X

Tìm hiểu về tài sản ròng trong ngành tài chính là gì?

Tìm hiểu về tài sản ròng trong ngành tài chính là gì?

Để định giá chính xác tình hình tài chính của các cơ quan, doanh nghiệp, thường sẽ nghĩ ngay đến yếu tố tài sản ròng. Nhưng hầu như, vẫn còn một số nhà đầu tư khá mơ hồ về khái niệm này. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp cho trader tìm hiểu các thông tin liên quan đến tài sản ròng này.

Net Worth là gì?

Tài sản ròng bao gồm các tài sản tài chính và phi tài chính thuộc sở hữu của một cơ quan trừ đi giá trị của các khoản nợ chưa thanh toán.

Giá trị tài sản ròng có tên đầy đủ là Net Worth – Đây là giá trị bao gồm toàn bộ các tài sản tài chính và phi tài chính thuộc sở hữu của một cơ quan trừ đi giá trị của toàn bộ các khoản nợ chưa được thanh toán. Dễ hiểu hơn thì giá trị tài sản ròng chính là các loại tài sản được sở hữu trừ đi các khoản nợ và nó có thể được sử dụng dành cho tất cả những công ty, cá nhân hay chính phủ, thậm chí là toàn bộ các quốc gia trên thế giới.

Phân loại tài sản ròng

Tùy vào doanh nghiệp, cá nhân, chính phủ, chứng khoán, quốc gia mà sẽ có những tài sản ròng khác nhau

Đối với cá nhân

Tài sản ròng chính là giá trị của tất cả tài sản cá nhân trừ đi các khoản nợ.

Thông thường, các yếu tố như bằng cấp, trình độ giáo dục, ngoại ngữ được xem là tài sản vô hình có thể tác động tích cực đến khả năng tài chính của mỗi người, nhưng nó không được tính vào giá trị tài sản ròng. Do tài sản chỉ được tính những khoản có thể chuyển đổi thành tiền mặt được.

Giả dụ như, giá trị tài sản ròng cá nhân sẽ gồm có: Trang sức, các khoản đã đầu tư, tiền tiết kiệm,… Nợ cá nhân cần phải thanh toán đó là: Nợ thế chấp tài sản, vay tiêu dùng hay vay cá nhân,…

Đối với công ty

Tài sản ròng trong hoạt động doanh nghiệp, công ty nào đó sẽ được gọi là giá trị sổ sách hoặc vốn của chủ sở hữu riêng và trong các báo cáo tài chính, Net Worth sẽ được dựa trên các loại tài sản hay nợ mà công ty đó phải thanh toán.

Mặc khác, các khoản giá trị tài sản ròng có trong bảng cân đối kế toán nếu vượt quá số vốn của người sở hữu, cùng với những cổ đông công ty, tức là giá trị tài sản đó sẽ bị âm và các cổ đông sẽ bị thua lỗ, nhưng lỗ ở đây là lỗ lũy kế – Quá trình suy giảm giá trị tài sản dựa vào giá trị trên sổ sách lớn hơn giá trị thu thực tế.

Đối với chính phủ

Toàn bộ khoản nợ hay tài sản nằm trong bảng cân đối kế toán có thể được thiết lập dành cho các cơ quan chính phủ. Nếu đem so sánh với nợ chính phủ thì tài sản ròng chính là thước đo để phản ánh tình hình tài chính của chính phủ quốc gia đó.

Đối với quốc gia

Tài sản ròng của một quốc gia chính là tổng giá trị ròng của toàn bộ doanh nghiệp + Cá nhân cư trú ở một quốc gia + Tài sản ròng của chính phủ.

Giá trị này sẽ trở thành yếu tố phản ánh sức mạnh tài chính của một quốc gia đó như thế nào. Hay chính xác hơn thì lấy giá trị tài sản tài chính và phi tài chính sẽ trừ đi nợ ở một quốc gia và nó sẽ gồm có Tài sản ròng cá nhân + Tài sản ròng công ty + Tài sản ròng của chính phủ.

