Mô hình CAPM – Mô hình được sử dụng để phản ánh mối quan hệ tương đồng giữa mức độ rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của một tài sản giao dịch, đặc biệt là trong lĩnh vực chứng khoán. Vậy CAPM là gì? Hãy cùng tìm hiểu sâu sắc hơn về mô hình này trong bài viết dưới đây nhé!
- Depth Of Market là gì? Tầm quan trọng của Depth Of Market trong giao dịch
- Dexe Coin là gì? Thông tin cơ bản về Dexe Network (DEXE)
- dHedge là gì? Tổng quan về đồng tiền DHT năm 2023
- DIA là gì? Toàn bộ thông tin chi tiết về dự án và DIA token
Mô hình CAPM là gì?
CAPM theo tiếng Anh có nghĩa là Capital Asset Pricing Model, được phát triển bởi 3 chuyên gia kinh tế học đó là: John Lintner, William Sharpe và Jack Treynor. Mô hình chính thức đưa vào sử dụng vào năm 1960, nhưng thời điểm hiện tại vẫn rất được trader tin dùng.
Thông qua mô hình này, nhà đầu tư sẽ biết được mối tương quan giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của một loại tài sản. Trong đó, lợi nhuận kỳ vọng luôn luôn phải bằng với tỷ lệ sinh lợi phi rủi ro, cộng thêm phần bù đắp rủi ro trong toàn hệ thống.
Chính vì vậy, nhà đầu tư hoàn toàn có thể tính toán được các khoản rủi ro của mình trong bất cứ lĩnh vực giao dịch nào. Nhờ vào một số ứng dụng của mô hình CAPM như sau:
- Ước tính được tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng
- Đánh giá hiệu quả các danh mục đầu tư của trader
- Giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định đúng đắn về lựa chọn cổ phiếu
- Xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả: Dựa vào mô hình này, nhà giao dịch sẽ biết cách linh hoạt trong việc sở hữu giữa tài sản phi rủi ro và có tính rủi ro hơn giống như cổ phiếu.
Cách tính với mô hình CAPM
Để tính được mô hình định giá tài sản vốn này thì nhà đầu tư có thể tham khảo công thức như sau:
E(Ri) = Rf + βi [E(Rm) – Rf]
Trong đó, mỗi hệ số sẽ mang một ý nghĩa đó là:
- E(Ri ): Mức lợi nhuận kỳ vọng dành cho các danh mục đầu tư i
- E(Rm): Mức lợi nhuận không có tính rủi ro
- Rf: Mức lợi nhuận kỳ vọng của toàn bộ thị trường
- βi (Hệ số beta): Mức độ nhạy cảm của chứng khoán đối với sự biến động trên thị trường
Lợi nhuận kỳ vọng
Với công thức tính trên của mô hình CAPM thì “r” được xem là ký hiệu tượng trưng cho mức lợi nhuận kỳ vọng đối với tài sản giao dịch theo thời gian đầu tư. Kết quả của lợi nhuận kỳ vọng sẽ giống như một phiên bản giả định khác trong thời gian dài hạn. Theo đó, khoản đầu tư cần phải sản sinh lợi nhuận tương ứng với vòng đời tồn tại của nó.
Lợi nhuận của tài sản phi rủi ro
Trên thực tế, không có bất cứ thứ gì tồn tại dưới dạng tài sản phi rủi ro cả. Trong đó, các gói vay chính phủ trong thời gian ngắn có thể được xem giống như một khoản đầu tư tương đối phi rủi ro và có tính an toàn trên thị trường.
Trong công thức tính của mô hình CAPM, “Rf” là ký hiệu của lợi nhuận phi rủi ro và nó cũng tương đương với lợi tức của trái phiếu chính phủ với thời hạn 10 năm. Lúc đó, khoản lãi suất phi rủi ro cần phải tương đồng với đất nước đã phát hành trái phiếu, với thời gian đáo hạn cũng tương ứng với khoảng thời gian đầu tư.
