Time Frame là gì? đó một khái niệm chỉ khung thời gian giao dịch trên thị trường Forex, có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả đầu tư của trader. Vậy muốn hiểu rõ được ý nghĩa của Time Frame, cũng như cách sử dụng nó sao cho hiệu quả, thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
- ISM là gì? Chỉ số ISM có ảnh hưởng gì đến thị trường Forex
- Ispolink là gì? Thông tin mới nhất về Ispolink & ISP coin
- JuLD coin là gì? Một số kiến thức bổ ích về đồng tiền điện tử JULD
- Just (JST) là gì? Nên đầu tư vào Just (JST) không?
Time Frame là gì?
Time Frame là khung thời gian dịch chuyển của một thanh nến xảy ra trong một phiên giao dịch, nói chính xác hơn là mỗi thanh nến sẽ được tạo thành và dịch chuyển lên hay xuống trong một khoảng thời gian cố định. Đến khi hết khoảng thời gian đó, thì một thanh nến khác sẽ được tạo thành.
Trong thị trường Forex, tồn tại vô số khung thời gian khác nhau từ 1 phút cho đến 1 năm và mỗi cái sẽ mang một hàm ý cụ thể như trong khung thời gian 1 phút, thì mỗi thanh nến sẽ thể hiện chuyển động của giá tại khoảng thời gian đó và cứ sau mỗi phút là một thanh nến khác lại được tạo thành.
Đối với Time Frame 1 ngày cũng có sự tương tự như vậy, khoảng thời gian mà mỗi thanh nến được tính từ lúc tạo ra đến lúc kết thúc sẽ là 1 ngày, bắt đầu từ 0:00 đến 23:59 và cứ sau một ngày là một thanh nến khác lại được tạo ra.
Những Time Frame phổ biến trên thị trường
Hiện nay, đa số nhà đầu tư nào cũng sử dụng nền tảng MT4 để thực hiện giao dịch, nên sẽ không mấy xa lạ với các khung thời gian đã được thiết lập sẵn trên nền tảng này như: M1, M5, M15, M30, H1, H4, D1, W1 và MN. Dưới đây là nghĩa của những từ viết tắt như sau:
- M là từ viết tắt tiếng Anh của Minute và theo nghĩa tiếng Việt là phút.
- H là từ viết tắt tiếng Anh của Hour và theo nghĩa tiếng Việt là giờ.
- D là từ viết tắt tiếng Anh của Day và theo nghĩa tiếng Việt là ngày.
- W là từ viết tắt tiếng Anh của Week và theo nghĩa tiếng Việt là tuần.
- MN là từ viết tắt tiếng Anh của Month và theo nghĩa tiếng Việt là tháng.
Ý nghĩa của Time Frame là gì trong giao dịch ngoại hối
Time Frame là một khung thời gian vô cùng quan trọng khi dùng để phân tích và đưa ra quyết định lệnh nào để giao dịch trên thị trường Forex. Nó có nhiệm vụ giúp cho nhà đầu tư nắm bắt được biến động của thanh nến trên mô hình giá hay phiên giao dịch nào đó sẽ diễn ra trong bao lâu, đồng thời cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích chẳng hạn như:
- Cho phép nhà đầu tư hiểu rõ được mức giá mở đầu tại phiên giao dịch là bao nhiêu.
- Cho biết mức giá cao nhất đang diễn ra trong phiên giao dịch.
- Cho biết mức giá thấp nhất tại phiên giao dịch.
- Mức giá đóng cửa sẽ diễn ra khi nào trong phiên giao dịch.
Toàn bộ những thông tin đó, đều thể hiện rõ ràng trên mô hình nến thường xuất hiện trong các Time Frame mà nhà đầu tư đã lựa chọn theo dõi hay giao dịch trước đó. Nên có thể dễ dàng xem lại nếu như có nhu cầu.
Những thuật ngữ liên quan đến Time Frame
Khi giao dịch trong thị trường Forex, thì chắc hẳn nhà đầu tư nào cũng đã nghe đến các thuật ngữ như: Chơi lướt sóng, chơi sóng ngắn,…Đa số những nhà giao dịch mới, sẽ muốn làm giàu nhanh chóng và họ sẽ thường chọn lựa giao dịch tại những Time Frame ngắn như biểu đồ 1 phút hay 5 phút.
