Mỗi một nhà đầu tư sẽ đưa ra nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá broker đó có đáng tin cậy hay không, nhưng nhìn chung đa số trader đều dựa trên thông tin pháp lý của sàn giao dịch để đưa ra quyết định.
Đối với LiteFinance cũng như thế, ngoài việc dựa trên nền tảng giao dịch, tốc độ giao dịch, các kênh nạp rút tiền,…thì giấy phép hoạt động của LiteFinance là điều đáng để quan tâm nhất. Vậy cùng đi tìm hiểu chi tiết hơn về loại giấy phép mà sàn đang sở hữu nhé.
- Sàn UFX là gì? Review sàn giao dịch UFX chi tiết nhất
- Sàn VantageFX lừa đảo? Đánh giá sàn VantageFX chi tiết 2023
- Sàn VS FX lừa đảo nhà đầu tư Việt như thế nào?
- Sàn Zacks Trade uy tín hay lừa đảo? Đánh giá sàn Zacks Trade
Đôi nét về quá trình thành lập của sàn LiteFinance

Trong số những broker kỳ cựu trong lĩnh vực Forex thì không thể nhắc đến nhà môi giới tài ba LiteFinance với hơn 16 năm kinh nghiệm trong ngành được tính từ năm 2005 cho đến thời điểm hiện tại, cùng trụ sở chính thì đặt tại Cộng Hòa Síp và nhiều văn phòng đại diện được đặt tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó bao gồm cả Việt Nam.
Hơn thế, broker đã không ngừng đổi mới hoạt động giao dịch thông qua việc LiteFinance đã nỗ lực nâng cấp chất lượng dịch vụ, nền tảng giao dịch để đem đến một sân chơi mới mẻ cùng sự minh bạch trong quá trình giao dịch cho trader.
Ở hiện tại thì sàn môi giới LiteFinance đã và đang phục vụ hàng triệu lượt khách hàng trên toàn cầu, nhất là thị trường Việt Nam, broker đã nổi tiếng về tốc độ nạp rút tiền nhanh chóng, cùng nhiều chương trình ưu đãi hay thường xuyên tổ chức các cuộc thi đã thu hút sự tham gia lớn từ phía trader Việt.
Để minh chứng cho sự thành công của LiteFinance trong suốt quãng thời gian hoạt động trong ngành ngoại hối thì sàn đã gặt hái được nhiều thành tựu danh giá khác nhau đến từ các tổ chức tài chính lớn và nổi bật nhất là năm 2020 khi LiteFinance liên tục chiến thắng ở 3 hạng mục của Forex Awards 2020 hay Global Brands Magazine như:
- Nhà môi giới ECN tốt nhất ở khu vực Châu Phi.
- Nền tảng thanh toán sao chép tốt nhất ở khu vực Đông Nam Á.
- Nền tảng thanh toán ngoại hối marketing bán lẻ tốt nhất ở những vương quốc MENA.
Tìm hiểu về giấy phép hoạt động của LiteFinance
Hiện tại thì sàn giao dịch LiteFinance đang sở hữu hai giấy phép hoạt động đến từ tổ chức tài chính lớn hàng đầu toàn cầu. Một là của CySEC với số hiệu là 230122 của Cyprus và hai là của SVG – Cơ quan dịch vụ tài chính St. Vincent và Grenadines.
Để hiểu rõ hơn về giấy phép hoạt động của LiteFinance thì hãy cùng đi tìm hiểu cụ thể hơn về quy định và trách nhiệm của các tổ chức này.
Giấy phép của CySEC

Đây là một giấy phép đến từ Uỷ Ban Chứng Khoán và Giao Dịch Síp -Một trong những cơ quan hàng đầu về sự nghiêm ngặt trong quy luật. Vậy làm thế nào để nhận được sự bảo hộ của tổ chức này?
- Broker phải có năng lực cạnh tranh trên thị trường về quy mô hoạt động cũng như khả năng tài chính của sàn phải vô cùng tốt.
- Với những sàn Forex STP sẽ có vốn yêu cầu tối thiểu là 125,000 Euro, và các sàn Market Making hay gọi là nhà sáng lập thị trường sẽ yêu cầu vốn là 730,000 Euro.
- Sàn giao dịch phải có một văn phòng tại Síp cùng ba nhân viên cấp cao đều là người tại khu vực đó.
- Ngoài ra, các sàn giao dịch được cấp phép hoạt động vẫn phải phân bổ một khoản tiền nhất định vào trong Quỹ Đền Bù Khách Hàng hay Investor Compensation Fund.
- Toàn bộ giám đốc cấp cao đều phải sở hữu kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tài chính.
Trách nhiệm của CySEC đối với những broker đã sở hữu giấy phép hoạt động như sau:
- Theo như quy định mới được bổ sung vào theo chỉ thị của MiFID thì bất cứ nhà môi giới nào đều phải có số vốn tối thiểu là 750.000 Euro.
- Những sàn giao dịch đều phải thường xuyên báo cáo tài chính lên các tổ chức có thẩm quyền để nhận được đánh giá định kỳ và các báo cáo kiểm toán hằng năm đều được tiến hành bởi những kiểm toán viên độc lập bên thứ ba đã nhận được sự ủy thác.
- Những sàn môi giới ngoại hối đều phải tuân thủ quy định của CySEC là đảm bảo vốn của khách hàng trong những ngân hàng lớn thuộc cấp độ 1 tại khu vực Châu u hay trong những tài khoản tách biệt.
- Bắt buộc các sàn giao dịch đều phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc mới mà tổ chức CySEC cùng MiFID đã đặt ra theo từng khoảng thời gian.
- Đảm bảo việc sàn môi giới có bị phá sản hay không còn khả năng thanh toán thì CySEC bắt buộc tuân thủ theo ICF (Quỹ bồi thường đầu tư) và số tiền bồi thường lên đến 20.000 Euro, nếu sàn môi giới có bị phá sản. Điều này giúp bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trong khi giao dịch.
Giấy phép của SVG

Đây là giấy phép hoạt động đến từ trung tâm tài chính St Vincent & The Grenadines, nhằm quản lý các hoạt động tài chính của sàn môi giới Forex, được diễn ra một cách công bằng và lành mạnh trên thị trường. Đây cũng chính là giấy phép thông dụng trong lĩnh vực ngoại hối và giấy phép này hỗ trợ tăng đòn bẩy hay giảm bớt khoản thuế thu nhập cho các sàn giao dịch.
Như vậy, thông qua bài viết Sanuytin.com chắc nhà đầu tư đã hiểu rõ được phần nào về giấy phép hoạt động của LiteFinance rồi. Vì để nhận được sự chấp thuận từ các cơ quan tài chính này đòi hỏi broker phải trải qua quá trình thẩm định chặt chẽ, nên nhà đầu tư có thể yên tâm giao dịch rồi nhé.