Tuy nhiên, quy định chung dành cho kỳ hạn lãi suất thường sẽ là 10 năm. Do bản chất của trái phiếu chính phủ luôn có tính an toàn cao, cùng tính thanh khoản ít bị biến động nhất trên thị trường chứng khoán.
Lợi nhuận kỳ vọng của thị trường
Theo công thức tính của mô hình CAPM thì lợi nhuận kỳ vọng trên thị trường cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Nếu như nhà giao dịch có kế hoạch rõ ràng khi đầu tư vào cổ phiếu thì “Rm” đang đại diện cho mức lợi nhuận kỳ vọng của nhà giao dịch hay còn được gọi là chi phí vốn dành cho cổ phần.
Hệ số β
Hệ số β phản ánh mức độ dao động của lợi nhuận thông qua các chuyển động của giá trên thị trường chứng khoán. Nói chính xác hơn thì β cho thấy phản ứng nhạy của cổ phiếu trước biến động rủi ro của thị trường đầu tư.
Để xác định được hệ số này, nhà giao dịch cần sử dụng đến phương pháp quy hồi so sánh lợi nhuận dựa trên một loại cổ phiếu với mức sản sinh lợi nhuận từ thị trường vốn. Cụ thể như sau:
- Nếu hệ số β > 1: Rủi ro từ thị trường chứng khoán đang cao hơn so với mặt bằng chung của toàn thị trường.
- Nếu hệ số β < 1: Rủi ro từ thị trường chứng khoán đang thấp hơn so với mặt bằng chung của toàn thị trường.
- Nếu hệ số β = 1: Lợi nhuận kỳ vọng với một loại chứng khoán gần bằng với mức lợi nhuận trung bình của toàn thị trường.
- Nếu hệ số β < 0: Biến động trên thị trường chứng khoán đang diễn ra ngược lại với xu hướng của thị trường chung.
Nếu nhà giao dịch xác định được hệ số β đầu tiên, sẽ dễ dàng xác định được một khoản vốn đầu tư đang có rủi ro thấp hơn hay cao hơn so với mức lãi suất phi rủi ro trên thị trường chứng khoán. Số tiền từ lãi suất phi rủi ro sẽ được tính toán dựa trên hình thức bù từ thị trường vốn chủ sở hữu.
Như vậy, khi người chơi chứng khoán xem xét thận trọng từng hệ số trong mô hình CAPM sẽ tự động đánh giá được tiềm năng của cổ phiếu và xem chúng có thật sự thích hợp với mục tiêu lợi nhuận của bản thân người chơi hay không?
Chênh lệch bù đắp rủi ro thị trường
Chênh lệch bù đắp rủi ro thị trường sẽ có ký hiệu là “Rm – Rf”. Đây chính là khoản lợi tức được thêm vào trong quá trình đầu tư cổ phiếu thay vì phải rót tiền vào các loại hình đầu tư phi rủi ro khác. Nhưng ở giai đoạn ngắn hạn, cổ phiếu hoàn toàn có tiềm năng sẽ tăng giá hoặc giảm giá trên thị trường chứng khoán.
Vì vậy, mà tỷ suất lợi nhuận trung bình trên thị trường vốn sẽ dễ mang giá trị âm hơn so với giá trị dương. Điều đó sẽ hạn chế những biến đổi trong thời gian ngắn hạn ở phần bù đắp rủi ro cổ phần, nhà giao dịch chỉ cần thực hiện nghiên cứu các đường trung bình động trong dài hạn và khoảng thời gian để nghiên cứu có thể kéo dài đến hàng thập kỷ.
Xem thêm: https://sanuytin.com/mo-hinh-3-dinh-la-gi/
Ưu nhược điểm của mô hình CAPM
Trong bất cứ lĩnh vực đầu tư nào cũng đều tồn tại rủi ro nhất định, đặc biệt là chứng khoán thì nhà giao dịch phải cần đến công cụ hỗ trợ CAPM để xác định trước mức độ rủi ro từ khoản đầu tư là bao nhiêu. Tuy nhiên, mô hình CAPM cũng vậy khi có một số hạn chế và lợi ích như sau:
Ưu điểm của CAPM
Muốn ngăn chặn rủi ro phát sinh và xác định cơ hội tốt khi giao dịch trên thị trường chứng khoán thì nhà đầu tư nhất định không được bỏ qua mô hình CAPM, bởi một số lợi ích nhất định như sau:
- Dễ dàng áp dụng: Mô hình CAPM chỉ bao gồm một công thức tính nên nhà đầu tư sẽ rất dễ sử dụng để phân tích tính toán trong bất cứ lúc nào, để có thể kiểm tra hay xác định mức độ tin cậy của tỷ suất lợi nhuận trong đầu tư chứng khoán.
