Một doanh nghiệp tồn tại trong thị trường kinh doanh thường bao gồm hai yếu tố là vốn nợ và vốn chủ sở hữu. Vậy thực sự thì vốn chủ sở hữu là gì? Cách tính nó như thế nào? Đặc điểm ra sao? Hãy cùng theo dõi qua bài viết sau đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé.
- Tìm hiểu về tài sản ròng trong ngành tài chính là gì?
- Tìm hiểu về V-Shaped Recovery dành cho người mới?
- Tìm hiểu về ý nghĩa và giá trị cặp tiền tệ chéo Forex
- Tìm hiểu ý nghĩa Long Position là gì trong chứng khoán?
Nguồn vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu là gì? Nó có tên tiếng Anh đầy đủ là Owner’s Equity. Đây là một khoản vốn thuộc quyền của người chủ sở hữu cùng những thành viên khác trong cùng một doanh nghiệp. Dễ hiểu hơn thì những thành viên này đã cùng nhau góp vốn chung với nhau để thực hiện các hoạt động kinh doanh hay sản xuất của một công ty.
Khi đã tạo ra được lợi nhuận thì sẽ phân chia thành từng phần tương xứng với khoản vốn của từng thành viên đã đóng góp vào. Giống như, nếu như quá trình kinh doanh bị không có lãi thì tất cả các chủ sở hữu đều sẽ phải cùng nhau chịu những khoản thua lỗ từ hoạt động đó.
Để nhận định được vốn chủ sở hữu là một nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp sẽ được tính bằng cách phải xác thực được giá trị của nó. Khi công ty rơi vào tình trạng phá sản hay không thể tiếp tục hoạt động thì doanh nghiệp sẽ sử dụng đến khoản tiền này để thanh toán cho các chủ nợ và phần còn lại sẽ tiến hành chia cho các chủ sở hữu cùng những cổ đông khác được dựa vào tỷ lệ đã góp vốn lúc đầu.
Thông thường, trong bảng báo cáo kết quả hoạt động của công ty, thì khoản vốn này sẽ được mô tả rất rõ ràng. Thí dụ như, một doanh nghiệp chuyên kinh doanh về sữa như NutiFood sẽ bao gồm các vốn chủ sở hữu là gì như sau:
- Nguồn vốn được đóng góp từ các thành viên cổ đông
- Giá trị của những cổ phiếu ký quỹ trong công ty
- Khoản tiền chênh lệch khi chuyển đổi tiền tệ
- Khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau thuế và chưa được phân phối ra bên ngoài
- Lợi ích của những cổ đông vẫn chưa được kiểm soát
Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì?
Như đã nhắc đến thì trong các báo cáo kết quả hoạt động của công ty, thông thường sẽ xuất hiện các vốn chủ sở hữu là gì bao gồm như:
- Thặng dư của nguồn vốn cổ phần công ty
- Quỹ đầu tư phát triển của công ty
- Vốn cổ đông trong một doanh nghiệp
- Quỹ dự phòng tài chính trong một công ty
- Cổ phiếu quỹ của công ty hay lãi suất chưa được phân phối ra bên ngoài
- Các quỹ khen thưởng hay phúc lợi dành cho nhân viên trong công ty và những quỹ khác nữa.
Trong những nguồn phía trên, chỉ có hai dạng được áp dụng trong các công ty cổ phần đó là:
- Thặng dư vốn cổ phần: Đây chính là khoản chênh lệch giữa giá mua lại với mức giá đã được tái phát hành cổ phiếu quỹ hay những mệnh giá của cổ phiếu hoặc mức giá để phát hành cổ phiếu trên thị trường.
- Cổ phiếu quỹ: Nghĩa là công ty cổ phần sẽ tiến hành mua lại cổ phần của mình, rồi đồng thời sẽ không thể xóa bỏ cổ phần đó thì nó sẽ được xem như là cổ phiếu quỹ.
