X

Chế độ bản vị vàng (Gold Standard) là gì?

Chế đồ bản vị vàng (Gold Standard) là gì?

Trước khi có sự phát triển của tiền tệ, thì vàng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, làm một đơn vị cung ứng thay cho đồng tiền, nên được biết đến với tên gọi khác là chế độ bản vị vàng, nhưng hiện nay nền kinh tế đã phát triển nên bản vị vàng đã không còn tồn tại nữa.

Nhưng vẫn khiến cho nhiều nhà đầu tư tò mò. Vậy bài viết hôm nay sẽ giới thiệu toàn bộ thông tin cần thiết như bản vị vàng là gì? Quá trình hoạt động của nó ra sao và tại sao chế độ bản vị vàng lại sụp đổ? Hãy cùng theo dõi nhé!

Chế độ bản vị vàng là gì? Gold standard là gì?

Gold standard là gì? Bản vị là gì?

Bản vị vàng có tên gọi tiếng Anh là Gold Standard, hay được gọi là kim bản vị- Một hệ thống tiền tệ được chính pháp luật quy định phải dùng vàng để đúc thành tiền vàng. Trong quá trình phát triển thì hệ thống này phân thành ba hình thức của ba chế độ khác nhau như sau:

  • Bản vị tiền tệ vàng
  • Bản vị vàng thỏi
  • Bản vị hối đoái vàng

Trong thời kỳ của chế độ bản vị vàng, những cơ quan phát hành tiền mặt ở các dạng giấy bạc hay tiền xu, đều phải đưa ra cam kết sẵn sàng nhận lại tiền mặt và trả lại vàng nếu được yêu cầu. Hầu hết, các chính phủ đều dùng thước đo giá trị cố định này nếu đồng ý thanh toán cả tiền mặt của chính phủ nước khác bằng vàng sẽ có liên hệ tiền tệ ấn định về số lượng tiền mặt hiện đang lưu hành và tỷ giá quy đổi,….

Tuy nhiên, hiện nay thì không còn quốc gia nào trên thế giới sử dụng chế độ bản vị vàng nữa. Thay vào đó, sẽ dùng tiền pháp định, cụ thể hơn là tiền tệ do chính nhà nước phát hành, cũng như những vấn đề liên quan về nộp thuế, nhận trợ cấp,… đều phải thanh toán bằng loại tiền tệ đã quy định, nhưng vẫn có một số định chế tài chính cá nhân vẫn áp dụng bản vị vàng.

Quy tắc của chế độ bản vị vàng

  • Những quốc gia ấn định cố định giá trị đồng tiền của quốc gia mình với vàng, không hạn chế việc trao đổi vàng tại mức giá truy định.
  • Xuất nhập khẩu vàng được thực hiện tự do gữa các quốc gia
  • Tiền được phát hành bởi Ngân hàng Trung ương bảo đảm 100% bằng vàng

Những hạn chế của chế độ bản vị vàng

  • Nền kinh tế thường xuyên rơi vào bất ổn
  • Những phát hiện về mỏ vàng mới sẽ làm tăng cung ứng tiền, đồng thời kiến lạm phát tăng đột biến.
  • Những nước khan hiếm vàng sẽ bị hạn chế về việc cung ứng cũng như kìm hãm dực phát triển về kinh tế.
  • Đất nước thâm hụt cán cân kinh tế phải trải qua thời kỳ đình đốn và lạm phát.

Tại sao lại áp dụng bản vị vàng?

Trên thị trường có rất nhiều hàng hóa khác nhau, có thể sử dụng làm tiền tệ như lúa gạo, trâu bò,…nhưng không nhất thiết phải dùng vàng. Mặc khác, vàng lại được áp dụng thay cho đồng tiền tệ và vật lưu trữ giá trị bởi do tính chất và đặc trưng như sau:

  • Đơn giản là vàng dễ dàng nhận dạng được và có độ bền vững.
  • Một nguồn cung ổn định và không bị thay đổi giá trị trên thị trường.

Quá trình hoạt động của bản vị vàng trong năm 1871 đến năm 1971

Quá trình hoạt động của tiền bản vị vàng

Như đã nói ở trên, thì trong hệ thống bản vị vàng, vàng được xem là một giá trị hỗ trợ nhằm đảm bảo giá trị của đồng tiền, điều đó cũng có nghĩa là phải có vàng mới có thể in được tiền. Đến năm 1821, Anh đã trở thành đất nước đầu tiên chính thức dùng bản vị vàng, từ đó sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại, kéo theo nhu cầu sản xuất khắp thế giới đã đem lại những nhu cầu lớn về vàng, khiến cho bản vị vàng vẫn được sử dụng tiếp tục trong các thời kỳ kế tiếp.