Nhưng không ngờ, những khung thời gian này lại không cho ra kết quả tốt, bắt buộc họ phải rời bỏ thị trường vì phải chịu tổn thất nặng nề. Vậy như thế nào được xem là một Time Frame lý tưởng? Khi giao dịch, hầu hết nhà đầu tư sẽ chú ý đến những chuyển động nhất định của thị trường, cụ thể là mức độ của Wave, có thể là sóng dài hay sóng ngắn,…và mỗi cái sẽ mang một ý nghĩa khác nhau như sau:
- Long-term: Một thuật ngữ mô tả chiến lược giao dịch của nhà đầu tư, đang hướng đến những đoạn sóng tương đối dài trên thị trường, đồng nghĩa phải có sự chuyển động sau nhiều ngày hoặc có thể nhiều hơn thế. Và Time Frame mà trader nên xem xét thường thấp nhất là D1,…
- Short-term: Không giống như Long-term, thì khái niệm chỉ cho thấy nhà giao dịch lập kế hoạch tập trung vào những chuyển động của sóng nhỏ hơn và Time Frame mà trader thường quan sát cao nhất là D1,…
- Swing Trading: Cho phép, nhà đầu tư đang giao dịch theo phương pháp Long-term và muốn sở hữu những con sóng phải trải qua nhiều ngày chuyển động,..
- Day Trading: Trader đang có chiến lược nắm bắt sóng thị trường trong ngày và thông thường họ nên xem các Time Frame trong khoảng từ M30 đến H4, vì nếu quan sát từ D1 chẳng hạn, thấy trong suốt 1 ngày chuyển động chỉ mới hình thành được một thanh nến, sẽ rất khó để nhìn tổng quan thị trường hay đưa ra dự đoán, thiết lập kế hoạch,…
- Intraday: Trader đang có chiến lược nắm bắt sóng nhỏ, cùng với các chuyển động thị trường trong khoảng thời gian ngắn như 15 phút hay 1 giờ,… để kết thúc những con sóng đó. Hiển nhiên, các sóng càng nhỏ thì khoảng điểm pip mà nhà đầu tư chốt lời hay lỗ cũng sẽ nhỏ tương ứng với nó.
- Scalping: Biểu thị những con sóng trên thị trường mà nhà giao dịch đang hướng đến rất nhỏ, dẫn đến số điểm tương ứng của con sóng đó cũng sẽ không được lớn lắm, thường dao động trong khoảng từ 10 pips đến 20, trong khi chơi Swing Trading thì thường sẽ nhận được nhiều hơn 200 điểm.
Như vậy, khi nhà đầu tư đang muốn hướng đến những khoảng sóng hay khoảng điểm bất kỳ nào đó thì sẽ tự thiết kế một kế hoạch giao dịch tương ứng với nó và nên quan sát Time Frame thích hợp với kế hoạch đó. Tuy nhiên, mỗi nhà đầu tư sẽ có cái nhìn khác nhau về con sóng, tùy thuộc vào sở thích hay hoàn cảnh như thế nào nữa.
Giả dụ: Nếu trader đang cần nhiều khoảng thời gian để thực hiện nhiều công việc khác, thì tốt nhất nên hướng đến Swing Trading để giảm thiểu quá trình phải chờ đợi giá liên tục, nhưng thường mức độ ăn/thua sẽ từ vài trăm điểm nên đòi hỏi trader phải sở hữu nguồn vốn lớn, vì nó tiếp diễn liên tục trong nhiều ngày nên qua đêm là điều tất nhiên.
Nếu lựa chọn Scalping thì trader cần theo dõi giá thị trường liên tục, vì phải liên tục vào lệnh rồi đóng lệnh trong một khoảng thời gian ngắn, thường xem xét khung thời gian từ M5 đến M30. Và có thể không nhất thiết phải giao dịch về đêm, nhưng lại phải ngồi canh giá liên tục cho đến khi thời điểm thích hợp để giao dịch, nên rất khó có thời gian để thư giãn.
Mặc khác, nếu chọn lựa Swing Trading thì chỉ cần vào một lệnh và phải chờ nhiều ngày mới kết thúc được một khoảng sóng mà trader đang tập trung đến và trong nhiều ngày mà chỉ tốn một lần chi phí Spread thôi. Ngược lại, nếu chọn lựa Scalping thì trong một ngày sẽ phải tốn nhiều lần phí Spread.
Cho nên, tùy vào hoàn cảnh và nhu cầu của từng nhà đầu tư mà có thể lựa chọn được hình dạng thích hợp trong giao dịch, giả sử nếu trader hưởng lợi hoa hồng từ chi phí Spread thì tốt nhất nên chọn Scalping để được nhà môi giới chia nhiều hơn.
