Short trong chứng khoán một thuật ngữ được sử dụng để chỉ hành động bán khống. Vậy bán khống là gì? Cách thực hiện như thế nào? Tác dụng của Short Selling đối với thị trường? Bài viết hôm nay sẽ giúp cho nhà đầu tư hiểu rõ hơn về khái niệm này trong giao dịch nhé!
- Biconomy là gì? Phân tích tiềm năng BICO Token
- Bid và Ask là gì? Mua vào bán ra trong giao dịch Forex là gì
- Biểu đồ đường là gì? Cách sử dụng như thế nào?
- Biểu đồ kỹ thuật chứng khoán và cách đọc chính xác nhất
Short trong chứng khoán là gì?
Short trong chứng khoán có tên khác là Short Selling hay gọi là bán khống – Một hình thức đầu cơ vào lúc giá giảm xuống hoặc chính xác hơn thì một công việc hưởng lợi nhuận từ sự suy giảm giá của các mã cổ phiếu, hàng hóa hay các loại tài sản chính khác trên thị trường.
Khi một người giao dịch muốn thực hiện bán khống, tức là họ đang mong đợi giá sẽ giảm xuống và bắt đầu vay mượn một lượng cổ phiếu từ các doanh nghiệp chứng khoán, nhưng vẫn phải ký quỹ cùng với cam kết từ phía nhà đầu tư sẽ hoàn trả lại số cổ phiếu đó trong tương lai.
Tuy nhiên, trường hợp giá di chuyển xuống đúng như mong đợi thì nhà đầu tư sẽ nhận được tiền lời và ngược lại, nếu giá di chuyển lên thì nhà đầu tư sẽ phải gánh chịu một khoản tiền thua lỗ.
Short Sell trong chứng khoán hoạt động như thế nào?
Theo như Short Sell truyền thống, nhà đầu tư sẽ vay mượn chứng khoán mà bản thân không nắm giữ và sau đó, sẽ bắt đầu bán các mã cổ phiếu này ra thị trường với mức giá thấp hơn so với giá thị trường. Quá trình này, thường trader sẽ phải thông qua nhà môi giới chứng khoán mà trader đã đăng ký mở tài khoản giao dịch).
Sở dĩ trader làm như vậy, chính là để mua lại những mã chứng khoán này với một mức giá thấp hơn, rồi hoàn trả lại chứng khoán đã vay trước đó. Lúc này, lợi nhuận mà nhà đầu tư hưởng được chính là khoảng cách chênh lệch giữa giá bán đầu tiên, cùng khoản phí mua lại chúng.
Nhưng từ khi có sự xuất hiện của hợp đồng chênh lệch hay CFD, quá trình thực hiện Short trong chứng khoán đã trở nên đơn giản hơn, bởi nó cho phép người đầu tư đầu cơ tích lũy dựa vào sự tăng giảm thất thường của thị trường mà không nhất thiết phải sở hữu tài sản cơ sở.
Thay vì người chơi phải rót tiền vào các mã cổ phiếu theo hình thức truyền thống thì nhà giao dịch lại có thể thu lợi từ sự chênh lệch giữa mức giá mở cửa và đóng cửa của mã chứng khoán đó hoặc một công cụ giao dịch nào đó mà bản thân người chơi đang sử dụng.
So với các công cụ giao dịch khác, người chơi có thể đơn giản hóa thao tác vào hoặc thoát lệnh giao dịch khi Short Selling. Đây cũng chính là một trong những lý do tại sao bán khống cổ phiếu thông qua các hợp đồng chênh lệch lại trở nên thông dụng trên thị trường.
Cách thức thực hiện bán khống
Trong lĩnh vực chứng khoán, có một quy tắc đầu tư mà hầu như nhà giao dịch nào cũng biết đến, chính là “Mua ở đáy và bán ra ở đỉnh, mua ở đầu gối và bán ra ở vai.” Điều này có nghĩa là người chơi phải mua cổ phiếu với mức giá thấp trước, đến khi sở hữu một lượng cổ phiếu nhất định trong tài khoản thì chờ đợi giá tăng cao, mới tiến hành bán ra để chốt lời.
