Nhiều nhà đầu tư gần đây đã đặt ra câu hỏi, “IC Markets và LiteFinance sàn giao dịch nào tốt nhất?” Đây đều là những nhà môi giới Forex uy tín được nhiều nhà giao dịch yêu thích. Do đó, bài viết hôm nay sẽ tiến hành so sánh điều kiện giao dịch của hai sàn để các trader có thể đưa ra quyết định tốt nhất cho mình nhé!
- Đánh giá sàn DK Trade có uy tín không? Tất cả những thông tin bạn cần biết
- Đánh giá sàn Dukascopy 2023 – Trader nói gì về Dukascopy
- Đánh giá sàn EasyForex – EasyForex uy tín hay lừa đảo?
- Đánh giá sàn Eightcap. Thông tin chi tiết về sàn Eightcap
Tổng quan IC Markets và LiteFinance
Sàn IC Markets
Năm 2007, một nhóm chuyên gia giàu kinh nghiệm về thị trường tài chính đã thành lập IC Markets tại Sydney, Úc. Đây đều là những người đã góp phần quan trọng vào sự thành công của nhà cung cấp Forex và CFD hàng đầu của Úc.
Mục tiêu của IC Markets là nhanh chóng cung cấp cho các nhà đầu tư bán lẻ khả năng tiếp cận trực tiếp với các nhà cung cấp thanh khoản và ngân hàng đầu tư. Đây được coi là đặc quyền mà chỉ những nhà môi giới có vốn lớn mới được sử dụng.
Với hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, IC Markets đã trở thành một trong những nhà môi giới hàng đầu tại Úc với khối lượng giao dịch hàng ngày lớn nhất thế giới.
Hơn 60 cặp tiền tệ ngoại hối, nhiều CFD về chỉ số, hàng hóa, cổ phiếu và tiền điện tử cũng như các công cụ phân tích kỹ thuật và tài nguyên giáo dục đều có sẵn cho khách hàng của IC Markets. Ngoài ra, IC Markets còn cung cấp nhiều tài khoản giao dịch khác nhau, bao gồm tài khoản giao dịch tối thiểu, cho các nhà giao dịch thuộc mọi cấp độ kỹ năng.
Thêm vào đó, ba tổ chức tài chính quốc tế có uy tín như ASIC, CySEC và FSA cũng giám sát và cấp phép cho sàn giao dịch IC Markets. Điều này khẳng định danh tiếng và độ tin cậy của nhà môi giới cũng như đảm bảo an toàn khi giao dịch tại đây.
Ưu điểm của sàn:
- Sàn được cấp phép từ các cơ quan tài chính uy tín trên thế giới CySEC, ASIC,..
- IC Markets hoạt động theo mô hình dạng ECN
- Thích hợp cho các nhà đầu tư đánh scalping và hedging (Thực hiện lệnh đối ứng, thực hiện lệnh Buy và Sell cùng lúc).
- Phí Spread cực kỳ thấp cùng hoa hồng cạnh tranh
- Nhân viên hỗ trợ của sàn thái độ chuyên nghiệp, nhiệt tình
- Nền tảng giao dịch hiện đại với nhiều công cụ miễn phí dành cho khách hàng
- Những người sử dụng nền tảng kết nối Raw Pricing có thể nhận được báo giá tốt nhất.
Nhược điểm của sàn:
- Mức nạp tiền khá cao từ 200 USD trở lên
- Danh mục đầu tư bao gồm tiền điện tử không giao dịch vào thứ 7 và chủ nhật
- IC Markets không hỗ trợ bất cứ chương trình khuyến mãi nào dành cho trader
- Hỗ trợ và tư vấn bằng chat trực tiếp còn khá chậm
- Quy trình nạp rút tiền phức tạp và tốn thời gian. Mặc dù ICMarkets chỉ tuân thủ các quy định của ASIC, nhưng điều này sẽ khiến nhiều nhà giao dịch khó chịu.
Sàn LiteFinance
LiteFinance là một nhà môi giới ECN do Liteforex Investments Co. Ltd điều hành, được thành lập tại Quần đảo Marshall vào năm 2005. LiteForex chính thức đổi tên thành LiteFinance vào tháng 11 năm 2021.
LiteFinance tự hào khi cống hiến hết mình để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tài chính tốt nhất. Trong suốt 19 năm hoạt động, sàn nhận được 22 giải thưởng uy tín từ các tổ chức quốc tế, cùng 1 triệu lượt khách hàng đăng ký tài khoản từ khắp nơi trên thế giới và những thành tựu đáng chú ý khác.
