Alameda Research sẽ trở thành cái tên tiếp theo được giới thiệu trong bài viết dưới đây về các quỹ đầu tư hàng đầu nhất thị trường Crypto. Cùng tìm hiểu xem Alameda Research là gì? Những dự án đầu tư nào đã được lựa chọn? Hiệu suất thành công ra sao nhé!
- Bitconnect lừa đảo nhà đầu tư như thế nào? Vụ lừa đảo tiền ảo có tiếng hiện nay
- BitMax lừa đảo? Đánh giá về sàn BitMax năm 2023
- BitMEX lừa đảo? Review về sàn BitMEX mới nhất
- Bitshares Coin là gì? Bitshares Coin có tiềm năng để đầu tư?
Alameda Research là gì?
Alameda Research được biết đến là một quỹ đầu tư lớn ra mắt thị trường vào tháng 10 năm 2017. Tính đến thời điểm hiện tại, công ty đã sở hữu hơn $1B tài sản tiền điện tử, cùng khối lượng giao dịch dao động từ $1B đến $10B qua mỗi ngày, đa dạng từ BTC cho đến Altcoin.
Quy mô hoạt động của quỹ luôn trải dài khắp thế giới, cùng khả năng hoạt động giao dịch trên tất cả các sàn môi giới và thị trường tài chính lớn.
Điều thú vị là Alameda một trong số ít công ty cung cấp đầy đủ dịch vụ cho những dự án đầu tư và trong số đó đã trở thành Market Maker, chuyên cung cấp thanh khoản gần 35 sàn môi giới lớn trên thị trường. Thậm chí OTC với mức giá chênh lệch thấp, tính thanh khoản cao,…ưu tiên cho những loại tài sản nào đang niêm yết trên broker.
Đội ngũ phát triển của dự án Alameda
Sam Bankman – Fried – CEO của Alameda Research: Một trong những người có sức ảnh hưởng mạnh đến thị trường tiền ảo hiện tại và kiêm vị trí CEO của sàn giao dịch có tốc độ phát triển vượt bậc FTX, cũng như nổi tiếng về ngành Futures.
- Nhưng không rõ vì lý do nào đó, danh sách thành viên hiện tại của Alameda Research lại không có tên của SBF. Tuy nhiên, cũng có thể là sự tái cơ cấu, phân chia lại vai trò trong nội bộ của Alameda và sàn FTX. Cho dù thế, khi nhắc đến Alameda thì hầu như ai cũng nghĩ đến Sam Bankman – Fried đầu tiên.
Sam Trabucco – Co-CEO của Alameda Research: Một nhà đầu tư trái phiếu, chứng chỉ quỹ
ETF nổi tiếng của công ty SIG. Ông là một trong những người tham gia tích cực trên Twitter, nên các dòng Tweet của Sam thường rất tác động rất lớn đến cộng đồng trader.
Caroline Ellison – Co-CEO: Trước khi trở thành thành viên của Alameda thì Caroline đã tốt nghiệp Đại học Stanford với bằng toán học và từng làm việc dưới cương vị là một nhà giao dịch trên sàn chứng khoán.
Nate Parke – CTO: Người lãnh đạo chủ chốt trong nhóm kỹ sư của Alameda Research. Trước đó, Nate đã tốt nghiệp tại UC Berkeley EECS và trở thành kỹ sư, học giả nghiên cứu cho quỹ khởi nghiệp VC funded tại UC Berkeley RISE Lab.
Danh mục đầu tư của Alameda Research là gì?
Aggregator
1inch: Đây là nền tảng tiên phong đầu tiên trong thị trường tiền điện tử, giúp cho người sử dụng có được quá trình giao dịch trượt giá cực thấp, cùng tính thanh khoản tốt nhất đến từ nhiều nguồn khác nhau. 1inch trải qua 3 giai đoạn kêu gọi vốn như sau:
- Seed tháng 8 năm 2020: Binance Labs, Alameda Research, Galaxy Digital, Dragonfly Capital
- Series A tháng 12 năm 2020: Pantera Capital, ParaFi Capital, Spartan Group,…
- Series B đang được chuẩn bị với mức định giá lên đến $2.25B.
ParaSwap: Một dự án tổng hợp tính thanh khoản có nét tương đồng với nền tảng 1inch và dự án ParaSwap cũng trải qua 2 giai đoạn kêu gọi vốn đó là:
- Seed tháng 9 năm 2020: Alameda, CoinGecko, Arrington XRP Capital,…
- Extended Seed tháng 5 năm 2021: Không có quỹ đầu tư lớn khác, ngoại trừ các cá nhân như Andre Cronje của Yearn, Michael Egorov của Curve và Fredrik Haga của Dune Analytics.
