X

Sở giao dịch chứng khoán và những điều trader cần biết

Sở giao dịch chứng khoán và những điều trader cần biết

Khi tìm hiểu về lĩnh vực chứng khoán, chắc trader đã từng nghe qua Sở giao dịch chứng khoán và đều cho rằng đây là tổ chức có quyền lực cao nhất trên thị trường. Vậy Sở giao dịch chứng khoán là gì? Trách nhiệm của nó có đúng với suy đoán của trader? Hãy cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.

Sở giao dịch chứng khoán là gì?

Một nơi tập trung các chứng khoán được niêm yết và được các đối tượng tiến hành giao dịch dựa theo các quy định nhất định.

Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có viết tắt là SGDCK. Đây là một doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của luật chứng khoán và luật doanh nghiệp, với nhà nước nắm giữ hơn 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trong doanh nghiệp.

Hiểu đơn giản thì Sở giao dịch chứng khoán – Một nơi tập trung các chứng khoán được niêm yết và được các đối tượng tiến hành giao dịch dựa theo các quy định nhất định. Nói cách khác, các nhà môi giới sẽ thương lượng đấu giá mua, bán chứng khoán tại đây.

Như vậy, Sở giao dịch chứng khoán sẽ không trực tiếp tham gia mua bán chứng khoán mà là nơi để các nhà đầu tư cùng nhau tập trung lại và thực hiện giao dịch với nhau.

Hình thức tổ chức của Sở giao dịch chứng khoán

Tìm hiểu 4 hình thức tổ chức của Sở giao dịch chứng khoán trên thị trường

Hình thức câu lạc bộ Mini

Ban đầu, các Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam đều tồn tại dưới dạng hình thức một câu lạc bộ Mini- Nơi để các thương gia, sau này là những người đầu tư, môi giới chứng khoán tập trung lại giao dịch với nhau.

Theo đó, họ sẽ thống nhất với nhau các nội dung mang tính chất quy ước có liên quan đến đầu tư chứng khoán và hoạt động diễn ra trong câu lạc bộ này không có tư cách một pháp nhân, hoặc hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.

Song song sự tăng trưởng của nền kinh tế thị trường nói chung cũng như các hoạt động đầu tư chứng khoán nói riêng, mà hình thức câu lạc bộ Mini này đã dần bị thay thế bởi những hình thức khác hiện đại trong lĩnh vực chứng khoán.

Hình thức sở hữu thành viên

  • Hình thái này của Sở giao dịch chứng khoán có quy mô hoạt động tương tự như công ty TNHH, trong đó thành viên góp vốn và sở hữu là những công ty môi giới chứng khoán.
  • Những công ty này sẽ đề cử ra hội đồng quản trị với nhiệm vụ quản lý, điều hành các hoạt động giao dịch của sở. Theo đó, thuộc các hình thức này đều là các Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc, New York, Tokyo, Thái Lan,…

Hình thức công ty cổ phần

  • Mô hình này có tổ chức giống như một công ty cổ phần đặc biệt và các cổ đông chủ yếu đều là những công ty chứng khoán thành viên, ngoài ra còn có cổ đông khác là tổ chức ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm. Vì thế, thuộc hình thức này có thể là các Sở giao dịch chứng khoán Đức, Malaysia, London, Hongkong,…

Hình thức sở hữu nhà nước

  • Với hình thức sở hữu này, phần lớn sẽ là nhà nước sở hữu hoặc tất cả tài sản của Sở giao dịch chứng khoán. Nhà nước cũng chính là người đại diện trực tiếp tham gia quản lý và điều hành các hoạt động giao dịch diễn ra trong Sở giao dịch chứng khoán và thuộc hình thức này có thể là những SGDCK Istanbul, Warsaw,…

Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch chứng khoán

Chức năng cơ bản nhất của Sở giao dịch chứng khoán chính là tổ chức các hoạt động đầu tư chứng khoán. Vì vậy, phần lớn các SGDCK đều được tổ chức theo mô hình dưới đây như sau:

Sơ đồ cơ cấu của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam

Đại hội cổ đông: Đây là cơ quan có quyền lực cao nhất và có toàn quyền trong việc đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động của sở.

Hội đồng quản trị: Thành viên hội đồng quản trị có thể gồm có đại diện của những công ty môi giới chứng khoán thành viên và một số các đại diện không thuộc thành viên như tổ chức niêm yết, các nhà chuyên môn, nhà kinh doanh, chuyên gia luật và đại diện của Chính phủ.

Do đó, chức năng và quyền hạn của hội đồng quản trị ở Sở giao dịch chứng khoán sẽ là:

  • Tiến hành đình chỉ hay rút giấy phép thành viên.
  • Chấp nhận, đình chỉ hoặc hủy bỏ niêm yết chứng khoán.
  • Phê chuẩn kế hoạch và ngân sách hàng năm của sở
  • Xây dựng, ban hành và sửa đổi các quy chế hoạt động của sở
  • Giám sát hoạt động của các thành viên trong công ty chứng khoán
  • Xử phạt các hành vi, vi phạm quy chế hoạt động của công ty chứng khoán
  • Ủy quyền cho tổng giám đốc một số công việc để điều hành hoạt động đầu tư của Sở giao dịch chứng khoán.

Tuy nhiên, thông thường nhiệm kỳ của chủ tịch hội đồng quản trị và ủy viên kiêm giám đốc điều hành sẽ có thời gian tối thiểu từ 3 đến 4 năm và nhiệm kỳ của các đại diện cho công chúng thường có thời gian ngắn hơn.

