Chắc hẳn, nhà đầu tư đã từng nghe qua thuật ngữ OPEC là gì? Nhưng vẫn có một số người còn khá mơ hồ về khái niệm này. Vì vậy, bài viết hôm nay sẽ chia sẻ toàn bộ thông tin từ lịch sử hình thành, mục tiêu hoạt động và tầm quan trọng của OPEC đối với tỷ giá dầu. Cùng tìm hiểu thôi nào!
- Funding Rate là gì? Cách tính Funding Rate chi tiết
- GEM coin là gì? Cách sở hữu GEM coin tiềm năng 2023
- GGtrade là gì? Có phải Scam hay không?
- Giải pháp đầu tư vàng lẻ thu lợi nhuận khủng
OPEC là gì?
OPEC là gì – Một tổ chức các quốc gia chuyên xuất khẩu dầu mỏ theo tên tiếng Anh là Organization of Petroleum Exporting Countries. Đây là một tổ chức liên chính phủ được thành lập tại Hội nghị Baghdad vào năm 1960, với sự góp mặt của 5 quốc gia thành viên đó là: Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Xê Út và Venezuela.
Ngoài ra, OPEC còn là một cơ quan liên chính phủ thường trực bao gồm tổng 10 quốc gia đang sản xuất xuất khẩu dầu mỏ và đồng thời là tổ chức điều phối, thống nhất các chính sách dầu khí của các nước thành viên. Qua đó, cấu trúc của OPEC sẽ gồm có:
- Hội nghị: Đây là một bộ phận chính của OPEC bao gồm Hội nghị đại biểu Bộ trưởng giữa các quốc gia thành viên. Nhưng thực chất nó là một đại diện của Hội đồng quản trị và nơi đưa ra các quyết định quan trọng về chính sách, tài chính của OPEC, đóng góp vào quá trình phát triển của lĩnh vực dầu.
- Hội đồng quản trị: Gồm có các đại biểu đến từ các quốc gia tham gia, hoạt động của họ là thường xuyên tổ chức các cuộc họp diễn giả, xem xét những đối tượng đăng ký thành viên OPEC mới, phát triển và trực tiếp quản lý hoạt động của tổ chức.
- Ban thư ký: Bộ phận dưới sự quản lý của Hội đồng thống đốc và gồm ba phòng ban.
- Ủy ban kinh tế: Bộ phận chuyên giám sát quá trình tăng trưởng ổn định của hành động giá trên thị trường dầu toàn cầu và cùng tham gia vào quá trình thu thập dữ liệu.
Quá trình hình thành cơ quan OPEC
Từ ngày 10 đến ngày 14 tháng 9 năm 1960, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Venezuelan Juan Pablo Pérez Alfonso cùng Abdullah al-Tariki và các chính phủ Iraq, Iran, Kuwait, Ả Rập Xê Út, với Venezuela đã tổ chức cuộc họp tại Baghdad để đưa ra các biện pháp thúc đẩy giá dầu thô sản xuất tại các quốc gia này.
Đúng như mục đích được thành lập của OPEC chính là thống nhất và kết hợp các chính sách về dầu mỏ giữa các quốc gia thành viên lại với nhau. Vào giữa năm 1960 và 1975, các quốc gia thành viên mới đã lần lượt tham gia vào đó là: Qatar (1961), Indonesia (1962), Libya (1962), Các tiểu vương quốc Ả Rập hợp nhất (1967), Algérie (1969), và Nigeria (1971).
Tuy nhiên, hai quốc gia Ecuador và Gabon trước đó từng là thành viên của OPEC, nhưng vào ngày 31 tháng 12 năm 1992 thì Ecuador đã chính thức rút lui. Nguyên nhân là do quốc gia này không thể thanh toán đủ phí 2 triệu USD thành viên và số lượng dầu được sản xuất lại vượt quá mục tiêu mà cơ quan OPEC cho phép. Nhưng đến tháng 10 năm 2007 thì đất nước này lại được phép tham gia trở lại.
Tháng 1 năm 1995, một số yếu tố khác cũng từng gây ảnh hưởng đến quốc gia Gabon để thoát khỏi thành viên của OPEC. Nhưng năm 2007, cả hai quốc gia là Na Uy và Nga cùng tham gia các hội nghị của tổ chức các quốc gia sản xuất dầu mỏ với vai trò là xem xét viên.
Tháng 5 năm 2008, Indonesia chính thức công bố sẽ rời khỏi OPEC khi đã hết thời hạn thành viên và cũng cuối năm đó, đất nước này lại trở thành nước nhập khẩu dầu, khi chẳng thể đạt được số lượng dầu xuất khẩu đúng như mục tiêu.
Ngay sau đó, một bản phát ngôn của OPEC đã được công bố vào ngày 10 tháng 9 năm 2008 đồng ý cho nước Indonesia rút khỏi tổ chức này, trong đó có một đoạn được trần thuật lại “Thật tiếc là chúng tôi phải đồng ý nguyện vọng của Indonesia để dừng tư cách thành viên trong Tổ chức OPEC và hy vọng rằng đất nước này sẽ sẵn sàng tham gia trở lại trong một tương lai không xa.”