Một điểm nổi bật góp phần tạo nên danh tiếng của Lite là việc cấp phép và quản lý bởi CySEC (Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Cộng hòa Síp). Ngoài ra, nhà môi giới còn là một phần của Quỹ bồi thường “Cyprus Investment Firm CIF”. Quỹ này sẽ kiểm soát cẩn thận mọi hoạt động của nhà môi giới và sẽ đền bù cho nhà đầu tư nếu có bất kỳ rủi ro nào.
Hơn nữa, nhà môi giới sử dụng các công nghệ giao dịch tiên tiến để cung cấp cho khách hàng hệ thống Copy Trade tốt nhất, bao gồm giao diện đơn giản, thân thiện với người dùng, tính bảo mật cao và hỗ trợ hơn 21 ngôn ngữ khác nhau.
Hiện tại, nhà môi giới hoạt động tại hơn 216 quốc gia, với văn phòng đại diện tại hơn 15 quốc gia, bao gồm Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Tanzania, Philippines, Ai Cập, Kyrgyzstan, Iran và Indonesia,…
Ưu điểm của sàn:
- Sàn giao dịch uy tín với giấy phép hoạt động từ CySEC
- Đội ngũ nhân viên hỗ trợ tư vấn chuyên nghiệp 24/5
- Phí Spread khá thấp và ổn định bất kể thời điểm thị trường biến động
- Hỗ trợ khách hàng giao dịch trên 2 nền tảng MT4, MT5
- Tốc độ khớp lệnh nhanh chóng, chính xác
- Đòn bẩy tối đa lên đến 1:500
- Không bị Requote lệnh khi giao dịch
- Hình thức thanh toán an toàn, đa dạng nhiều cổng nạp rút tiền
- Tính thanh khoản của nhà môi giới cực kỳ tốt
- Cung cấp ứng dụng phân tích thị trường dành riêng cho thiết bị di động
- Cho phép nhà đầu tư sử dụng dịch vụ rút vốn tự động.
- Nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng cho giao dịch và đào tạo
- Có nhiều chương trình khuyến mãi và đặc biệt dành cho các nhóm đầu tư khác nhau, bao gồm cả khách hàng và IB.
- Có văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Nhược điểm của sàn:
- Vàng có phí Spread khá cao
- VPS không được miễn phí
- Phí hoa hồng cho tài khoản ECN khá cao
Bảng so sánh IC Markets và LiteFinance
Để nhà đầu tư có được cái nhìn toàn diện về hai nhà môi giới, cùng xem xét bảng so sánh điều kiện giao dịch của IC Markets và LiteFinance như sau:
Sàn LiteFinance | Sàn IC Markets | |
Độ uy tín | CySEC, SVG | ASIC, FSA |
Sản phẩm giao dịch | Forex: 56 cặp tiền chính, chéo và ngoại lai
Kim loại: Vàng, bạc, Platinum và Palladium Dầu thô: Dầu UK (Brent) và dầu US (WTI) Chỉ số: 11 chỉ số chứng khoán như Anh, Mỹ, Nhật Bản,… Cổ phiếu: 27 mã cổ phiếu niêm yết sàn NYSE và NASDAQ Tiền điện tử: Các loại tiền phổ biến như Bitcoin, Litecoin, Ripple,… |
Forex: Hơn 60 cặp tiền tệ Cổ phiếu: 120 mã cổ phiếu đến từ các thị trường tài chính lớn trên thế giới Hàng hóa: 20 sản phẩm hàng hóa bao gồm nông sản,năng lượng, kim loại Chỉ số: 17 chỉ số phổ biến trên thị trường Tiền điện tử: 10 loại tiền điện tử phổ biến trên thị trường Trái phiếu: Hơn 5 loại trái phiếu được phát hành bởi các chính phủ khối G7 |
Nền tảng giao dịch | MT4, MT5 và Copy Trade | MT4, MT5 và cTrader |
Phí Spread | Tài khoản Classic: 2 pip
Tài khoản ECN: 0.9 pip |
Tài khoản Standard: 1 pip Tài khoản Raw Spread: 0.0 pip Tài khoản cTrader: 0.0 pip |
Phí hoa hồng | Tài khoản Classic: 0
Tài khoản ECN: 10 USD/Lot |
Tài khoản Standard: 0
Tài khoản Raw Spread: 3.5 USD/Lot Tài khoản cTrader: 3 USD/Lot |
Đòn bẩy tài chính | 1:1000 | 1:500 |
Hình thức thanh toán | Thẻ Visa/Mastercard, Internet Banking
Ví điện tử (PerfectMoney, WebMoney, Qiwi), Ví BTC, USDT, LTC, ETH, BCH, XMR, Chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng Việt Nam |
Thẻ tín dụng, Neteller, Skrill, Internet Banking Nạp rút nhanh trong ngày, Miễn phí |
Dịch vụ chăm sóc khách hàng | Website hỗ trợ đến 14 ngôn ngữ bao gồm tiếng Việt
Hỗ trợ qua Email, Hotline và số điện thoại Văn phòng tại TP. HCM và Hà Nội |
Đội ngũ tư nhân viên tư vấn của sàn IC Markets chủ yếu hỗ trợ tiếng Anh, tiếng Việt còn khá hạn chế. Hỗ trợ qua Livechat, Website, Email và Hotline |
Chương trình Bonus | Chương trình Bonus từ 10% -30%
Chương trình Free Swap Chương trình “Bring a Friend” Chương trình miễn phí nạp và rút tiền |
Không có chương trình Bonus |
IC Markets và LiteFinance – Sàn giao dịch nào đáng đầu tư?