Mặc khác, khi giữa những quốc gia có sự mất cân bằng thương mại thì sẽ dùng vàng để giải quyết các vấn đề đó. Thậm chí, đến cả chính phủ cũng bắt đầu dự trữ vàng, đề phòng những giai đoạn khó khăn xảy ra và cho đến thời điểm hiện tại thì kho dự trữ vẫn còn tồn tại.

Vào năm 1871, Đức cũng chính thức áp dụng bản vị vàng quốc tế, mãi đến năm 1900, nó đã phát triển mạnh mẽ trên khắp các quốc gia có nền kinh tế lớn, trong đó Mỹ là quốc gia áp dụng bản vị vàng sau cùng.

Tuy nhiên, tại Mỹ đã sử dụng tờ tiền 20 USD Gold với 100% lượng dự trữ tương ứng và được cấp giấy chứng nhận tờ tiền có chứa vàng hợp pháp đối với hầm chứa vàng. Vì vậy, có thể đem theo tờ tiền này đi đến bất cứ nơi đâu và quy đổi ra thành một lượng vàng hay bạc tương xứng với nó.

Có lẽ, đây cũng chính là lý do khiến cho chính phủ nhường lại quyền in tiền từ các nhà băng cá nhân vào trong tay của những Ngân Hàng Trung Ương. Chính vì thế, mà có khả năng là chính phủ đã gian lận ngay từ lúc đầu, khi họ in tiền nhiều hơn lượng vàng đang nằm trong kho bạc.

Những năm 1871 cho đến năm 1914, là thời kỳ hoàng kim của chế độ bản vị vàng, bởi các điều kiện của chính phủ hầu như được cho là hợp lý đã xuất hiện trên thế giới. Tại đó, những chính phủ đã cùng nhau làm việc rất tốt khiến cho hệ thống hoạt động vô cùng năng suất, nhưng tất cả những điều này đã thay đổi mãi mãi do sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ nhất từ năm 1914.

Sự ra đời của hệ thống Bretton Woods vào năm 1944 đến năm 1971

Hệ thống Bretton Woods ra đời nhằm thiết lập lại chế độ tiền tệ mới

Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, những đồng minh chính trị đã có sự thay đổi và tình trạng nợ nần của các quốc gia lại tiếp tục gia tăng, làm cho vấn đề tài chính của chính phủ ngày càng tệ đi. Mặc dù chế độ bản vị vàng vẫn không bị xóa bỏ, nhưng nó vẫn đang ở trong tình trạng nguy hiểm tại suốt giai đoạn chiến tranh xảy ra.

Các quốc gia tham chiến với nhau đã dừng việc trao đổi vàng và tiến đến một tiêu chuẩn mới khác được gọi là chế độ bản vị vàng hối đoái có tên tiếng Anh là Gold Exchange Standard– Cũng là một dạng của hình thức của bản vị vàng, nhưng trong đó các tờ tiền giấy được đảm bảo bởi một phần vàng mà không còn 100% vàng như lúc trước nữa.

Tại Mỹ, tổ chức Fed đã cho phép in tờ tiền 50 USD và quy đổi tương ứng với tờ tiền 20 USD Gold. Điều đó, có nghĩa là hàm lượng vàng đã bị giảm xuống chỉ còn 40% lượng vàng ở trong đó.

Trong hai cuộc chiến tranh diễn ra, Mỹ là quốc gia hưởng được lợi nhiều nhất do chỉ đứng ra buôn bán vũ khí, những trang thiết bị và lương thực,… cho cả hai bên tham chiến. Ngay thời điểm đó, Mỹ nhanh chóng sở hữu đến 2/3 lượng vàng trên toàn thế giới.

Phần còn lại của thế giới phải phân bổ theo tỷ lệ 1/3 và Châu Âu đã không còn gì sau chiến tranh và chế độ tiền tệ đã không còn hoạt động được tốt, khi khu vực Châu Âu đang trong tình trạng thiếu thốn, muốn xây dựng lại thì ngay lúc này, Mỹ đã đứng ra cho vay bằng đồng Đô la, để giúp cho Châu Âu khôi phục lại mọi thứ sau chiến tranh.

Khi chiến tranh thế giới thứ hai gần kết thúc thì vào năm 1944 các cường quốc tại phương Tây đã hẹn gặp nhau tại New Hampshire, Hoa Kỳ với mục đích thỏa thuận cho hệ thống tiền tệ mới và thế là hệ thống Bretton Woods chính thức ra đời.

Hệ thống Bretton Woods được hiểu đơn giản, là toàn bộ các đồng tiền trên thế giới sẽ nhận được sự bảo trợ của đồng Đô la và những đồng Đô la sẽ được vàng bảo trợ tại các mức giá như 35 USD cho 1 Ounce vàng. Bởi Mỹ đang nắm trong tay số lượng vàng trên toàn thế giới theo tỷ lệ 2/3.