Mục tiêu hoạt động của OPEC
Theo như Quy chế Thành lập của OPEC thì mục tiêu hoạt động chính thức của tổ chức đó là: Điều phối, thống nhất các chính sách khai thác dầu qua lại giữa các quốc gia thành viên, để ổn định giá dầu trên thị trường toàn cầu ở mức độ cân bằng và cho các quốc gia sản xuất nữa.
Đồng thời, đảm bảo nguồn cung dầu được tối ưu, song song hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đáp ứng nhu cầu cho các quốc gia tiêu dùng, tạo ra mức lợi nhuận công bằng cho các nhà đầu tư. Qua đó, sẽ bảo vệ được lợi ích giữa các quốc gia thành viên với nhau trong tổ chức OPEC.
Nhìn chung, OPEC tương tự như một tổ chức Liên Minh Kinh Tế giữa các quốc gia sản xuất dầu lửa với nhau, để duy trì một chế độ tỷ giá có thể phản ánh được lợi ích của các quốc gia thành viên thông qua quá trình phối hợp định giá và xây dựng một hạn ngạch sản xuất dành riêng cho các quốc gia thành viên của mình.
Công cụ để điều chỉnh sản lượng dầu của OPEC
Để phân phối sản lượng dầu được bán ra thị trường giữa các quốc gia thành viên thuộc tổ chức OPEC thường sẽ sử dụng đến hạn ngạch sản xuất.
Theo đó, đại diện của các nước thành viên sẽ tổ chức cuộc họp 2 lần vào mỗi năm, nhằm thiết lập lại chế độ sản xuất chung trong tương lai dựa trên suy đoán tình hình thị trường của toàn thế giới về nguồn cung và cầu dầu lửa như thế nào. Mỗi một hội nghị của OPEC sẽ đưa ra một mức hạn ngạch sản xuất mới và chia theo số lượng tương ứng giữa các quốc gia thành viên.
Tuy nhiên, khẳng định của các quốc gia thành viên so với hạn ngạch sản xuất không phải lúc nào cũng đồng nhất với nhau và một số quốc gia thành viên thuộc OPEC, đặc biệt là các đất nước sở hữu sản lượng nhỏ, luôn sản xuất dầu vượt quá mức hạn ngạch được cho phép của mình.
Những quốc gia thành viên sở hữu sản lượng dầu lớn, đặc biệt là Ả Rập Xê Út, sẽ phải tiến hành giảm bớt sản lượng của mình để bù đắp vào việc sản xuất vượt quá mức hạn ngạch quy định các nước thành viên khác. Vào những năm 1980 đến cuối năm 1990 sản lượng dầu bất ngờ tụt dốc, nguyên nhân là do sự thiếu ý thức trong việc tuân thủ hệ thống hạn ngạch của OPEC.
Tầm quan trọng của OPEC đối với giá dầu mỏ
Về cơ bản, khi hiểu rõ OPEC là gì thì nhận thấy giá dầu luôn được xác định thông qua mối quan hệ tương quan giữa cung cầu và được thúc đẩy bởi 3 yếu tố chính đó là:
- Nguồn cung: Mức sản xuất là một tiêu chí chính để thúc đẩy giá khi nhắc đến dầu. Điều này cũng lý giải tại sao tổ chức OPEC lại đưa ra quyết định hạn chế nguồn cung chỉ để hỗ trợ giá.
- Nhu cầu: Xu hướng cầu trên thị trường toàn cầu đều đang tác động trực tiếp đến hành động giá. Trong đó, các quốc gia như Hoa Kỳ, Trung Quốc và Châu Âu đang ở vị trí thống lĩnh nhu cầu tiêu thụ trên toàn thế giới khoảng 45 triệu thùng/dầu thô vào mỗi ngày.
- Dự đoán về giá: Giá dầu còn dựa trên yếu tố thị trường tương lai, tức là quá trình dự đoán về các sự kiện và nguy cơ tiềm ẩn sẽ xảy ra trong tương lai có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá của dầu.
Giá trị của đồng USD cũng trở thành một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá dầu. Vì dầu luôn được định giá bằng USD, nên giá luôn có mối quan hệ nghịch chiều với giá trị của đồng Đô la Mỹ. Cho nên, khi giá trị của đồng USD tăng lên thì giá của dầu sẽ suy giảm và ngược lại. Ngoài ra, vẫn có một số loại tiền tệ khác tác động trực tiếp đến quá trình biến động của tỷ giá dầu.
Sanuytin.com đã tổng hợp tất cả thông tin về OPEC là gì? Mong rằng bài viết sẽ bổ ích với các nhà đầu tư. Khi giao dịch dầu nhà đầu tư có thể chú ý đến yếu tố này, để có được những quyết định đúng đắn và hiệu quả hơn. Chúc trader sẽ may mắn nhé!