Nhận thấy, mỗi sàn giao dịch đều có những ưu điểm riêng biệt. Tuy nhiên, LiteFinance vẫn chiếm ưu thế hơn so với IC Markets. Cụ thể như sau:
- Tính pháp lý: IC Markets và LiteFinance đều là những nhà môi giới Forex lâu đời với giấy phép đến từ các tổ chức tài chính uy tín trên thế giới. Do đó, các nhà đầu tư có thể cảm thấy an toàn khi giao dịch tại đây.
- Sản phẩm đầu tư: Cả hai sàn đều cung cấp nhiều loại sản phẩm giao dịch cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, LiteFinance chiếm ưu thế hơn khi hỗ trợ tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao phù hợp với khách hàng Việt Nam.
- Nền tảng giao dịch: IC Markets và LiteFinance đều cung cấp cho khách hàng những nền tảng giao dịch phổ biến với các tính năng nổi bật như tốc độ giao dịch nhanh và trải nghiệm giao dịch mượt mà.
- Phí giao dịch: Phí giao dịch trên LiteFinance cao hơn IC Markets. Đổi lại, khách hàng sẽ không phải chịu thêm chi phí ẩn nào. Trên thực tế, phí Commission được xem như một nguồn doanh thu để hỗ trợ sàn giao dịch duy trì mọi hoạt động và đảm bảo tính minh bạch cho các nhà giao dịch.
- Hình thức thanh toán: Cả hai sàn IC Markets và LiteFinance đều có thời gian gửi và rút tiền nhanh chóng, nhưng LiteFinance có lợi thế hơn một chút về lựa chọn thanh toán cho nhà đầu tư.
- Hỗ trợ khách hàng: Nhà đầu tư đánh giá cao các dịch vụ hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp do IC Markets và LiteFinance cung cấp. Tuy nhiên, do tiếng Việt còn hạn chế và chưa có văn phòng đại diện tại Việt Nam nên các khách hàng Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi giao dịch tại IC Markets.
- Chương trình Bonus: Điểm trừ cho IC Markets khi nói đến các chương trình tiền thưởng, trong khi LiteFinance cung cấp nhiều chương trình khuyến mãi khác nhau, cho phép các nhà đầu tư giao dịch và truy cập Forex hiệu quả hơn.
Cả IC Markets và LiteFinance đều là những sàn giao dịch uy tín và phổ biến với nhiều tính năng đa dạng giúp giao dịch hiệu quả. IC Markets phù hợp hơn với các nhà đầu tư chuyên nghiệp yêu cầu các tính năng nâng cao và chi phí giao dịch thấp. Trong khi đó, LiteFinance là sự lựa chọn tuyệt vời cho người mới bắt đầu hoặc những người muốn giao dịch nhiều loại tài sản khác nhau.
Như vậy, thị trường ngoại hối luôn sôi động và đa dạng, nên mỗi nhà môi giới như IC Markets và LiteFinance, sẽ cung cấp các lợi ích riêng phù hợp với khách hàng của mình. Để đưa ra quyết định đúng đắn nhất, nhà đầu tư nên cân nhắc về phong cách đầu tư và khả năng tài chính của mình. Hy vọng, bài viết của Sanuytin.com sẽ giúp các nhà giao dịch có được nhận định riêng của mình về hai nhà môi giới này.