X

Tìm hiểu về lãi suất ngân hàng và cách tính lãi suất

Tìm hiểu về lãi suất ngân hàng và cách tính lãi suất

Có lẽ, trader đã nghe nhiều đến cụm từ lãi suất ngân hàng. Vậy lãi suất ngân hàng là gì? Có những loại lãi suất nào? Trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho người đầu tư khái niệm về lãi suất tiền gửi ngân hàng và công thức tính lãi suất.

Lãi suất ngân hàng là gì ?

Lãi suất ngân hàng thường dưới dạng tỉ lệ phần trăm, phần nghìn hoặc phần vạn dựa trên khoản tiền gửi, cho vay với thời hạn nhất định

Lãi suất ngân hàng là giá của quyền sử dụng một số tiền trong một thời hạn nhất định mà người dùng số tiền đó phải trả cho người sở hữu khoản tiền lãi. Theo đó, lãi suất ngân hàng thường được mô tả dưới dạng tỉ lệ phần trăm, phần nghìn hoặc phần vạn dựa trên khoản tiền gửi hay cho vay với thời hạn nhất định, có thể là năm, tháng, ngày.

Mức lãi suất tiền gửi hay cho vay có thể cao thấp khác nhau, tùy thuộc vào trong thời gian gửi hoặc thời gian vay ngắn hạn, dài hạn, tùy vào từng ngân hàng, hình thức trả trước hay trả sau và còn tùy vào trong giai đoạn.

Đơn giản thì lãi suất ngân hàng chính là tỷ lệ giữa khoản tiền lãi với tiền vốn khi gửi vào hoặc cho vay trong một giai đoạn hay tỉ lệ giữa mức chi phí phải trả dựa trên một số tiền nhất định để được dùng khoản tiền đó trong khoảng thời gian do ngân hàng quy định hoặc thỏa thuận thích hợp với hệ thống ngân hàng và với những khách hàng thường trao đổi nghiệp vụ với ngân hàng.

Các loại lãi suất ngân hàng phổ biến hiện nay?

Lãi suất ngân hàng thường dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại, cụ thể như sau:

Dựa vào tính chất khoản vay để phân loại

Lãi suất ngân hàng được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau
  • Lãi suất tiền gửi: Mức lãi suất ngân hàng sẽ trả cho các khoản tiền gửi của khách hàng vào trong ngân hàng và có nhiều mức lãi suất tiết kiệm ngân hàng khác nhau tùy thuộc vào trong các yếu tố như thời hạn gửi, quy mô tiền gửi, tiền gửi không kỳ hạn hay tiết kiệm,…
  • Lãi suất cho vay: Mức lãi suất người đi vay tiền của ngân hàng phải trả cho ngân hàng khi ký hợp đồng vay tiền và mức lãi suất ngân hàng này còn phụ thuộc vào sự uy tín của khách hàng, quá trình thương lượng giữa hai bên, hình thức, mục đích đi vay hay quy định của pháp luật,…
  • Lãi suất cơ bản: Đây là mức lãi suất cơ bản thường được các ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn định lãi suất kinh doanh của mình.
  • Lãi suất liên ngân hàng: Lãi suất mà các ngân hàng vay mượn lẫn nhau thông qua thị trường liên ngân hàng và được các bên thỏa thuận sẽ không làm trái với quy định của pháp luật.
  • Lãi suất chiết khấu: Lãi suất mà khách hàng phải chi trả cho ngân hàng khi vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc các giấy tờ có giá trị khác khi chưa đến hạn thanh toán. Quan trọng mức lãi suất này còn được thanh toán trước cho ngân hàng.
  • Lãi suất tái chiết khấu: Lãi suất của Ngân Hàng Trung Ương thường áp dụng với các ngân hàng thương mại cho vay thông qua hình thức tái chiết khấu các giấy tờ có giá trị chưa đến hạn thanh toán từ các ngân hàng này.

Dựa vào giá trị thực của tiền tiền lãi để phân loại

Lãi suất danh nghĩa: Mức lãi suất ngân hàng được tính theo giá trị danh nghĩa, chưa qua điều chỉnh bởi tác động từ lạm phát, nó được thể hiện dựa trên quy ước giấy tờ đã được thỏa thuận từ trước, công thức tính như sau:

Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực tế + Tỷ lệ lạm phát

Lãi suất thực tế: Lãi suất ngân hàng đã được tính toán lại sau khi lấy lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát.