Đặc biệt, tùy nhà đầu tư có kế hoạch riêng thích hợp với dạng sóng nào thì nên chọn kiểu đó và tất nhiên với khung thời gian mà nhà đầu tư đang quan tâm thì cũng phải có sự gần giống thế. Hơn nữa, mỗi dạng đó đều sẽ có những ưu điểm và nhược điểm của nó, không phải cái này tốt hay cái kia tốt mà còn phụ thuộc vào chính bản thân của trader nữa.
Không những thế, những hình dạng trên đều có liên quan đến những Time Frame, hay những chiến thuật đều rất rõ ràng, vì vậy đôi khi nhà đầu tư sử dụng chiến lược lại hiệu quả với Scalping, nhưng khi vận dụng với Swing Trading thì không thể nói trước được.
Giả dụ: Nhà đầu tư có thể dùng phương pháp mô hình nến, với tên gọi Candlestick Pattern nhằm kiểm tra với các kiểu dáng bắt sóng này như thế nào và nó sẽ hiệu quả hơn trong khi kết hợp với các chiến lược của Short-term so với Long-term đó.
Phân tích và giao dịch trên nhiều Time Frame
Giao dịch nhiều Time Frame là gì? chúng ta có thể hiểu đơn giản là việc nhà đầu tư sẽ sử dụng tối thiểu hai khung thời gian trong quá trình phân tích và giao dịch. Ưu điểm của việc ứng dụng nhiều Time Frame cùng lúc là giúp cho nhà đầu tư theo dõi tổng quan những chuyển động trên thị trường.
Hầu hết nhà đầu tư thường chỉ vận dụng một Time Frame khi phân tích giá cả của một loại tài sản nào đó. Thế nhưng nếu chỉ dựa vào một khung thời gian, nhà đầu tư rất dễ gặp rủi ro, nếu không kịp xác định được chiều hướng mới đã bắt đầu hình thành và tín hiệu đã có trên một Time Frame khác. Do đó, giao dịch trên nhiều khung thời gian giúp cho nhà giao dịch có thể quan sát tổng quan về thị trường và phát hiện những tín hiệu tiềm ẩn thông báo chiều hướng đảo chiều hoặc vẫn tiếp diễn.
Trước tiên, nhà đầu tư hãy lựa chọn được một Time Frame yêu thích. Sau đó, kết hợp thêm với một khung thời gian lớn hơn. Bởi vì, khung thời gian lớn hơn sẽ cung cấp một quá trình hoạt động rõ ràng hơn, định hình chiều hướng chính của thị trường được chính xác hơn. Khi đã nhận định được xu hướng chính, thì nên tiến hành xem xét đến các khung thời gian nhỏ hơn để tìm kiếm cơ hội thích hợp vào lệnh giao dịch.
Mặc dù, nhà đầu tư có thể kết hợp nhiều Time Frame khác nhau, nhưng chỉ nên sử dụng từ hai cho đến ba khung thời gian khi phân tích và giao dịch thị trường. Bởi đôi khi lạm dụng nó quá nhiều sẽ không tốt lắm, vì làm cho nhà đầu tư dễ bị nhiễu tín hiệu, không đưa ra được dự đoán chính xác. Nếu lỡ sử dụng ba khung thời gian thì nên chú ý Time Frame sẽ tương ứng với từng chiều hướng như sau:
- Time Frame lớn nhất được trader sử dụng, chỉ để tìm ra được xu hướng chính của thị trường có thể kéo dài từ 3 tháng đến cả năm.
- Time Frame lớn thứ hai được trader sử dụng, nhằm tìm ra chiều hướng phụ của thị trường có thể kéo dài từ 3 tuần đến 3 tháng.
- Time Frame lớn thứ ba được trader sử dụng để nhận định chiều hướng nhỏ của thị trường có thể kéo dài dưới 3 tuần.
Tuy nhiên, để có thể phân tích hiệu quả trên 2 đến 3 khung thời gian thì đòi hỏi nhà đầu tư phải có kỹ năng quan sát tốt, nhạy bén với thị trường đồng thời kết hợp thêm với nhiều công cụ chỉ báo khác để có thể cho ra kết quả tối ưu nhất.
Hy vọng bài viết của Sàn Uy Tín về Time Frame là gì, có thể thấy tùy vào chọn lựa của nhà đầu tư về các khung thời gian mà vận dụng được chiến lược cho phù hợp để có thể phát huy tối đa chức năng của nó, đem lại một lợi nhuận như mong đợi cho nhà đầu tư.