Bên cạnh đó thì những vốn chủ sở hữu là gì cũng sẽ bao gồm 4 loại chính khác như: Vốn đầu tư của các chủ sở hữu hay còn được biết đến là nguồn vốn được đóng góp từ các chủ sở hữu, lợi nhuận thu về từ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ chênh lệch của những tài sản, các nguồn vốn khác trên thị trường.
- Vốn đầu tư chủ sở hữu: Nghĩa là tổng số vốn của những thành viên chủ sở hữu hoặc các thành viên của một doanh nghiệp và trong đó các tài sản được góp vốn có thể là tiền bạc hay vàng hoặc thậm chí là những tài sản khác.
- Lợi nhuận thu được từ quá trình kinh doanh: Đây lại là yếu tố chủ chốt trong một tổ chức hay doanh nghiệp nào đó và lợi nhuận này dựa trên sự chênh lệch giữa doanh thu cùng với các nguồn chi phí khác.
- Mức độ chênh lệch của tài sản: Cho thấy mức chênh lệch giữa các công ty dựa vào đánh giá trên tài sản cố định hay các tài sản khác được cập nhật trong bảng kế toán. Do đó, khi tiến hành hoạch định lại bảng thống kê tài chính về vốn chủ sở hữu là gì thì tốt nhất nên đánh giá lại tài sản góp vốn từ những thành viên trong doanh nghiệp.
- Nguồn vốn khác: Để góp phần làm cho vốn chủ sở hữu là gì phát triển thì còn tùy vào từng loại hình của công ty hay mô hình kinh doanh của doanh nghiệp khác nhau thì sẽ có những cách để kêu gọi góp vốn không giống nhau. Nên cần phải tiến hành huy động vốn một cách chính xác và cẩn thận.
Cách tính vốn chủ sở hữu là gì?
Trong lĩnh vực kế toán, thì nguồn vốn chủ sở hữu chính là sự khác nhau giữa giá trị của tài sản cùng với giá trị của những khoản nợ ở một công ty hay thuộc một chủ thể nào đó và thường được dựa trên công thức tính như sau:
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả
Ví dụ: Một người đã mua nhà với trị giá là 30.000 USD, nhưng lại vay nợ thêm là 5.000 USD với ngôi nhà đó, tức là số nợ phải trả. Cho nên, suy ra thì ngôi nhà chính là đang đại diện cho 25.000 USD của nguồn vốn sở hữu mà chủ nhà đã tự có.
Vốn chủ sở hữu hoàn toàn có thể bị âm nếu số nợ phải trả đang vượt quá mức tài sản. Đối với một doanh nghiệp đang trong quá trình thanh lý thì vốn chủ sở hữu chính là phần còn lại sau khi toàn bộ số nợ đã được chi trả hết.
Khi nào thì vốn chủ sở hữu tăng và giảm?
Theo như thông tư 133 của bộ tài chính thì công ty được hạch toán các vốn chủ sở hữu tăng hay giảm ở trong các trường hợp cụ thể như sau:
Vốn chủ sở hữu tăng
- Nếu chủ sở hữu tiens hành đóng góp thêm nguồn vốn cho công ty
- Nguồn vốn sẽ tăng nếu cổ phiếu phát hành có giá trị cao hơn so với mệnh giá
- Trường hợp tăng khi nguồn vốn đã được bổ sung thêm từ những quỹ đang thuộc vốn chủ sở hữu hoặc đến từ nguồn lợi nhuận thu được từ kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vốn chủ sở hữu sẽ bao gồm các giá trị tài trợ hay quà tặng đã khấu trừ đi mức thuế phải nộp là số dương đã được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Vốn chủ sở hữu giảm
- Khi một cổ phiếu phát hành trong công ty lại có giá trị thấp hơn so với mệnh giá
- Trường hợp giảm nếu công ty phải hoàn trả lại nguồn vốn đã góp trong doanh nghiệp
- Công ty không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh hay bị phá sản
- Nếu là doanh nghiệp cổ phần thì khi xóa bỏ cổ phiếu quỹ sẽ dẫn đến việc nguồn vốn chủ sở hữu là gì bị suy giảm
- Bù đắp lỗ cho quá trình hoạt động kinh doanh theo đúng như quy định được đặt ra.