  • Nếu như tỷ lệ lạm phát cao thì chứng tỏ chi phí đi vay đang thấp. Vì vậy, có thể thấy lãi suất thực tế vô cùng quan trọng, là yếu tố để người đầu tư dựa vào tính toán hiệu quả của một quyết định kinh tế. Theo đó, các chuyên gia kinh tế còn nhận định rằng, lãi suất thực là cơ sở để hướng dẫn cho trader đưa ra lựa chọn đầu tư chứng khoán, mua bán trái phiếu chính phủ gửi tiền hay vay tiền từ ngân hàng,…sẽ được tốt hơn.

Xem thêm: https://sanuytin.com/interest-rates/

Dựa vào loại tiền cho vay để phân loại

  • Lãi suất nội tệ: Lãi suất đi vay và cho vay bằng đồng nội tệ
  • Lãi suất ngoại tệ: Lãi suất đi vay hay cho vay bằng đồng ngoại tệ

Hai mức lãi suất ngân hàng này có mối quan hệ tương quan với nhau, nên nhà đầu tư có thể áp dụng công thức tính này khi đầu tư như sau:

Lãi suất nội tệ = Lãi suất ngoại tệ + Mức tăng giá dự tính của tỷ giá hối đoái

Dựa vào tính linh hoạt của lãi suất

Lãi suất có tầm quan trọng với nền kinh tế của một quốc gia
  • Lãi suất cố định: Lãi suất đã được xác định cụ thể trong hợp đồng vay, không bị thay đổi trước các biến động từ lãi suất thị trường. Theo đó, tiền lãi đã được xác định trước và luôn được cố định, nhưng thông thường chỉ áp dụng cho hình thức vay ngắn hạn.
  • Lãi suất thả nổi (Biến đổi): Lãi suất luôn thay đổi qua từng thời kỳ, có thể lên xuống tùy thuộc vào lãi suất thị trường. Mức điều chỉnh lãi suất ngân hàng này thường dựa theo thỏa thuận giữa ngân hàng với khách hàng, được quy định rõ ràng trên các hợp đồng. Thời hạn điều chỉnh lãi suất ngân hàng có thể là 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm/lần.

Dựa vào phạm vi tín dụng trong nước hay quốc tế

  • Lãi suất quốc gia: Mức lãi suất dành cho các hợp đồng tín dụng trong nước.
  • Lãi suất quốc tế: Lãi suất được sử dụng trong các hợp đồng quốc tế và lãi suất phổ biến thường là LIBOR được lấy từ thị trường liên ngân hàng London hoặc SIBOR được lấy trên thị trường Singapore hay TIBOR được lấy trên thị trường Tokyo và NIBOR được lấy trên thị trường NewYork.

Công thức tính lãi suất ngân hàng

Cách tính lãi suất vay ngân hàng

Nhà đầu tư thường áp dụng công thức chung để tính toán lãi suất ngân hàng như sau:

Số tiền lãi hàng tháng = Số tiền nợ gốc x lãi suất %

2 cách tính lãi suất vay ngân hàng là dư nợ gốc và dư nợ trả dần

Cách tính lãi suất dựa trên dư nợ gốc

Lãi suất dựa trên dư nợ gốc là khoản lãi được tính toán dựa trên khoản tiền vay ban đầu trong suốt thời gian đã đi vay.

  • Giả dụ: Một khách hàng đi vay hết 100.000.000 VNĐ và thời hạn là 2 năm (Tức là 24 tháng) thì trong suốt 24 tháng đó mức lãi suất ngân hàng sẽ luôn được tính trên số tiền nợ gốc từ 100.000.000 VNĐ.

Cách tính lãi suất dựa trên dư nợ trả dần

Lãi suất trên dư nợ giảm dần là khoản lãi sẽ chỉ được tính trên số tiền thực tế mà khách hàng còn nợ sau khi đã khấu trừ đi phần tiền đã trả từ trước đó.