Đây chính là một thước đo để cho thấy khả năng tài chính của một quốc gia như thế nào, nếu một quốc gia sở hữu tài sản ròng ít nhưng nợ công lại quá lớn thì điều đó có nghĩa đất nước đang trong báo động đỏ về kinh tế, xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân ở đất nước này.

Đối với chứng khoán

Giá trị tài sản ròng chứng khoán chính là một phần đã hình thành nên tổng tài sản trong tài sản của một cá nhân, doanh nghiệp hay công ty. Chứng khoán cũng được xem là một loại tài sản hay nó chính là đại diện cho cổ phiếu của một doanh nghiệp. Nếu như cá nhân sở hữu sẽ trở thành tài sản cá nhân, còn công ty sở hữu sẽ trở thành tài sản của công ty.

Ý nghĩa của tài sản ròng

Như đã nhắc đến thì giá trị của tài sản ròng cho thấy tình hình tài chính ở một tổ chức, cá nhân hay chính phủ tại một quốc gia. Vì vậy, nó sẽ mang hai ý nghĩa cơ bản như sau:

Nhờ vào tài sản ròng mà công ty, cá nhân, quốc gia, sẽ kiểm soát hiệu quả được tài chính, tránh bị thua lỗ

Giá trị tài sản ròng mang giá trị dương: Tổng tài sản đang lớn hơn số nợ phải thanh toán và điều đó đang chứng tỏ công ty vẫn có thể sử dụng các loại tài sản của mình để chi trả các khoản nợ đến hạn. Quá trình này giúp cho công ty tiếp tục duy trì được hoạt động và sản sinh nhiều hơn về của cải, tiền bạc.

Giá trị tài sản ròng mang giá trị âm: Tổng tài sản đang nhỏ hơn số nợ phải thanh toán và công ty đang rơi vào tình trạng âm vốn chủ sở hữu. Một trạng thái không được tốt đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Điều này có nghĩa là tài sản của công ty đang không đủ khả năng để thanh toán cho các khoản nợ đến hạn.

  • Trường hợp xấu nhất chính là các chủ nợ của công ty như những nhà cung cấp, người lao động và ngân hàng,… nghi ngờ hoạt động sản xuất của công ty không thể tiếp tục được nữa, nên tất cả đồng loạt đều bắt công ty phải chi trả nợ. Vì vậy, công ty sẽ không còn dòng tiền để xoay sở tiếp tục cho quá trình kinh doanh, nên bắt buộc phải tạm dừng hoạt động và thậm chí có nguy cơ phải phá sản.

Với những cá nhân, việc tài sản ròng mang dấu hiệu âm đang báo hiệu tính trạng thâm hụt tài chính và lâu dài tạo thành áp lực lớn cho cá nhân đó, luôn trong trạng thái lo sợ, thấp thỏm các chủ nợ sẽ xuất hiện để đòi nợ. Cho nên, họ phải tìm mọi cách để thoát khỏi tình trạng xấu này.

Như vậy, giá trị tài sản ròng dương đều là mong muốn của hầu hết các tổ chức, cá nhân và chính phủ. Bởi lẽ, nếu chỉ chú trọng đến sự tăng trưởng các nguồn doanh thu mà quên đi phải quản lý tốt các khoản chi phí, chính là nguyên nhân để phát sinh ra âm vốn chủ sở hữu này. Kết quả cuối cùng là thu không đủ để bù vào chi, làm cho tình hình tài chính ngày càng trở nên tồi tệ hơn nếu như không biết cách kiểm soát yếu tố quan trọng này.

