hợp khẩn cấp, tránh được tình trạng chi tiêu quá mức, không thể kiểm soát khi có quá nhiều tiền trong tay.
Sử dụng các App quản lý chi tiêu cá nhân
Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng (App) trên điện thoại thông minh, phần mềm ra đời hỗ trợ mọi người ghi chép, theo dõi tài khoản, giúp đơn giản hóa quá trình quản lý chi tiêu, tiết kiệm hoặc các khoản đầu tư.
Các ứng dụng quản lý chi tiêu này đều có cảnh báo chi tiêu, cho phép người dùng dễ dàng quản lý dòng tiền của mình. Một số phần mềm có các ứng dụng giống như ngân hàng kỹ thuật số thông minh TNEX, Misa, Money Lover, Home Budget, và các ứng dụng phần mềm khác.
Trên đây là 5 bí quyết quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả nhất hiện nay. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho mọi người trong việc xác định phương pháp tốt nhất để quản lý dòng tiền vào và ra một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tài chính trong tương lai, hãy luôn kiên trì và tuân thủ các nguyên tắc. Đừng quên theo dõi Sanuytin.com để cập nhật các bài viết kiến thức Tài chính mới nhất nhé!