Thông thường trong thị trường kinh doanh, các chuyên gia về lĩnh vực tài chính sẽ hay sử dụng đến thuật ngữ tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Vậy thực sự thì hệ số này mang ý nghĩa như thế nào? Tầm ảnh hưởng của nó đến nguồn vốn cũng như kế hoạch kinh doanh của một công ty ra sao? Muốn giải đáp được toàn bộ thông tin trên thì hãy theo dõi bài viết sau đây nhé.
- Qredo là gì? Tổng quan mới nhất về dự án Qredo (QRDO)
- Quantum Coin là gì? Khám phá bí ẩn của đồng tiền Quantum Coin
- Quasimodo là gì? Mô hình Quasimodo giúp ích gì cho trader?
- Quỹ đầu tư là gì? Hướng dẫn tham gia vào các quỹ đầu tư tiềm năng
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là gì?
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu hay còn được gọi là tỷ số D/E – Debt to Equity ratio. Đây chính là tỷ lệ phần trăm giữa nguồn vốn của công ty được huy động thông qua việc đi vay với số vốn của chủ sở hữu đã bỏ ra.
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu này thường được sử dụng để xem xét số vốn thực tại của công ty, cũng như quá trình sử dụng nguồn vốn đó có đem lại hiệu suất cao trong suốt quá trình đầu tư hay không.
Khi áp dụng hệ số này, chủ kinh doanh có thể nhìn nhận rõ ràng về khả năng quản lý số nợ hay quy mô tài chính đang có của một công ty. Nếu tính toán với tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu này sẽ biết được khoản nợ mà doanh nghiệp đang dùng để điều hành hoạt động ra sao, cùng tỷ lệ đòn bẩy tài chính đã thiết lập sẵn.
Đây chính là một hệ số vô cùng cần thiết trong thế giới tài chính, dùng để đo lượng năng lực hoạt động cũng như cách thức hoạt động của các vị lãnh đạo công ty. Người đứng đầu công ty sẽ nhìn thấy rõ về tỷ số này trong bảng cân đối kế toán cùng các báo cáo tài chính ở từng giai đoạn hoạt động.
Nhờ vào tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp có thể đoán được mức độ đang bỏ ra đầu tư cho quá trình kinh doanh bao nhiêu. Qua đó, chủ kinh doanh sẽ biết được doanh nghiệp sẽ gặp tổn thất về tài chính ở thời điểm hiện tại và sẽ gặp khó khăn trong tương lai hay không.
Thực sự thì khoản nợ của công ty bao gồm trách nhiệm, nghĩa vụ được tạo thành từ một đơn vị khác cho vay vốn và cần phải thanh toán số nợ đó theo đúng hợp đồng. Khoản nợ này có thể là ngắn hạn hay đáo hạn trong một năm hoặc thậm chí là nợ dài hạn trong nhiều năm liền.
Nếu tỷ lệ của D/E lớn hơn 1 tức là công ty đang đi vay của nhiều cơ quan, cá nhân tài chính để phục vụ cho quá trình kinh doanh của công ty mình nhiều hơn là khoản vốn hiện tại. Hoặc có thể là công ty đang gặp khó khăn, bởi nguy cơ vay nợ nhiều thì rủi ro càng cao và bị siết nợ bất cứ khi nào, gây ra ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của công ty.
Cách tính tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, cho biết được tỷ lệ giữa hai nguồn vốn cơ bản chính là nguồn vốn nợ và nguồn vốn của chủ sở hữu công ty đang dùng để vận hành hoạt động sản xuất. Do hai nguồn vốn này có nhiều đặc tính khác biệt nhưng khi đặt cạnh nhau thì lại tạo nên mối quan hệ tương quan mật thiết với nhau.
Chính vì vậy mà tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu thường được nhiều chuyên gia sử dụng để đánh giá cấu trúc tài chính của công ty. Nhờ vậy, mà công ty có thể vạch ra chiến lược phát triển mới làm tăng doanh thu cho công ty hơn.
