Uma là gì? Một giao thức DeFi được phát triển trên hệ sinh thái của Ethereum, cho phép người dùng được quyền sử dụng các dịch vụ tài chính theo nhu cầu của họ mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba. Nhưng để hiểu rõ hơn về giao thức này thì cũng tham khảo qua bài viết sau đây nhé!
- Spark Token là gì? Hướng dẫn cách Claim nhận Spark Token
- Spot Market là gì? Phân biệt Spot và Future market
- Spread là gì trong Forex và tầm quan trọng của nó như thế nào?
- Staking Coin là gì và phải hiểu Staking Coin như thế nào?
Dự án Uma là gì?
Uma có tên đầy đủ là Universal Market Access – Một mạng lưới hợp đồng tài chính phi tập trung được xây dựng trên hệ sinh thái của Ethereum, để người dùng có thể tạo ra các tài sản tổng hợp hay Synthetic Assets thông qua hợp đồng tài chính được quy định từ hai phía.
Dễ hiểu hơn thì Uma cho phép các nhà đầu tư có thể giao dịch bất cứ loại tài sản nào có áp dụng ERC20 Token mà không cần trực tiếp phải tương tác với tài sản đó. Mục đích của dự án đó là giúp cho tất cả người dùng có thể tiếp cận lĩnh vực tài chính theo cách nhanh nhất và đồng thời hướng đến mảng phái sinh với trị giá từ 500 nghìn tỷ cho đến hơn 1 nghìn tỷ USD.
Các thuật ngữ liên quan đến dự án Uma
Synthetic Asset
Crypto Synthetic hoặc Synthetic Asset là tài sản tổng hợp, được xây dựng để bắt chước các giá trị của tài sản khác, đem lại đòn bẩy cao cho nhà đầu tư để giao dịch tài sản tiền mã hóa và tài sản truyền thống trong hệ sinh thái tiền mã hóa.
Vì vậy, nhà đầu tư có thể sử dụng Crypto Synthetic để tương tác với nhiều loại tài sản khác nhau mà không cần phải sở hữu chúng gồm có tiền tệ, hàng hóa, quỹ chỉ số và các loại tài sản tiền mã hóa khác. Do đó, tài sản tổng hợp đem các lợi ích như:
- Tự do sáng tạo mà không cần sự chấp thuận: Blockchain cũng giống như Ethereum trao quyền cho bất kỳ người dùng nào phát triển hệ thống tài sản tổng hợp.
- Người dùng có thể truy cập dễ dàng và chuyển nhượng: Tài sản tổng hợp có thể chuyển nhượng tự do hay giao dịch
- Thanh khoản toàn cầu: Blockchain được coi là công nghệ toàn cầu, nên bất cứ ai trên thế giới đều có thể tham gia.
- Không có rủi ro bên trung ương: Không có bên trung ương nào có đặc quyền kiểm soát dự án .
Derivative
Công cụ phái sinh trong lĩnh vực tài chính là một hợp đồng giữa hai tổ chức về một loại tài sản đó có thể là giá tương lai của tài sản đó mà không tổ chức nào cần sở hữu hay trao đổi tài sản đó. Thay vào đó, một số tài sản thế chấp sẽ được tiến hành trao đổi vào ngày kết thúc hợp đồng dựa trên giá của nó ở thời điểm hiện tại.
Đối với thị trường kế thừa thì các nhà đầu tư hay tổ chức đều bị hạn chế Derivative vì các vấn đề liên quan đến thủ tục, pháp lý để tạo hay thực thi hợp đồng phái sinh đều vô cùng phức tạp và tốn kém nhiều chi phí.
Các vấn đề được UMA giải quyết
Uma sẽ trực tiếp đưa các Derivative vào trong mạng lưới Blockchain và Derivative sẽ giúp phát hành các Synthetic token dành cho các tài sản thế chấp.
Thay vì phải dùng đến các dịch vụ Price Oracle hiện có trên thị trường thì nền tảng này lại trao các Incentive lại cho người dùng để họ được tham gia vào những hoạt động kiểm tra và xem xét giá trị của tài sản thế chấp có đạt đến ngưỡng thanh lý (Undercollaterized) được hay không.
Tuy nhiên, Uma xem việc sử dụng các dịch vụ của Oracle là một trong những tác nhân sẽ ảnh hưởng đến nền tảng giao thức DeFi. Bởi họ cho rằng các dịch vụ này của Oracle sẽ dễ dàng suy giảm nhanh chóng nếu như xuất hiện hành động thao túng thị trường từ phía ông trùm lớn. Vì lý do đó mà, dự án chỉ sử dụng Oracle để xử lý các trường hợp tranh chấp liên quan đến việc thanh lý tài sản.
Điểm nổi bật của Uma là gì?
UMA Token Facility
Token Facility chỉ đề cập đến các hợp đồng thông minh trên Uma cho phép người dùng được tạo ra các token tài sản tổng hợp tượng trưng cho một loại tài sản.
