X

Sự thật về việc ngân hàng được phép phá sản hay không?

Sự thật về việc ngân hàng được phép phá sản hay không?

Có lẽ, trước khi muốn mở tài khoản hay gửi tiền thì hầu như mọi người đều sẽ tìm hiểu thông tin về việc ngân hàng nào có nguy cơ phá sản, bởi đây cũng chính là một cách để bảo vệ quyền lợi khách hàng, tránh khỏi những tổn thất không đáng có.

Vậy những ngân hàng được phép phá sản hay không? Dấu hiệu nhận biết các ngân hàng phá sản ở Việt Nam? Luật pháp quy định về việc ngân hàng tự ý phá sản như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây để làm rõ các thông tin trên nhé!

Ngân hàng phá sản là gì?

Ngân hàng được phép phá sản là một hình thức sẽ dừng tất cả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Ngân hàng được phép phá sản là một hình thức sẽ dừng tất cả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong trường hợp ngân hàng không thể hoàn thành các nghĩa vụ tài chính đối với những chủ nợ hay khách hàng đã gửi tiền.

Việc ngân hàng được phép phá sản một phần là do ngân hàng đã bị mất đi khả năng thanh toán hoặc không có đủ tài sản lưu động để hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán tài chính đối với khách hàng. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến ngân hàng được phép phá sản:

  • Khi giá trị tài sản của một ngân hàng có dấu hiệu giảm xuống dưới mức giá trị thị trường thuộc các khoản nợ phải chi trả của ngân hàng.
  • Các danh mục đầu tư của ngân hàng không đem lại lợi nhuận mà còn bị thua lỗ nặng
  • Những sự cố khác có ảnh hưởng đến tài chính của ngân hàng.

Ngân hàng có thể bị phá sản hay không?

Ngân hàng là một tổ chức, doanh nghiệp nhận tiền gửi của khách hàng, cho vay, thanh toán chi phiếu và cung cấp các dịch vụ khác cho khách hàng. Hiện tại nước ta vẫn chưa có ngân hàng nào phá sản, bởi việc một ngân hàng phá sản là rất khó xảy ra. Một khi ngân hàng thương mại gặp sự cố trong quá trình hoạt động thì sẽ được ngân hàng Nhà Nước hỗ trợ. Bên cạnh đó, thủ tục phá sản của một ngân hàng khá phức tạp và nó thiên về biện pháp phục hồi hơn là phá sản.

Nhưng ngân hàng vẫn có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản theo sự cho phép từ luật mà Nhà Nước ban. Một ngân hàng phá sản khi và chỉ khi ngân hàng đó mất khả năng thanh toán, đồng thời bị Tòa tuyên án phá sản. Như vậy, một ngân hàng chỉ phá sản khi rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và không thể phục vụ hay thực hiện nghĩa vụ tài chính cho công chúng.

Dấu hiệu của một ngân hàng được phép phá sản

Một số dấu hiệu chứng minh ngân hàng đang có nguy cơ phá sản

Với một ngân hàng được phép phá sản thì rất khó để dự đoán trước được, bởi vì khách hàng không có những thông tin nào có thể chứng minh hay đưa ra dự đoán trước việc ngân hàng đó đang có nguy cơ phá sản.

Vấn đề này chỉ có những người trong ngành hay người đứng đầu ở ngân hàng đó mới có thể dự đoán hay nhận định mà thôi, thậm chí là ngay cả nhân viên của ngân hàng cũng chẳng thể nào nhận ra được. Tuy nhiên, mọi người có thể dựa vào một số yếu tố sau đây, để kết luận việc ngân hàng được phép phá sản hay không.