Để tính được tỷ lệ D/E thì trước tiên chủ kinh doanh cần phải biết được công thức tính của các hệ số và tài sản như sau:
- Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu
- Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu
Từ đó, suy ra công thức để tính tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là:
Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu: Tức là loại vốn mà công ty và các thành viên trong doanh nghiệp liên doanh, chẳng hạn là cổ đông trong doanh nghiệp cổ phần. Vì vậy, nên vốn chủ sở hữu là giá trị của một tài sản sẽ khấu trừ đi toàn bộ các khoản nợ trên tài sản đó, riêng tài sản ròng thì được xác định là giá trị ròng. Do đó, chủ kinh doanh sẽ biết được:
- Nếu tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu > 1: Tài sản của công ty chủ yếu là những khoản nợ vay vốn từ phía bên ngoài tài trợ.
- Nếu tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu < 1: Tài sản mà công ty hiện đang sở hữu chính là nguồn vốn chủ sở hữu tài trợ.
Tuy nhiên, nhà kinh doanh nên chú ý đến một số yếu tố quan trọng sau để hiểu rõ hơn về hệ số này, từ đó đánh giá chính xác được tình hình kinh doanh của công ty.
- Tỷ lệ đòn bẩy cao hơn đang cho thấy công ty hay cổ phiếu của công ty có nguy cơ xảy ra rủi ro cao và giá trị của nó thì đang bị suy giảm đi, các cổ đông trong công ty cũng kiếm được lợi nhuận ít hơn.
- Thế nhưng sử dụng tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu này sẽ rất khó để so sánh giữa các nhóm ngành khác nhau.
- Đa số nhà kinh doanh sẽ tiến hành sửa đổi tỷ lệ D/E với mục đích tập trung vào trong nợ dài hạn hơn, do nợ dài hạn có bản chất khác so với nợ ngắn hạn và chủ yếu là định hướng tương lai về lâu dài hơn.
Ý nghĩa của hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu
Khi chủ kinh doanh vạch ra tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu sẽ giúp cho người đầu tư nhìn nhận rõ ràng về tình hình tài chính cũng như cấu trúc tài chính của một công ty. Như đã nhắc đến thì tỷ số này càng cao, tức là tài khoản công ty tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ từ bên ngoài, công ty đang hoạt động yếu kém, gặp nhiều khó khăn.
Nếu tỷ số này trong một thời gian dài liên tục tăng cao thì khả năng để trả nợ rất khó và nguy cơ công ty phá sản sẽ rất cao, khi các khoản nợ bên ngoài dồn dập đến, lãi suất ngân hàng thì cũng tăng cao hơn.
Nếu tỷ số này nhỏ thì cho thấy số vốn công ty từ vốn chủ sở hữu đang rất hưng thịnh, nợ bên ngoài không nhiều và không có bị áp lực về tài chính, quá trình hoạt động đang rất tốt. Điều này chứng minh cổ phiếu công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán cũng tăng cao và cơ hội để trader chọn được cổ phiếu tiềm năng, cổ phiếu blue chip của công ty để đầu tư sinh lời cũng tăng lên.
Hạn chế của tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Khi áp dụng tỷ số D/E thì nhà kinh doanh nên xem xét đến lĩnh vực mà bản thân mình đang muốn tham gia. Thực tế thì các nhóm ngành nghề khác nhau thì nguồn vốn cũng như tốc độ tăng trưởng cũng không giống nhau. Trong nhiều trường hợp thì tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu lại tăng cao trong một ngày và hệ số này lại thấp ở một số nhóm ngành nghề khác.
Thí dụ, chủ kinh doanh đã tính toán được tỷ lệ D/E trong lĩnh vực xây dựng có xu hướng tăng cao, nhưng trong lĩnh vực dịch vụ thì lại có xu hướng thấp hơn. Do đặc thù ngành nghề khác nhau, lĩnh vực xây dựng thì cần nguồn vốn đầu tư ban đầu lớn hơn để mua vật tư xây dựng, trang thiết bị để làm việc, tiền thuê nhân công,…
Sau đó cuối cùng mới thu được lợi nhuận về. Còn lĩnh vực dịch vụ thì không cần thiết nguồn vốn phải quá nhiều, chủ yếu là nguồn nhân lực đem lại hiệu quả cao trong công việc.
Thông tin về tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu đã được Sanuytin.com chia sẻ, hy vọng công ty sẽ biết cách áp dụng để tính toán xem quá trình kinh doanh của công ty thật sự hiệu quả hay không. Bên cạnh đó, thì chủ kinh doanh có thể vận dụng thêm nhiều yếu tố khác để đánh giá tổng thể tình hình hoạt động của doanh nghiệp.