Ban giám đốc điều hành: Ban giám đốc điều hành sẽ gồm có tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc trực tiếp điều hành hay phụ trách các lĩnh vực hoạt động của sở. Trong đó, chức năng của ban giám đốc sẽ được quy định trong Sở giao dịch chứng khoán như:

  • Người trực tiếp điều hành các hoạt động giao dịch thường ngày của SGDCK
  • Giám sát hành vi của các thành viên trong sở
  • Dự thảo các quy định và quy chế của SGDCK.

Như vậy, hoạt động của ban giám đốc đều được tiến hành một cách độc lập nhưng phải dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ hội đồng quản trị trong Sở giao dịch chứng khoán.

Bộ phận quản lý giao dịch: Bao gồm các tổ chức và triển khai hoạt động giao dịch dựa trên các lĩnh vực cơ bản như sau:

  • Tổ chức phân tích và báo cáo thường xuyên các hoạt động, diễn biến của thị trường chứng khoán.
  • Duy trì sàn giao dịch và các hệ thống trực thuộc sàn giao dịch luôn ổn định.
  • Xây dựng và điều chỉnh thời gian giao dịch, biên độ giá, giá tham chiếu được rõ ràng.
  • Quản lý các giao dịch chứng khoán diễn ra thuận lợi, công bằng

Bộ phận quản lý niêm yết: Bộ phần này sẽ có quyền hành thực hiện các chức năng đó là:

  • Xây dựng và điều chỉnh hệ thống các tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán.
  • Kiểm tra, chấp nhận hoặc hủy bỏ quá trình niêm yết chứng khoán.
  • Phân tích các báo cáo tài chính của các tổ chức đã được niêm yết.
  • Phân loại niêm yết chứng khoán theo các nhóm ngành và xây dựng mã số chứng khoán được niêm yết.
  • Đề nghị xử lý theo các hình thức khác nhau đối với các chứng khoán bị vi phạm chế độ niêm yết và các quy định khác được quy định trong SGDCK.
  • Thu phí niêm yết (Bao gồm các khoản chi phí niêm yết lần đầu và phí quản lý niêm yết tính theo hàng năm).

Bộ phận quản lý thành viên: Sẽ có quyền thực hiện chức năng như:

  • Xem xét, chấp nhận, đình chỉ hoặc bãi miễn tư cách của thành viên trong sở
  • Phân loại thành viên trong sở theo từng nhóm lĩnh vực, đối tượng khác nhau.
  • Thu và quản lý thu phí thành viên hay các quỹ đầu tư khác theo quy định hiện hành.
  • Tổ chức phân tích và đánh giá hoạt động của các thành viên trong sở

Bộ phận công nghệ thông tin hoặc tin học: Đều sẽ có quyền hành như sau:

  • Tổ chức nghiên cứu, thiết lập kế hoạch và triển khai các chương trình phát triển hệ thống điện toán.
  • Tổ chức quản lý và vận hành hệ thống điện toán.
  • Tổ chức quản lý thông tin thị trường chứng khoán thông qua hệ thống điện tử, mạng lưới Internet,…
  • Ngoài các bộ phận chức năng cơ bản phía trên, thì cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch chứng khoán còn bao gồm các chuỗi khối văn phòng, các tiểu ban hỗ trợ khác,…

Chức năng của Sở giao dịch chứng khoán

Khi thành lập Sở giao dịch chứng khoán trên thị trường, sẽ khắc phục được nhiều biến cổ xảy ra khi đầu tư, đảm bảo môi trường tài chính luôn ở trạng thái ổn định và có tính thanh khoản. Qua đó, bảo vệ quyền lợi của người đầu tư nếu như có xảy ra tranh chấp. Cụ thể như:

Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán luôn được thực hiện công khai
  • Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán luôn được thực hiện công khai, công bằng, trật tự, an toàn và hiệu quả
  • Luôn thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính, báo cáo, công bố thông tin theo đúng quy định của pháp luật
  • Giám sát toàn bộ hoạt động giao dịch của chứng khoán, việc tuân thủ nghĩa vụ của các thành viên trong Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, hoạt động công bố thông tin của tổ chức được niêm yết, tổ chức đã được đăng ký giao dịch và những nhà đầu tư thuộc đối tượng công bố thông tin theo đúng quy định tại điều 118 của bộ luật này.
  • Ban hành tiêu chí giám sát hoạt động giao dịch, chỉ tiêu báo cáo giám sát giao dịch sẽ được áp dụng cho từng thành viên trong Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam sau khi đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt.
  • Thường xuyên báo cáo, kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về các biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động thị trường gây ảnh hưởng đến độ an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của môi trường giao dịch chứng khoán.
  • Xử phạt các hành vi vi phạm của nhà đầu tư, thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, tổ chức được niêm yết, tổ chức đã được đăng ký giao dịch trên thị trường.
  • Phối hợp thực hiện các công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán dành cho những nhà đầu tư.
  • Cung cấp mọi thông tin và luôn phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong các hoạt động giao dịch nghiệp vụ chứng khoán và cơ quan có thẩm quyền trong công tác điều tra, phòng, chống vi phạm pháp luật về đầu tư chứng khoán và thị trường chứng khoán
  • Thực hiện một số nghĩa vụ khác dựa theo quy định của pháp luật và điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Có thể nhận thấy, sự tồn tại của Sở giao dịch chứng khoán không chỉ đảm bảo môi trường đầu tư thuận lợi mà còn bảo vệ quyền lợi của những nhà đầu tư. Vì vậy, qua bài viết của Sanuytin.com hy vọng nhà đầu tư sẽ nắm bắt một chút kiến thức về SGDCK, đem lại hiệu suất cao trước khi bắt đầu giao dịch.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.