Yield Farming
Alpha Finance: Dự án hàng đầu trong lĩnh vực Farming kết hợp với đòn bẩy. Tuy nhiên, không thể xác định chính xác thời gian mà công ty Alameda Research tham gia đầu tư.
Tulip: Tên gọi trước đó là “Solfarm” một “Alpha Finance” trên hệ thống của Solana. Nhưng dự án này đã có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc chỉ trong thời gian ngắn (Tính từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 11 năm 2021). Công ty Alameda đã bắt đầu tham gia vào giai đoạn Seed từ tháng 10 năm 2021 cùng với Darren Lau của Not3Lau Capital.
Fund
- Fund nghĩa ở đây chính là việc Alameda Research trở thành một Limited Partner – Một người chuyên đi rót vốn vào những quỹ đầu tư khác để tạo ra mức lợi nhuận cho bản thân họ. Theo như chia sẻ từ Infographic, thì Alameda đang đổ tiền vào trong Multicoin, DeFiance, IOSG, Ethereal.
Analytics
Dune Analytics: Dự án thân quen của khá nhiều nhà đầu tư, nơi các trader có thể Tracking khá nhiều dữ liệu mà không chỉ dừng ở các dự án, có thể thực hiện Sector giống như thị phần AMM, Lending,… Tất cả dữ liệu này đều được người dùng tải lên, nên có tính phi tập trung và rất đa dạng. Dune Analytics cũng trải qua 2 vòng kêu gọi vốn đó là:
- Seed tháng 9 năm 2020: Dragonfly, Alameda, Multicoin, Hashed.
- Series A tháng 8 năm 2021: Dragonfly, Multicoin,…
Messari: Một trang website rất nổi tiếng trong giới tiền ảo, không chỉ hỗ trợ các nghiên cứu chất lượng, mà còn cung cấp thêm nhiều mảng tin tức, dữ liệu giá trên thị trường,.. Messari cũng trải qua 3 vòng kêu gọi vốn đó là:
- Seed tháng 3 năm 2018: Không có nhà đầu tư lớn nào trên thị trường tham gia vào.
- Không rõ vòng tháng 11 năm 2019: Không có nhà đầu tư lớn.
- Series A tháng 8 năm 2021): Alameda, sàn giao dịch Kraken,…
Derivatives
Perpetual Protocol: Dự án phái sinh lớn nhất trên thị trường hiện tại. Alameda Research bắt đầu tham gia vào vòng Seed kể từ tháng 8 năm 2020, với sự góp mặt của Multicoin, Three Arrows Capital,…
MCDEX: Sàn giao dịch phái sinh phi tập trung, với việc kêu gọi vốn vào tháng 5 năm 2021 được dẫn đầu bởi Alameda và Delphi Ventures, còn lại là Multicoin, DeFiance,…
Other
- Mục này có một cái tên tương đối lớn, đó là Consensys. Consensys là công ty có rất nhiều sản phẩm, một trong số đó là Metamask – cái tên đã quá quen thuộc với cộng đồng Crypto. Consensys có hai vòng gọi vốn với tổng số tiền lên đến $265M, với sự tham gia của Mastercard, The Maker Foundation (MakerDAO), Parafi, Dragonfly, Coinbase, Spartan,…
Liquidity
Lido: Nền tảng đầu tiên và được đánh giá cao nhất trong lĩnh vực Liquid Staking, với stETH đang sở hữu FDV khoảng $6B. Sau khi triển khai Liquid Staking cho LUNA của hệ thống Terra, Lido dần chuyển sang chú ý đến Solana. Vòng kêu gọi vốn gần đây nhất là tháng 5 năm 2021 với sự có mặt của Alameda, Paradigm, Coinbase, Delphi Digital,…
pSTAKE: Cũng thuộc dự án của Liquid Staking, nhưng chỉ mới xuất hiện trên Persistence thuộc Cosmos. Alameda đã tham gia vào vòng Seed kể từ tháng 11 năm 2021, với sự góp mặt của Sequoia, DeFinance, Three Arrows Capital, sàn Kraken, Spartan,…
Sommelier: Dự án kiểm soát tính thanh khoản khi Add Pool của nhà đầu tư. Sommelier cũng trải qua 2 vòng kêu gọi vốn đó là:
- Seed tháng 3 năm 2021: Multicoin, Alameda,…
- Series A tháng 10 năm 2021: Polychain, Alameda,…
Serum: Một phần mềm thanh khoản gồm nhiều dự án trên hệ thống Solana. Kể từ khi ra mắt đã có sự góp mặt của Alameda trên trang chủ của nền tảng Serum.