Nhờ hệ thống Bretton Woods ra đời, đã đem lại sự đảm bảo cho mọi loại tiền tệ và làm cho hệ thống tiền tệ có được sự ổn định do chúng đều được quy đổi theo đồng Đô la hay giá trị của vàng. Dưới hệ thống đó, các Ngân Hàng Trung Ương của các quốc gia, chỉ riêng Hoa Kỳ phải có nhiệm vụ duy trì tỷ giá hối đoái cố định giữa các đồng tiền của họ với đồng Đô la.

Họ thực hiện điều này bằng việc can thiệp vào các thị trường ngoại hối. Nếu giá trị đồng tiền của một quốc gia lại cao hơn so với đồng Đô la thì Ngân Hàng Trung Ương tại quốc gia đó cần phải bán đồng tiền của nước mình để quy đổi ra thành Đô la, nhằm đảm bảo giá trị của đồng tiền đó phải giảm xuống. Ngược lại, nếu giá trị đồng tiền của một quốc gia quá thấp thì quốc gia đó cần phải mua vào tiền của chính mình, nhờ vậy sẽ thúc đẩy tăng giá của đồng tiền đó.

Chế độ bản vị vàng sụp đổ vào năm 1971

Vàng gold là gì? Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng

Kể từ khi xuất hiện hệ thống Bretton Woods, đã giúp cho việc trao đổi thương mại trên toàn thế giới bùng nổ và cũng từ đó hệ thống bản vị Đô la đã chính thức được bắt đầu. Bởi vì, dưới hệ thống Bretton Woods, Mỹ đã tiến hành in ra những tờ tiền mà không có tỷ lệ dự trữ vàng nào được thiết lập hết và khi chính phủ Mỹ bị thâm hụt ngân sách quá trầm trọng.

Lý do vì phải in tiền và hao tốn quá nhiều tiền trong chiến tranh của Hàn Quốc và chiến tranh Việt Nam, đồng thời chi tiêu cho chính sách của xã hội lớn của Lyndon B. Johnson, khi tiến hành nới rộng lượng cung tiền và bắt đầu cho lưu thông trên toàn thế giới.

Vào năm 1965, đồng Dollar rơi vào khủng hoảng và ngay thời điểm đó vị Tổng Thống thứ 18 của Pháp là Charles de Gaulle đã nhận ra vấn đề nằm ở chỗ là Mỹ không có đủ lượng vàng để đảm bảo cho việc in tờ tiền Dollar, trong khi Mỹ đã in quá nhiều và làm toàn bộ khu vực Châu Âu ngập tràn trong tờ Dollar.

Lúc này, vì muốn được an toàn mà nước Pháp muốn rút tài sản bằng đồng Đô la của mình để đổi lấy vàng và các quốc gia khác cũng nhận ra và đồng thời nhảy vào tham gia. Chính việc này, đã khiến cho Mỹ bị tổn thất 50% lượng vàng từ năm 1959 đến 1971 và số lượng Đô la được trả về Mỹ lại lớn gấp 12 lần lượng vàng họ đang có. Vào mùa hè năm 1971, quốc gia Anh cũng yêu cầu đổi 750 triệu Đô la để lấy vàng.

Tuy nhiên, Mỹ sẽ không để cho vấn đề đó tiếp tục được xảy ra. Vào tháng 8 năm 1971, Tổng Thống Mỹ bấy giờ là Nixon đã công bố trên các kênh truyền thông là sẽ xóa bỏ chế độ bản vị vàng ra khỏi đồng Đô la và cho phép nó được thả nổi giá trị, nghĩa là cho vàng được tự do dao động đối với các loại tiền tệ khác.

Ngay khi tin tức đó được công bố thì đồng Đô la đã suy giảm giá trị. Các nhà lãnh đạo trên thế giới cùng nhau tìm ra cách để gầy dựng lại hệ thống Bretton Woods thông qua một hiệp định có tên là Hiệp định Smithson năm 1971, nhưng đã thất bại. Đến năm 1973, Hoa Kỳ, cùng với các quốc gia khác đã đồng ý cho phép tỷ giá hối đoái được thả nổi và hệ thống bản vị vàng cũng sụp đổ kể từ đó.

Trên là toàn bộ chia sẻ của Sàn Uy Tín về bản vị vàng chế độ bản vị vàng, có thể thấy tuy đã không còn là đơn vị tiền tệ, nhưng vàng vẫn luôn là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư trên thế giới khi giao dịch, vì tính chất của nó ổn định và ít biến động, đồng thời giảm thiểu được khả năng xảy ra rủi ro.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.