Tuy nhiên, bất cứ nhà đầu tư nào cũng có thể tạo ra các Smart Contract trong token Facility nếu như đáp ứng đầy đủ 3 tiêu chí như sau: Giá, ngày đáo hạn hợp đồng và tài sản thế chấp tối thiểu. Trong đó, người tạo các hợp đồng thông minh dành cho các token tài sản tổng hợp sẽ được gọi là Facility Owner.
Ngay thời điểm này, bất cứ người dùng nào cũng có thể tham gia vào các Smart Contract để cho ra mắt thêm các token thông qua việc thế chấp tài sản tiền kỹ thuật số của mình và những người tham gia này sẽ được chung là Token Sponsor.
Nói cách khác thì, người B đã tạo ra một hợp đồng thông minh để tạo Synthetic Gold Token và gửi vào đó tài sản thế chấp của mình. Trong khi, người A lại cho rằng các Synthetic Gold Token mang giá trị cao và muốn phát hành thêm các token đó. Do đó, họ đã gửi tài sản thế chấp của mình để có thể cho ra mắt thêm các Synthetic Gold Token.
Data Verification Mechanism
Không giống với các giao thức DeFi khác, Uma không hề đặt ra mức giá cố định để giao thức hoạt động. Đây cũng chính là lý do vì sao mà dự án Uma và cơ chế DVM của nó đều được xem là “Vô giá.”
Giả sử, trong các Protocol khác như Aave, Oracle được sử dụng để làm cơ sở đưa ra quyết định thanh lý một loại tài sản tổng hợp nào đó và tài sản tổng hợp bị thanh lý nếu như tài sản thế chấp có giá giảm mạnh và không đáp ứng đủ tiêu chí thế chấp tối thiểu của Protocol.
Oracle của dự án lại có hoạt động khác. Thay vì phải liên tục kiểm tra giá trị của tài sản bị khóa làm tài sản thế chấp, dự án lại khuyến khích các token Owner xem xét phía nhà phát hành Synthetic Token có chấp hành đúng yêu cầu thế chấp tối thiểu hay không? Nếu như không thì họ có thể bắt buộc yêu cầu thanh lý các tài sản thế chấp của người phát hành ra Synthetic Token.
Nhưng Token Facility Owner có thể sẽ không chấp nhận thanh lý. Lúc đó, họ có thể sẽ sử dụng đến UMA token để yêu cầu DVM giải quyết vấn đề này thông qua cách kiểm tra giá trị của tài sản thế chấp đó. Nếu như, DVM xác định rằng người yêu cầu thanh lý tài sản đưa ra yêu cầu không đúng thì người yêu cầu thanh lý sẽ bị phạt và người tranh chấp sẽ hưởng được các phần thưởng từ hình phạt đó và ngược lại.
UMA coin là gì?
UMA coin là một ERC20 token được sử dụng để quản trị các giao thức UMA. Dưới đây sẽ là một số thông tin cơ bản về UMA coin này như sau:
- Name: UMA.
- Ticker: UMA.
- Contract: 0x04Fa0d235C4abf4BcF4787aF4CF447DE572eF828.
- Decimals: 18.
- Blockchain: Ethereum.
- Token Standard: ERC-20.
- Token type: Governance Token.
- Total Supply: 106,244,200 UMA.
- Circulating Supply: 65,361,548 UMA.
UMA coin Allocation
- UMA coin đang sở hữu tổng cung là 100 triệu token và được phân bổ như sau:
- Initial Uniswap Listing: Chiếm hết 2,000,000 tương ứng 2.0%
- Token Sales cho tương lai: Chiếm hết 14,500,000 tương ứng 14.5%
- Các Developers và người dùng: Chiếm hết 35,000,000 tương ứng 35.0%
- Nhà sáng lập, Early Contributors và nhà đầu tư: Chiếm hết 48,500,000 tương ứng 48.5%
UMA Coin Sale
- Dự án này đã dành riêng 2% tổng cung tương đương với 535,000 USD giá trị được tính theo ETH dành cho Public Sale trên sàn giao dịch Uniswap. Đây được biết đến là một “Initial Uniswap Offering” ra mắt vào ngày 28 tháng 4 năm 2020 với giá niêm yết khởi điểm là 0.26 USD/UMA.
Sàn giao dịch UMA coin
- Theo như số liệu của CoinGecko, UMA đang được giao dịch trên sàn giao dịch của Uniswap, Binance, Coinbase Pro, Balancer, Okex, Bibox, Bitmart,…. gồm nhiều sàn giao dịch khác với tổng khối lượng giao dịch trung bình hiện tại là 21 triệu USD.
Ví lưu trữ UMA coin
UMA là một token ERC20, nên người dùng sẽ có nhiều lựa chọn ví để lưu trữ các loại token này như sau:
- Ví sàn
- Các ví ETH phổ biến như: Metamask, Myetherwallet, Mycrypto, Coin98 wallet
- Ví lạnh: Ledger, Trezor
Trên đây là toàn bộ thông tin về Uma là gì? Hy vọng bài viết đã cho nhà đầu tư thấy được tiềm năng lâu dài của dự án ở thị trường tiền điện tử. Nếu trader vẫn muốn tìm hiểu thêm các dự án về hệ sinh thái khác thì có thể tham khảo trong Sanuytin.com nhé!