Nhưng với Short trong chứng khoán thì ngược lại, trader nên bán ra cổ phiếu khi mức giá cao, rồi chờ cho giá giảm xuống và bắt đầu mua lại chúng để thu lời từ chính sự chênh lệch giá. Quá trình bán trước, mua sau này có mối liên hệ đến cơ chế vay – trả trong bán khống.
Chính vì, người chơi không thực sự nắm giữ cổ phiếu nên bắt buộc phải vay từ trader khác và cụ thể ở đây chính là công ty môi giới hay sàn giao dịch chứng khoán trên thị trường. Sau khi đã vay xong, lập tức bán chúng ra ngoài với mức giá thị trường hiện tại để thu hồi lại tiền mặt.
Sau khoảng thời gian, giá cổ phiếu suy giảm đúng như mong muốn, người chơi có thể mua lại số cổ phiếu đó và hoàn trả lại cho bên môi giới. Chênh lệch từ khoản tiền bán được do vay mượn, cùng khoản tiền bỏ ra để mua chứng khoán trả lại chính là mức lời cho chiến thuật bán khống này.
Tuy nhiên, người đầu tư cần chú ý đến một số vấn đề quan trọng khi thực hiện Short trong chứng khoán như sau:
- Khoản tiền mà người có thể mất sẽ là không giới hạn nếu như giá cứ tăng liên tục.
- Quá trình bán khống chứng khoán luôn có nhiều rủi ro tiềm ẩn. Giả dụ như, giá di chuyển đúng như suy đoán của trader nhưng lại bất ngờ chuyển hướng và gây ra những khoản tổn thất.
- Khi tiến hành Short trong chứng khoán cần chú trọng đến các khoản thuế hay chi phí giao dịch để tối đa hóa lợi nhuận hơn.
- Công việc bán khống thích hợp với các trader dày dặn kinh nghiệm, còn những người mới thì không nên tham gia vào.
- Khoản tiền vay cổ phiếu để chờ đợi bán sẽ gây ảnh hưởng một phần đến mức lợi nhuận của trader, tốt nhất nên lựa chọn các mã cổ phiếu có tính thanh khoản cao để giảm thiểu bớt thiệt hại về tài chính.
Ưu và nhược điểm của bán khống đối với nhà đầu tư
Ưu điểm
- Người chơi có thể tìm kiếm được lợi nhuận ngay cả khi thị trường bất ổn.
- Short trong chứng khoán cũng chính là một trong số các chiến lược giúp hạn chế rủi ro hiệu quả
- Quá trình bán khống đem về lợi nhuận tiềm năng dựa trên số vốn nhỏ
- Nhà đầu tư có thể thực hiện Short trong chứng khoán với nhiều cách khác nhau như: Bán khống truyền thống trong lĩnh vực chứng khoán, bán khống trực tuyến trên thị trường ngoại hối.
Nhược điểm
Nhược điểm lớn nhất của Short Selling chính là rủi ro cực kỳ lớn. Nếu như người chơi sở hữu chứng khoán dài hạn, tổn thất lớn nhất đó là khoản tiền đầu tư để mua cổ phiếu lúc đầu, nhưng với bán khống thì thua lỗ sẽ không giới hạn.
Giá của cổ phiếu hay bất cứ một loại tài sản nào cũng vậy, giá của chúng có thể tăng lên vô hạn, nên tổn thất của người chơi từ chính công việc thực hiện Short trong chứng khoán cũng sẽ trở thành vô hạn.
Với lĩnh vực Forex, tiền điện tử thì chiến lược bán khống còn có thể áp dụng thêm đòn bẩy – Công cụ giúp người chơi mở vị thế giao dịch với giá trị lớn hơn gấp nhiều lần so với khoản tiền ký quỹ. Điều này cũng có nghĩa là lợi nhuận được tối đa hóa và thua lỗ cũng sẽ tăng tương ứng với mức lợi nhuận.