- Sử dụng đa dạng trong các danh mục đầu tư: Mô hình CAPM được thiết lập dựa trên các giả thuyết là nhà giao dịch là người nắm giữ nhiều danh mục đầu tư, chẳng hạn như các danh mục liên quan đến thị trường, loại bỏ các yếu tố phi rủi ro hệ thống.
- Tính rủi ro trên thị trường: Hệ số β chính là đại diện để tính toán rủi ro trong mô hình CAPM. Tất cả các khoản rủi ro đều phải được tính toán thật kỹ càng, không thuộc các mô hình định giá tài sản vốn khác. Bởi rủi ro thị trường luôn là một ẩn số rất khó để dự đoán trước được. Chính vì thế, nó không thể bị loại bỏ hoàn toàn.
- Thay đổi linh hoạt: Mỗi khi một công ty cần định hướng cơ hội thường sẽ có xu hướng liên kết với các đơn vị tài chính, đầu tư với các hoạt động kinh doanh hiện tại. Tuy nhiên, nếu kết hợp như vậy thì các mô hình tính toán thông thường hầu như không thể tiến hành được. Nhưng với các mô hình định giá tài sản vốn CAPM thì lại hoàn toàn có thể.
Nhược điểm của CAPM
Một số điểm hạn chế trong mô hình CAPM mà nhà đầu tư có thể cân nhắc đến, để tránh những phát sinh khác trong quá trình giao dịch của mình. Cụ thể đó là:
- Lãi suất phi rủi ro: Trong công thức tính toán mô hình CAPM, lãi suất phi rủi ro là “Rf” đã được công nhận trên thị trường. Tuy nhiên, với các số lượng cổ phiếu luôn thay đổi liên tục qua từng ngày thì lâu dần sẽ hình thành một sự biến động mạnh mẽ.
- Lợi tức thị trường: Thường thì lợi nhuận trên thị trường sẽ gần bằng tổng số tiền lãi và cổ tức cộng lại với nhau. Nhưng ở một giai đoạn nào đó, lợi tức lại có thể mang một giá trị âm, Từ đó, có thể tính toán kết quả lợi nhuận thị trường trong thời gian dài hạn mà người chơi đã tái sử dụng để sản sinh mức lợi nhuận mới, theo cách thức này dường như đã không còn phổ biến nữa. Do tính chất của nó chưa mô tả hoàn toàn mức lợi nhuận thị trường trong tương lai.
- Vay lãi với lãi suất rủi ro: Mô hình CAPM đã được cấu thành từ 4 giải thuyết cơ bản. Trong đó đó, tỷ lệ nhà giao dịch có thể vay, lãi suất phi rủi ro là điều bất khả thi. Vì nhà giao dịch cá nhân sẽ không đủ khả năng để đi vay với một tỷ suất vay hay cho vay tỷ lệ giống như các cơ quan nhà nước được. Do đó, mức lợi nhuận tối thiểu có thể sẽ thấp hơn so với con số tính toán dựa trên lý thuyết của mô hình CAPM.
Sanuytin.com đã tổng hợp toàn bộ kiến thức quan trọng về mô hình CAPM trong lĩnh vực chứng khoán. Có thể thấy, đây là một công cụ tuyệt vời để nhà đầu tư có thể xác định rủi ro và cơ hội khi đầu tư, nhưng quan trọng nhất vẫn là khả năng chấp nhận rủi ro cùng sự am hiểu thị trường của trader mới quyết định sự thành công hay thất bại. Chúc trader sẽ may mắn.