Công thức để tính giá trị tài sản ròng

Công thức tính giá trị tài sản ròng

Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản – Nợ phải trả

Trong đó:

  • Tổng giá trị tài sản: Tổng giá trị chứng khoán của quỹ đầu tư được tính theo thị giá + tiền mặt.
  • Nợ phải trả: Nợ ngân hàng cả tiền gốc + tiền lãi, hoặc là nợ các nhà đầu tư

Thí dụ: Một doanh nghiệp B đang sở hữu tổng giá trị tài sản lên đến 100 triệu đồng, nhưng đang có nợ ngân hàng là 30 triệu đồng. Vậy tổng tài sản ròng của công ty B đang sẽ là: 100 – 30 = 70 triệu đồng

Tuy nhiên, cần chú ý tổng giá trị tài sản và tổng nợ phải trả sẽ bao gồm các loại tài sản như sau:

Tổng giá trị tài sản

Giá trị tài sản ở đây sẽ gồm có một số loại sau đây:

  • Tài sản lưu động: Các khoản tiền gửi ngân hàng, tiền mặt, chứng chỉ tiền gửi hay các khoản tiền tương đương khác với tài sản lưu động.
  • Bất động sản: Nhà ở, doanh nghiệp, các danh mục đầu tư về đất đai, mặt bằng, …
  • Tài sản tiết kiệm, tài sản hưu trí, tài sản hoặc cổ phần kinh doanh của công ty
  • Các khoản cho vay hoặc đầu tư khác nào đó
  • Các khoản tiền thu được từ lãi suất đã cho vay, bảo hiểm nhân thọ, bồi thường thiệt hài,…

Tổng nợ phải trả

Tổng nợ phải trả ở đây sẽ bao gồm các loại tài sản sau đây:

  • Vay thế chấp: Vay thế chấp công ty, thế chấp nhà cửa,….
  • Vay trả góp: Vay mua trả góp, vay tín chấp trả góp
  • Thẻ tín dụng: Sử dụng thẻ tín dụng và nợ.

Lợi ích của tính toán giá trị tài sản ròng

Như vậy, sau khi đã nhận dạng rõ ràng được đâu là tổng giá trị tài sản và đâu là tổng nợ phải thanh toán, người đầu tư sẽ dễ dàng tính toán được giá trị tài sản ròng mà bản thân mình đang sở hữu là bao nhiêu. Cụ thể đó là:

Tài sản ròng sẽ trở thành nền tảng cơ bản để nhà đầu tư đưa ra các quyết định đúng đắn có liên quan đến tài chính của mình
  • Net Worth là một thước đo, phản ánh mức độ giàu nghèo, cho thấy khả năng tình hình tài chính cụ thể của một cá nhân, tổ chức, công ty, hoặc một chính phủ hay quốc gia bất kỳ.
  • Dựa vào giá trị tài sản ròng, nhà đầu tư có thể dễ dàng quan sát, định hình được quá trình kinh doanh, phát triển tài chính của một cá nhân hay tổ chức đang ở mức độ nào.
  • Tính toán giá trị tài sản ròng, có thể giúp thực hiện cân đối tài chính hiệu quả hơn và sẽ không còn bận tâm nhiều đến các khoản thu nhập
  • Dành sự chú trọng, đánh giá chính xác về khoản nợ mà cá nhân, cơ quan hay chính phủ đang phải gánh chịu.
  • Nhà đầu tư sẽ dễ dàng nhìn nhận khách quan hơn về tình hình, khả năng nợ nần của một cá nhân hay cơ quan để tìm ra một biện pháp, kế hoạch tốt hơn để nhanh chóng giải quyết được số nợ đó.
  • Giá trị tài sản ròng được xem là một tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực hồ sơ vay vốn hay một yếu tố để ngân hàng phê duyệt khoản vay dành cho các cá nhân hay công ty đó hay không?

Việc theo dõi liên tục, tính toán kịp thời sự biến đổi nhanh chóng của tài sản ròng sẽ trở thành nền tảng cơ bản để nhà đầu tư đưa ra các quyết định đúng đắn có liên quan đến tình hình tài chính của họ và tránh được tình trạng các khoản dư nợ gia tăng đến không thể kiểm soát nỗi.

Có thể thấy, tài sản ròng là một thông số quan trọng để định giá tài chính của cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, khi nắm được bản chất và cách tính của Net Worth sẽ giúp cho nhà đầu tư trở nên linh hoạt hơn trong công việc, thu nhập của mình. Hy vọng, Sanuytin.com đã đem lại kiến thức bổ ích cho trader về Net Worth. Chúc trader sẽ thành công.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.