Với lĩnh vực chứng khoán, khi tiến hành Short trong chứng khoán thì người chơi còn phải gánh thêm một rủi ro nữa đó là thu hồi – Trường hợp mà công ty hay sàn giao dịch muốn thanh lý sớm vị thế của mình để thu hồi lại số cổ phiếu đã cho mượn. Điều này, làm cho người vay phải thanh lý sớm vị thế vào thời điểm bất ổn, kèm theo đó rủi ro sẽ diễn ra khi cả hai bên đều không có sự ràng buộc nhất định.
Mức lãi suất mà nhà giao dịch phải thanh toán cho quá trình vay mượn cổ phiếu cũng sẽ cực kỳ lớn hơn so với mức lợi nhuận đã đạt được, nếu thời gian trader mua lại chứng khoán đã quá lâu.
Short trong chứng khoán có tác dụng gì với nền kinh tế?
Tác động tích cực
Short trong chứng khoán giúp gia tăng tính thanh khoản cho dù thị trường có chuyển động xuống, nhờ vào hoạt động bù đắp lại cung cầu từ quá trình này. Qua đó, sức hút của thị trường đối với người đầu tư trong và ngoài nước cũng sẽ gia tăng hơn.
Chất lượng của các mã chứng khoán trên thị trường cũng gia tăng lên. Thông thường, nhà đầu tư tiến hành bán khống, khi họ nghĩ rằng chứng khoán đang được định giá khá cao so với giá trị thực của nó và các loại cổ phiếu họ đang quan tâm đến để Short Selling chính là các mã cổ phiếu đến từ doanh nghiệp có tài chính không rõ ràng.
Hành động của các nhà đầu tư lớn sẽ giảm xuống đối với thị trường chứng khoán, đồng thời hỗ trợ cho chứng khoán quay về phản ánh đúng giá trị thực của nó. Với các loại cổ phiếu sở hữu khối lượng lưu hành thấp, khi các trader lớn đổ một lượng tiền khủng vào, điều này sẽ thúc đẩy giá cổ phiếu tăng vọt.
Khi người giao dịch đã nhận định giá chứng khoán đã quá tăng cao thì họ bắt đầu tiến hành Short trong chứng khoán, làm cho nguồn cung của cổ phiếu tăng lên và giá cổ phiếu giảm xuống quay trở về đúng với giá trị thực của nó trên thị trường.
Tác động tiêu cực
Thực tế, công việc bán khống cũng đem lại nhiều tiêu cực lớn cho thị trường, khi nhà giao dịch muốn thực hiện Short Selling với mục đích đầu cơ.
Bởi nếu có quá nhiều nhà đầu cơ bán khống cổ phiếu cùng một thời điểm, sẽ khiến cho giá chứng khoán suy giảm xuống thấp và bất ổn hơn. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chứng khoán mà còn tác động lớn đến toàn bộ thị trường.
Short trong chứng khoán có thể gây nên khủng hoảng cho tài chính của quốc gia. Vấn đề này đã được chứng minh rất rõ ràng trong những cuộc Short Selling như vụ bán khống đồng Baht Thái vào năm 1997, đã đem lại một làn sóng khủng hoảng trên quốc gia Thái và lan rộng sang các quốc gia Châu Á khác hay trên toàn cầu.
Dẫn đến việc sai lệch các chỉ số đo lường thị trường: Khi xuất hiện hành động bán khống, tài sản sẽ được nắm giữ bởi cả hai phía là người cho vay và người đi vay, điều này thúc đẩy gia tăng giá trị giao dịch và tổng nguồn vốn trên toàn thị trường.
Chính vì thế, các chỉ số đo lường của thị trường cũng sẽ đưa ra kết quả không được chính xác hoàn toàn và tác động đến chất lượng đánh giá hoạt động của thị trường.
Như vậy, nếu dự đoán của trader đúng thì quá trình thực hiện Short trong chứng khoán sẽ đem lại lợi nhuận nhanh chóng và ngược lại, người chơi nên có chiến lược cắt lỗ hiệu quả để bảo vệ tài chính của mình. Hy vọng bài viết của Sanuytin.com sẽ giúp cho trader hiểu được khái niệm về Short Selling.