Ren Protocol: Một trong các cầu nối giữa những Chain nổi tiếng với Ren BTC. Nhưng đến tháng 2 năm 2021 thì Alameda chính thức mua lại Ren.
Social
Subsocial: Dự án liên quan đến mạng xã hội trên nền tảng Polkadot, Subsocial tương tự như một phiên bản phi tập trung của hệ thống Reddit, Meidum,… Alameda đã tham gia đầu tư vòng Seed vào tháng 7 năm 2021.
Chingari: Dự án mạng xã hội bắt nguồn từ Ấn Độ, nhưng được xây dựng và phát triển trên nền tảng Solana, giúp cho người dùng chia sẻ các Short Video của mình giống như Tik Tok. Chingari đã trải qua 4 vòng kêu gọi vốn từ năm 2020 đến năm 2021, nhưng không xác định rõ thời gian được. Chỉ biết lần gọi vốn cuối cùng từ tháng 10 năm 2021, có sự tham gia của Alameda, Solana Capital, sàn giao dịch Kraken,…
Only1: Một mạng xã hội trên hệ thống Solana. Only1 chỉ trải qua 1 vòng gọi vốn duy nhất là tháng 7 năm 2021 với sự góp mặt của công ty Alameda cùng một số nhà đầu tư khác.
Social: Mạng xã hội khác trên hệ thống của Solana. Alameda góp mặt đầu tư tại vòng Seed ở tháng 9 năm 2021, với sự tham gia đầu tư của Solana Foundation và các quỹ đầu tư khác.
Như vậy, Alameda Research còn góp mặt rất nhiều trong các dự án đầu tư khác và điều đó đã đem lại khoản lợi nhuận lớn cho họ cùng mức độ uy tín lớn được chứng minh rõ ràng qua những dự án trở thành xu hướng hot nhất trên thị trường tiền kỹ thuật số. Tuy nhiên, dự án này cũng không bao gồm một số đồng coin nhất định, chẳng hạn như CAKE của Swap Pancake và nhiều đồng coin khác.
Xu hướng đầu tư của Alameda Research là gì?
Cũng giống như bao quỹ đầu tư lớn khác trong giới Crypto thì Alameda Research cũng tạo dựng được thành công vang dội nhờ vào 5 dự án có Token đạt được hiệu suất tốt nhất, được tính từ giá ATH so với ATL như sau:
- SOL: Đạt được 51,992%
- HNT: Đạt được 48,566%
- MCB: Đạt được 7,512%
- PERP: Đạt được 3,647%
- TULIP: Đạt được 3,158%
Tuy nhiên, Alameda Research được xem là công ty có nhiều kinh nghiệm tại Phố Wall nhất, có thể kể đến như Jane Street và SIG, các công ty công nghệ hàng đầu tại Thung lũng Silicon. Trong đó gồm có Google lẫn Facebook.
- Xây dựng một lợi thế giao dịch đặc trưng, luôn tiến hành nghiên cứu để tạo ra các thuật toán trung lập với thị trường, chiến lược giao dịch và mối quan hệ đối tác thiết lập thị trường.
- Phát triển ngành công nghệ tốt nhất trong lớp: Luôn đảm bảo tốc độ dữ liệu được tối ưu nhất, hệ thống giao dịch tự động hiện đại, tinh vi và khả năng quản lý rủi ro hiệu quả, đối phó kịp thời với biến động thị trường.
- Tạo ra một khuôn khổ hoạt động bền vững: Cơ sở hạ tầng có sự liên kết với hệ thống ngân hàng, pháp lý, kế toán và tỷ giá hối đoái.
- Duy trì tính linh hoạt giữa các chế độ thị trường: Luôn thực hiện phân tích xu hướng thị trường và phát triển các nền tảng giao dịch có tính thanh khoản cao, đem lại sự hiệu quả tối ưu cho nhà đầu tư trong bất cứ môi trường đầu tư nào.
- Alameda Research biết cách tận dụng lợi thế của mình trong quá trình giao dịch, niêm yết OTC và tạo ra thị trường cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất trong tất cả các lĩnh vực đầu tư mà đối thủ cạnh tranh có thể tham gia.
Sanuytin.com đã tổng hợp tất cả thông tin về Alameda Research là gì? Hy vọng, trader sẽ có nhận định riêng về quỹ đầu tư này, cũng như có thể cân nhắc tham khảo trước khi quyết định đầu tư. Chúc nhà đầu tư sẽ thành công.