  • Báo cáo tài chính của ngân hàng: Tất cả những báo cáo tài chính của ngân hàng phải được tổng hợp từ nhiều năm trước thì mới có thể đánh giá được việc ngân hàng được phép phá sản hay không.
  • Những báo cáo có liên quan đến vấn đề dư nợ hay công nợ của ngân hàng: Việc này có thể đánh giá chính xác được tình hình tài chính của ngân hàng như thế nào.
  • Tình trạng tiền gửi của khách hàng: Nếu bạn đã gửi tiền mặt tại ngân hàng mà đến khi có nhu cầu rút tiền thì ngân hàng lại không cung cấp. Tình huống có thể xảy ra đối với 1 hoặc 2 khách hàng thì là bình thường, nhưng nếu tất cả khách hàng hay toàn bộ chi nhánh đều bị thì có lẽ ngân hàng đang gặp trục trặc về huy động vốn lưu động của mình.

Những dấu hiệu trên thông thường đều sẽ không được giới truyền thông nhắc đến, đặc biệt ngân hàng là một lĩnh vực cực kỳ nhạy cảm nên sẽ rất khó khăn để nhắc đến và còn chịu nhiều sự chi phối nên khách hàng sẽ không thể tìm thấy được bất cứ thông tin nào về việc ngân hàng được phép phá sản.

Ngân hàng phá sản bạn có lấy lại tiền được không?

Thực chất, nếu một ngân hàng phá sản thì bạn chỉ có thể nhận được số tiền bảo hiểm đền bù và không thể lấy được toàn bộ số tiền của mình.

Theo Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012, những ngân hàng nhận tiền gửi từ khách hàng sẽ phải tham giao bảo hiểm tiền gửi, ngoại trừ các ngân hàng chính sách.

Bảo hiểm tiền gửi sẽ đảm bảo tiền gửi cho người nhận được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia rơi vào hoàn cảnh như phá sản và không có khả năng chi trả cho người gửi tiền.

Hạn mức bảo hiểm tiền gửi được quy định theo Quyết định 32/2021/QĐ-TTg và là số tiền tối đa bảo hiểm có thể trả cho cả tiền gốc và lãi của các khoản tiền gửi bảo hiểm của mỗi người tại một ngân hàng với con số là 125 triệu đồng.

Vậy nếu ngân hàng phá sản thì bạn sẽ nhận được 125 triệu đồng từ tiền bảo hiểm tiền gửi.

Bên cạnh đó, người gửi tiền vào ngân hàng phá sản cũng có thể sẽ nhận được một khoản bồi thường từ việc thanh lý tài sản của ngân hàng đó.

Tuy nhiên, theo Luật Phá sản, tài sản của ngân hàng sau khi phá sản còn lại sẽ được ưu tiên chi trả theo thứ tự như sau: Trả cho chi phí phá sản, trả cho khoản nợ lương, trả trợ cấp thôi việc, trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động tại ngân hàng, trả cho một số quyền lợi khác cho người lao động và cuối cùng là đến các khoản tiền gửi của khách hàng.

Sự thật về thông tin các ngân hàng nào sắp phá sản tại Việt Nam

Ngân hàng SCB phá sản

Những thành tựu mà ngân hàng SCB đạt được, cùng đủ chứng minh việc phát triển vượt bậc của SCB trong những năm qua

Theo như thông tin chia sẻ trên một số diễn đàn trực tuyến về việc ngân hàng SCB sắp phá sản thì những thông tin này chỉ được lan truyền trên các nhóm chat thông thường và chưa có bất cứ bằng cứ nào chứng minh được ngân hàng được phép phá sản cả.

Tuy nhiên, phía ngân hàng không cần phải đứng ra giải thích gì cả, có thể tự nhìn vào những thành tựu mà ngân hàng SCB đạt được, cùng đủ chứng minh việc phát triển vượt bậc của SCB trong những năm qua như thế nào rồi.

Tính đến thời điểm cuối ngày 31 tháng 12 năm 2020 thì tổng quy mô tài sản của ngân hàng SCB ước tính đạt được 633.277 tỷ đồng, đang tiếp tục duy trì vị thế hàng đầu trong các ngân hàng cổ phần tư nhân. Vậy nên thông tin ngân hàng SCB sắp phá sản là hoàn toàn không chính xác nha.

