Beta được xem là thước đo rủi ro của cổ phiếu trong lĩnh vực chứng khoán và là công cụ hoàn hảo để trader đưa ra lựa chọn hiệu quả. Vậy hệ số beta trong chứng khoán là gì? Cách tính ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
- Hướng dẫn mở tài khoản Exness mới và chi tiết nhất
- Hướng dẫn mở tài khoản FxPro cho người mới bắt đầu
- Hướng dẫn mở tài khoản XM mới và chi tiết nhất
- Hướng dẫn nạp rút tiền tại eToro hiệu quả nhất 2023
Hệ số beta trong chứng khoán là gì?
Hệ số beta trong chứng khoán phản ánh tình trạng thay đổi hoặc mức độ rủi ro của hệ thống trong một chứng khoán đơn lẻ cùng tình trạng biến động hay rủi ro chung trên toàn bộ lĩnh vực chứng khoán và nó luôn được mặc định giá trị bằng 1.
Hiểu đơn giản thì hệ số beta chính là dùng để đo lường mức độ rủi ro của một cổ phiếu với tình trạng rủi ro chung trên toàn lĩnh vực chứng khoán. Từ đó, nhà giao dịch sẽ xác định được tài sản đầu tư thích hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của mình.
Các chỉ số beta trong chứng khoán
Đối với lĩnh vực chứng khoán, khi nhìn vào quá trình thay đổi của thị trường nhà giao dịch sẽ dễ dàng dự đoán được chuyển động nhỏ trong các cổ phiếu hay danh mục đầu tư của mình. Vì vậy, các hệ số beta trong chứng khoán sẽ biểu thị một ý nghĩa khác nhau như sau:
Hệ số β > 0: Nếu như chứng khoán có chỉ số Beta lớn hơn 0 sẽ xảy ra 3 trường hợp đó là:
- Nếu β = 1: Tình trạng chuyển động giá của cổ phiếu bằng với mức độ biến động của thị trường. Tức là, cổ phiếu đang di chuyển song song với thị trường.
- Nếu β < 1: Tình trạng biến động giá của cổ phiếu thấp hơn mức độ biến động của thị trường. Tức là, cổ phiếu đang dao động ít hơn quá trình thay đổi của thị trường.
- Nếu β > 1: Mức độ dao động giá của cổ phiếu cao hơn mức độ biến động của thị trường. Có nghĩa là cổ phiếu đang có khả năng sinh lời hấp dẫn, kèm theo đó là rủi ro cũng vô cùng cao.
Hệ số β < 0: Nếu chứng khoán có chỉ số Beta thấp hơn 0 thì điều đó có nghĩa chứng khoán đang có xu hướng dao động ngược chiều với biến động của thị trường.
Hệ số β = 0: Nếu chứng khoán có hệ số beta bằng 0, quá trình thay đổi của chứng khoán hoàn toàn riêng lẻ so với thị trường. Nếu dấu của hệ số β mang giá trị (–) thì chứng khoán sẽ dao động ngược chiều so với thị trường và ngược lại.
Công thức tính hệ số beta?
Muốn xác định dễ dàng hệ số beta trong chứng khoán thì nhà đầu tư cần áp dụng theo công thức như sau:
Hệ số beta (β) = Cov (Ri, Rm) / Var (Rm)
Ý nghĩa của từng hệ số:
- Ri: Tỷ suất sinh lời của cổ phiếu i
- Rm: Tỷ suất sinh lời của thị trường chứng khoán
- Cov (Ri, Rm): Hiệp phương sai giữa tỷ suất sinh lợi chứng khoán e và tỷ suất sinh lợi của thị trường
- Var (Rm): Phương sai của tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán
Trong đó, tỷ suất sinh lời sẽ được tính theo công thức như sau:
R = (P1-P0)/P0
Ý nghĩa của từng hệ số:
- P1: Mức giá đóng cửa điều chỉnh trong phiên giao dịch đang xem xét
- P0: Mức giá đóng cửa điều chỉnh trong phiên giao dịch trước đó
Ví dụ về chỉ số beta trong thị trường chứng khoán
Để hiểu rõ hơn về công thức tính hệ số beta trong chứng khoán thì nhà đầu tư có thể nhìn qua ví dụ sau đây:
- Tỷ suất sinh lời của một cổ phiếu C đang là 30%
- Tỷ suất sinh lời của thị trường chứng khoán đang là 10%
- Tỷ lệ phi rủi ro của khoản đầu tư đang là 2%
Từ các thông số trên thì nhà đầu tư sẽ dễ dàng tính toán được như sau:
- Phần chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời của cổ phiếu C và tỷ lệ phi rủi ro đó là: 30% – 2% = 28%/
- Khoảng cách chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời của thị trường chứng khoán và tỷ lệ phi rủi ro đó là: 10% – 2% = 8%.