Giả dụ: Khách hàng đi vay hết 100.000.000 VNĐ trong thời hạn 1 năm (Tức là 12 tháng)

  • Tháng thứ nhất: Tính lãi dựa trên 100.000.000 VNĐ, thì khách hàng phải trả nợ gốc hết 10.000.000 VNĐ.
  • Tháng thứ hai: Tính lãi chỉ dựa trên 90.000.000 VNĐ, thì khách hàng phải trả bớt nợ gốc thêm 20.000.000 VNĐ.
  • Tháng thứ ba: Tính lãi chỉ dựa trên 70.000.000 VNĐ và tiếp tục như vậy trong các tháng tiếp theo.

Ngoài ra, khi chủ đầu tư muốn vay vốn kinh doanh, ngoài việc chọn hình thức để trả lãi, thì vẫn phải chú ý đến các vấn đề khác như chọn mức lãi suất cho vay ngân hàng nào thấp nhất, thời hạn gói vay có thích hợp với khả năng chi trả hay không, quy định cụ thể trong từng gói lãi suất ngân hàng đó,…

Công thức tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng

Cách tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/360

Giả dụ: Khách hàng gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn tại một ngân hàng với số tiền là 160.000.000 VNĐ, mức lãi suất gửi sẽ là 1,5%. Sau 6 tháng thì khách hàng muốn rút tiền gửi và số tiền lãi nhận được sẽ tính như sau:

Tiền lãi = Tiền gửi x 1,5% x 180/360 = 160.000.000 x 1,5% x 180/360 = 1.200.000 VNĐ.

Như vậy, với 160.000.000 VNĐ khoản tiền gửi tiết kiệm, thì sau thời hạn 6 tháng khách hàng sẽ nhận lại được 1.200.000 VNĐ tiền lãi.

3 cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng phổ biến là có thời hạn, không thời hạn, gửi theo tháng

Cách tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%năm) x số ngày gửi/360

Ngoài ra, lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn được tính như sau:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%năm)/12 x số tháng gửi.

Giả dụ: Khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng SCB với số tiền là 200.000.000 VNĐ. Tương ứng với từng kỳ hạn là mức lãi suất ngân hàng khác và số tiền lãi khách hàng sẽ nhận được qua từng kỳ hạn đó là:

  • Kỳ hạn 1 năm, mức lãi suất ngân hàng là 7,5%, số tiền lãi cuối kỳ khách hàng nhận được sẽ là: 200.000.000 x 7.5%/12 x 12 = 15.000.000 VNĐ.
  • Kỳ hạn 9 tháng, mức lãi suất ngân hàng 7%, số tiền lãi khách hàng nhận được cuối kỳ sẽ là: 200.000.000 x 0,07 x 270/360 = 10.356.164 VNĐ.
  • Kỳ hạn 3 tháng, mức lãi suất ngân hàng là 4,5%, số tiền lãi khách hàng nhận được cuối kỳ sẽ là: 200.000.000 x 0,045 x 90/360 = 2.219.180 VNĐ.

Như vậy, lãi suất tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn luôn cao hơn so với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Trong trường hợp khách hàng muốn rút tiền đúng thời hạn thì sẽ được hoàn trả lại toàn bộ mức lãi suất theo thỏa thuận trước đó. Trường hợp, khách hàng muốn rút tiền lãi trước kỳ hạn thì số tiền lãi sẽ được tính theo mức lãi suất không kỳ hạn.

Cách tính lãi suất tiền gửi theo tháng

Nếu khách hàng đang có nhu cầu muốn gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn nhưng vẫn muốn nhận mức lãi suất theo tháng thì công thức tính lãi suất ngân hàng sẽ có như sau:

Số tiền lãi hàng tháng = Số tiền gửi x Lãi suất (%năm)/12

Người gửi tiền cần chú ý, không được cộng dồn từng tháng để tính lãi suất cho những tháng tiếp theo. Điều này chỉ có thể xảy ra khi đến kỳ hạn gửi mà khách hàng không đến lĩnh tiền lãi thì ngân hàng sẽ tự động gia hạn thêm 1 kỳ hạn mới thông qua kỳ hạn đã được đăng ký trước đó.

Qua bài viết Sanuytin.com, có thể thấy được tầm quan trọng của lãi suất ngân hàng đối với nền kinh tế một quốc gia, cũng như ảnh hưởng đến các thị trường đầu tư khác. Và đây cũng là nguyên nhân mà nhà đầu tư trên thế giới quan tâm đến khi muốn tham gia vào bất cứ lĩnh vực nào.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.