Ngân hàng Bảo Việt sắp phá sản

Ngân hàng Bảo Việt vẫn còn đang hoạt động rất tốt và vô cùng ổn định khi có tỷ lệ tăng trưởng khá trong thời gian vừa qua.

Đứng trước nguy cơ bị mất vốn và tình hình đáng lo ngại về nợ xấu đã làm xuất hiện nhiều tin đồn cho rằng ngân hàng Bảo Việt nguy cơ phá sản. Đó là một thông tin gây xôn xao dư luận trong khoảng thời gian dài, nhất là những khách hàng đang gửi tiền tại ngân hàng Bảo Việt.

Nhưng trên thực tế thì ngân hàng Bảo Việt vẫn còn đang hoạt động rất tốt và vô cùng ổn định khi có tỷ lệ tăng trưởng khá trong thời gian vừa qua. Do đó, việc thông tin ngân hàng Bảo Việt là ngân hàng được phép phá sản hoàn toàn không chính xác nhé.

Ngân hàng Nam Á sắp phá sản

Tổng số tài sản của ngân hàng Nam Á Bank đã có dấu hiệu tăng từ 26% lên con số 94.687 tỷ đồng.

Nam Á Bank nằm trong những thương hiệu ngân hàng rất ít người biết đến, nên cũng không tránh khỏi những tin đồn thổi việc phá sản. Tuy nhiên, vấn đề phá sản của ngân hàng lại được cho rằng là nợ xấu ngân hàng ngày càng tăng nhanh lên đến hàng nghìn tỷ đồng, thêm việc nội bộ ban lãnh đạo ngân hàng đang có nhiều mâu thuẫn.

Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2019 thì tổng số tài sản của ngân hàng Nam Á Bank đã có dấu hiệu tăng từ 26% lên con số 94.687 tỷ đồng, nhờ vậy đã bác bỏ hoàn toàn thông tin cho rằng ngân hàng được phép phá sản rồi.

Ngân hàng Eximbank sắp phá sản

Tin đồn ngân hàng được phép phá sản không đúng, trong khi ngân hàng vẫn đang trong trạng thái kiểm soát được.

Có lẽ trong thời gian vừa qua, những thông tin liên quan đến việc thay đổi nhân sự cấp cao hay ban lãnh đạo trong ngân hàng Eximbank, đã làm cho nhiều người cảm thấy hoang mang khi đưa ra tin đồn ngân hàng Eximbank sẽ phá sản.

Tuy nhiên, đây lại là thông tin không chính xác bởi vào cuối tháng 6 năm 2020, tổng số tài sản của ngân hàng Eximbank đã suy giảm 12,1% so với đầu năm và chỉ đạt được 147.315 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, số dư nợ cho vay khách hàng cũng đã suy giảm 8,6% xuống còn 103.529 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng cũng đã giảm xuống từ 10,6% xuống còn 124.566 tỷ đồng. Nhưng nhìn chung thì tin đồn ngân hàng được phép phá sản không đúng, trong khi ngân hàng vẫn đang trong trạng thái kiểm soát được.

Ngân hàng Đông Á sắp phá sản

Ngân hàng đang tiến hành tái cơ cấu, chứ không có việc ngân hàng được phép phá sản như tin đồn.

Thông tin liên quan đến ngân hàng Đông Á sẽ phá sản có thể bắt nguồn từ năm 2015, khi ngân hàng đang trong tình trạng âm vốn sở hữu và được kiểm soát đặc biệt.

Cho đến thời điểm hiện nay thì ngân hàng vẫn đang có tốc độ phát triển bình thường, nhưng trên những trang website của ngân hàng lại lộ ra thông tin thông báo về việc sẽ tiến hành tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường vào năm 2019.

Nhưng đến thời điểm hiện tại thì phía ngân hàng đã bắt đầu chào bán các cổ phần riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư và luôn ưu tiên phát hành cho những cổ đông hiện hữu. Như vậy, có thể nhìn thấy việc ngân hàng đang tiến hành tái cơ cấu, chứ không có việc ngân hàng được phép phá sản như tin đồn.