Như vậy, hệ số beta trong chứng khoán sẽ được tính dựa trên khoảng cách chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời của cổ phiếu C với tỷ lệ phí rủi ro chia cho khoảng cách chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời của thị trường chứng khoán với tỷ lệ phi rủi ro. Cụ thể như sau:
Hệ số β = 28/8 = 3.5
Chỉ số beta này đang mô tả cổ phiếu C có rủi ro cao hơn so với rủi ro dao động của thị trường, nếu xem xét theo chỉ số β > 1. Điều này cũng có nghĩa là cổ phiếu C có khả năng sinh lời cao. Lúc này, nếu như đầu tư có thể thu hồi lợi nhuận lớn.
Nhưng việc đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán luôn tồn tại nhiều nguy hiểm, nên nhà đầu tư cần có sự tính toán tỉ mỉ và tìm hiểu thật kỹ càng. Có thể chia thành 2 trường hợp như sau:
- Nếu như khả năng chấp nhận rủi ro cao hay có thể gánh chịu rủi ro thì nên đầu tư vào cổ phiếu C.
- Nếu như khả năng chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư thấp thì tốt nhất không nên đầu tư vào cổ phiếu C.
Hệ số beta trong chứng khoán có ý nghĩa như thế nào?
Việc tính toán hệ số beta trong chứng khoán vô cùng quan trọng đối với các nhà giao dịch. Do đó, để hiểu rõ hơn về bản chất của nó thì nhà đầu tư cần biết được ý nghĩa của nó trong thị trường chứng khoán ra sao:
- Phân tích chỉ số beta giúp cho nhà đầu tư lựa chọn được loại cổ phiếu phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của mình.
- Hệ số beta là một số những hệ số cần thiết trong mẫu hình định giá tài sản vốn CAPM và mô hình này sẽ giúp cho nhà giao dịch phân tích hay định giá chính xác được cổ phiếu.
- Việc tính toán chính xác được giá trị của hệ số beta trong chứng khoán sẽ giúp cho trader so sánh được mức độ dao động giá của chứng khoán một doanh nghiệp so với mức độ dao động chung trên thị trường. Từ đó, trader sẽ dễ dàng đưa ra các sự lựa chọn đầu tư hợp lý và hiệu quả cao.
- Hệ số beta trong chứng khoán phản ánh rõ ràng mối quan hệ giữa mức độ rủi ro của một loại cổ phiếu riêng lẻ so với mức độ dao động chung trên toàn thị trường chứng khoán.
- Hệ số beta trong chứng khoán sẽ có sự thay đổi khi nền kinh tế xuất hiện nhiều biến động.
So sánh hệ số beta và alpha trong chứng khoán
Hệ số alpha
Alpha là một chỉ số phản ánh khoản lợi suất vượt trội khi so sánh với tỷ suất lợi nhuận của một khoản đầu tư với tỷ suất lợi nhuận trong một chỉ số tham chiếu đã được lựa chọn trước đó. Chỉ số alpha này thường được nhà đầu tư sử dụng để phân tích tính hiệu quả khi đầu tư vào một chứng khoán hay một danh mục đầu tư hoặc một quỹ đầu tư trên thị trường.
- Khi alpha > 0: Quá trình đầu tư của trader thật sự đang tốt và chỉ số càng cao càng chứng tỏ đầu tư có hiệu quả.
- Khi alpha < 0: Nhà giao dịch đang thất bại khi đầu tư và chỉ số càng thấp càng cho thấy tình trạng đầu tư kém hiệu quả.
Khác với hệ số beta thì chỉ số alpha sẽ được tính toán theo công thức như sau:
Hệ số α = Rp – [Rf + (Rm – Rf) ß]
Hệ số beta
Hệ số Beta chính là thước đo lường dao động của một khoản đầu tư so với toàn bộ thị trường chung và hệ số này sẽ có sự biến đổi dựa trên điều kiện thay đổi của nền kinh tế thị trường.
Công thức tính hệ số beta trong chứng khoán sẽ là:
Hệ số beta (β) = Cov (Ri, Rm) / Var (Rm)
Như vậy, nhà đầu tư chắc đã hiểu được hệ số beta trong chứng khoán là gì? Bởi đây là một chỉ số mang ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng giao dịch của trader. Hy vọng với những chia sẻ kiến thức trên của Sanuytin.com thì sẽ thật sự có ích với các nhà giao dịch trong tương lai. Chúc trader sẽ thành công.