Vốn chủ sở hữu còn mang thêm một ý nghĩa khác đó là được sử dụng để duy trì toàn bộ hoạt động kinh doanh hay sản xuất cho doanh nghiệp. Đồng thời, nó cũng được dùng để thanh toán cho những khoản nợ của chính công ty đó.
Số tiền lợi nhuận mà công ty thu sẽ được phân chia thành nhiều phần khác nhau dựa vào tỷ lệ đóng góp vốn của các chủ sở hữu doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu công ty có một khoản nợ phải thanh toán thì đồng nghĩa việc tất cả những chủ sở hữu này đều phải chịu một phần trách nhiệm thua lỗ trong đó.
Chính vì vậy, khi vốn của chủ sở hữu đang có dấu hiệu suy giảm dần thì có nghĩa là cơ cấu công ty đang bị thu hẹp lại hay tình trạng kinh doanh đang gặp vấn đề thua lỗ. Nếu như vẫn để tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ làm cho vốn chủ sở hữu bị âm xuống và doanh nghiệp lâm vào tình trạng phải tiến hành thanh lý tài sản dẫn đến khả năng phá sản rất cao.
Vốn chủ sở hữu ở từng loại hình công ty
Sự hình thành của vốn chủ sở hữu là gì ở mỗi doanh nghiệp sẽ có sự khác biệt, nên nhà đầu tư cần nắm rõ về đặc điểm này của nó để có thể nhận dạng được tốt hơn. Chẳng hạn như:
- Công ty có vốn của Nhà nước: Nghĩa là toàn bộ nguồn vốn đều được cung cấp và đầu tư bởi nhà nước để duy trì hoạt động
- Công ty trách nhiệm hữu hạn: Nguồn vốn chủ sở hữu là gì được tạo thành đều dựa trên sự đóng góp của toàn bộ thành viên vào trong công ty và cũng chính họ sẽ trở thành chủ sở hữu của số vốn này.
- Công ty cổ phần: Nguồn vốn sẽ do các cổ đông trong công ty tiến hành đóng góp vào và ho cũng chính là chủ sở hữu nguồn vốn đó, có thể là tiền bạc hay tài sản để thành lập nên một doanh nghiệp.
- Công ty hợp danh: Loại hình này phải có tối thiểu là hai người cùng đứng tên và cùng góp vốn vào chung để thành lập nên một công ty và số tiền vốn đó sẽ được những người thành lập nên doanh nghiệp sở hữu.
- Doanh nghiệp tư nhân: Nghĩa là chủ của công ty sẽ tự mình đứng ra đóng góp vốn và họ cũng nghiễm nhiên trở thành chủ sở hữu số vốn đó. Nhưng quan trọng là, họ sẽ phải tự gánh trách nhiệm nếu công ty rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ bằng chính tài sản đó của mình.
Phân biệt giữa vốn chủ sở hữu với vốn hóa thị trường
Có thể hiểu vốn hóa thị trường là sẽ lấy toàn bộ khoản tiền để đi đầu tư vào các cổ phần trong một công ty tại một khoảng thời gian nhất định. Đặc điểm quan trọng của loại hình này chính là giúp cho người đầu tư có thể xác minh được rủi ro cũng như khoản tiền lãi thu được từ chính cổ phiếu của doanh nghiệp đó.
Ngược lại thì nguồn vốn của chủ sở hữu lại là nền tảng để tính toán giá trị hiện thực của một công ty mà không có sự phụ thuộc vào trong giá trị của cổ phiếu đó.
Với những thông tin trên của Sanuytin.com hy vọng sẽ giúp cho quý đầu tư sẽ hiểu sâu sắc hơn về vốn chủ sở hữu là gì? Cũng như phương pháp hỗ trợ cho quá trình phát triển của doanh nghiệp được hiệu quả hơn nữa trong tương lai. Chúc trader sẽ may mắn nhé.