Ngân hàng VPBank sắp phá sản

Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng riêng lẻ đạt được là 2.074 tỷ đồng, cho thấy tốc độ phát triển khá tốt

Không cần quan tâm hay biết được thông tin từ đâu về việc ngân hàng VPBank sẽ phá sản, nhưng có thể khẳng định với mọi người rằng ngân hàng VPBank hoàn toàn không có chuyện sẽ phá sản.

Bởi các báo cáo liên quan đến kết quả kinh doanh trong quý 1 năm 2020 của ngân hàng chứng minh lợi nhuận trước thuế của ngân hàng riêng lẻ đạt được là 2.074 tỷ đồng và của công ty FE Credit đạt được là 917 tỷ đồng, cho thấy đã tăng lên 63,3%.

Quy định về việc ngân hàng được phép phá sản hay không?

Ngân hàng được phép phá sản không

Ngân Hàng Nhà Nước cho phép tổ chức tín dụng được phép phá sản và được kiểm soát đặc biệt

Ở Thị trường Việt Nam việc một ngân hàng được phép phá sản là rất khó, bởi thời gian trước không có quy định nào cho phép ngân hàng được phép phá sản cả, nhưng đã có một vài điểm mới trong bộ luật sửa đổi bổ sung Luật tổ chức tín dụng.

Luật sửa đổi và bổ sung thêm một số điều trong Luật các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 đã được Quốc Hội chính thức ban hành vào ngày 20 tháng 11 năm 2017 và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 1 năm 2018 đã cho phép những tổ chức tín dụng hay cho phép ngân hàng phá sản.

Tuy nhiên nếu một ngân hàng nào đó trình lên phương án phá sản thì sẽ được Ngân Hàng Nhà Nước có nhiệm vụ xem xét, đánh giá tính khả thi của phương án như thế nào, rồi sau đó mới trình lên để bên chính phủ phê duyệt phương án ngân hàng được phép phá sản sẽ được kiểm soát đặc biệt.

Do đó, đối với xã hội hiện nay thì tốt nhất là mọi người nên tìm hiểu thật kỹ về việc ngân hàng đó gửi tiền tốt hay không hoặc có tiềm năng phát triển cũng như nhạy bén trước các vấn đề liên quan về việc ngân hàng được phép phá sản, nhất là đối với tất cả khoản tiền gửi đều phải trang bị gói bảo hiểm tiền gửi.

Ngân hàng được phép phá sản thì phải đền bù bao nhiêu?

Khi ngân hàng phá sản thì bên bảo hiểm sẽ đền bù tổn thất là 75 triệu đồng

Liên quan đến vấn đề đền bù tiền thì hiện nay khi ngân hàng được phép phá sản thì các khoản đền bù đã khiến cho nhiều khách hàng cảm thấy không được hài lòng lắm, cho dù là khoản vay có lớn hay nhỏ thì phía bên bảo hiểm cũng chỉ đền bù tổn thất là 75 triệu đồng. Chính vì vậy, mới làm cho nhiều người cảm thấy là không thỏa đáng.

Bên cạnh người gửi tiền nhận được một khoản tiền đền bù trong gói bảo hiểm tiền gửi, thì cũng sẽ nhận được thêm một khoản tiền từ quá trình hoạt động thanh lý tài sản của những tổ chức tín dụng hay ngân hàng được phép phá sản.

Tuy nhiên phá sản được nhận định chỉ là biện pháp cuối cùng mà thôi, bởi sẽ do bên Ngân Hàng Nhà Nước đưa ra nhiều phương án giải quyết, sở dĩ như vậy là do nếu một ngân hàng được phép phá sản thì sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế chung.

Như vậy, vấn đề ngân hàng được phép phá sản đã được giải thích rất chi tiết trong bài viết của Sanuytin.com, cho nên bản thân khách hàng phải thật sáng suốt trong việc lựa chọn những ngân hàng uy tín để gửi tiền, để tránh trường hợp bị mất tiền khi vừa gửi vào ngân hàng sắp phá sản nhé!

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.