X

Giao dịch ngoại hối ở Việt Nam và những điều cần biết

Giao dịch ngoại hối ở Việt Nam và những điều cần biết

Trong những năm vừa qua, giao dịch ngoại hối ở Việt Nam luôn được đánh giá có sự tăng trưởng mạnh mẽ, với nhiều sàn môi giới quốc tế, nhà đầu tư mới tham gia tạo ra một hệ sinh thái hoàn thiện, giúp cho trader tiếp cận ngoại hối được dễ dàng và thuận tiện hơn.

Nhưng thị trường Forex ở Việt Nam vẫn chưa được pháp luật công nhận và bảo hộ, làm cho nhiều nhà giao dịch đặt niềm tin nhầm chỗ, dẫn đến hậu quả bị lừa đảo bởi các nhân viên của sàn môi giới dởm. Điều này làm cho nhiều trader muốn tiếp cận thị trường cảm thấy sợ hãi.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về thực trạng giao dịch ngoại hối ở Việt Nam hiện nay như thế nào, cũng như các giải pháp mà nhà nước đang dự định triển khai ra sao để nhà giao dịch có cái nhìn thiển cận hơn về thị trường này.

Thực trạng giao dịch ngoại hối ở Việt Nam

Trong tuần vừa qua, sức mua USD của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam với số lượng vô cùng lớn, trong khi đồng USD có giá giảm so với tiền đồng và lại tăng liên tục so với các đồng tiền tệ mạnh khác trong phân khúc ngoại hối thế giới.

Có thể nói, trong năm 2021 đã khép lại và cũng là năm thứ ba liên tiếp khi tiền đồng có giá trị cao hơn so với USD. Điều đó, giúp củng cố sức mạnh của tiền đồng trên thị trường ngoại hối toàn cầu.

Nguồn cung ngoại tệ gia tăng thúc đẩy tỷ giá giảm

Tỷ giá của USD/VND trong năm 2021, có nhiều chuyển biến đáng ngờ và được giới chuyên môn đưa ra nhận định, dù đứng trước nhiều khó khăn nhưng tỷ giá vẫn đang duy trì ở mức độ ổn định trên thị trường.

Ngân hàng Nhà Nước đã tiến hành điều chỉnh giảm tỷ giá USD/VND vào năm 2021, khi thực hiện mua giao ngay tổng cộng đến 3 lần sau khi Mỹ và Việt Nam tiếp tục tìm được tiếng nói chung và đại diện Việt Nam cũng cam kết không cố tình can thiệp vào thị trường tài chính để làm giảm giá VND.

Tỷ giá của USD/VND trong năm 2021 vẫn duy trì được mức ổn định

Song song đó, nguồn cung của Đô la Mỹ vẫn đang duy trì ở mức độ dồi dào nhờ vào kiều hối, nguồn vốn FDI và thặng dư thương mại đã bắt đầu quay trở lại vào tháng 9 khi thặng dư đạt được 360 triệu USD. Trong tháng 9 năm trước giao dịch ngoại hối ở Việt Nam đã nhập siêu 2,55 tỷ USD.

Tháng 10 ước tính xuất siêu khoảng 2,85 tỷ USD, một con số khá lớn đủ gây ra sự đảo chiều trong mấy tháng trước. Nhưng vào những tháng cuối năm, sẽ xuất hiện thêm các dòng kiều hối để bổ sung cho nguồn cung ngoại tệ trong nước.

Ngay sau một hành vi mua ngoại tệ này của Ngân hàng Nhà Nước khi hạ giá mua USD từ 22.750 xuống còn 22.650 đồng, tương đương với mức suy giảm 0,43%. Tỷ giá USD/VND hiện tại trên các liên ngân hàng đang giao dịch xung quanh khu vực 22.640-22.650, giảm khoảng 2,3% so với đầu năm.

Tiền đồng được củng cố sức mạnh trên thị trường thế giới

Khi tình hình lạm phát ở Mỹ đang đỏ rực, nhất vào tháng 10 đã tăng lên gần 6,2% so với cùng kỳ của 12 tháng trước, với đà tăng giá của những chỉ số năng lượng hay thực phẩm. Một mức tăng kỷ lục kể từ tháng 11 năm 1990.

Sau khi dữ liệu lạm phát tháng 10 được công bố thì chỉ số DXY và giá vàng đã tăng liên tục, cho thấy khẩu vị rủi ro đang ở mức độ cao bao trùm cả thị trường, tạo ra động lực đẩy dòng tiền đổ xô vào các tài sản trú ẩn an toàn, trong đó bao gồm cả vàng cùng USD.

Trong tuần vừa qua, Đô la Mỹ cũng lần lượt tăng nhanh so với các hàng loạt đồng tiền tệ mạnh khác trên thị trường như: Bảng Anh (GBP), đô la Canada (CAD), Euro (EUR).

Nguồn cung cầu ngoại tệ tại giao dịch ngoại hối Việt Nam đang diễn ra ổn định và thu hút các dòng vốn từ quốc tế

Thực trạng tiền VND lên giá so với USD, chứng tỏ nguồn cung cầu ngoại tệ tại giao dịch ngoại hối Việt Nam đang diễn ra ổn định và thu hút các dòng vốn từ quốc tế ào ạt đổ về, cùng sức mua của tiền VND trên thị trường Forex thế giới đều ở mức độ cao hơn.

Tuy nhiên, tỷ giá và lạm phát đều là hai yếu tố quan trọng, đang trong trạng thái tích cực, củng cố sự ổn định của nền tảng vĩ mô. Nhưng hiện nay, vẫn tiềm ẩn các rủi ro lớn về lạm phát, khi giai đoạn tỷ giá trong thời gian tới hay có thể là sự mở cửa trở lại của nền kinh tế cùng tác động mạnh mẽ của lạm phát toàn cầu.

Tiêu điểm chính là lạm phát toàn cầu đều đang có xu hướng tăng, nguyên nhân có thể là do giá của năng lượng được phục hồi nhờ vào nhu cầu sử dụng tăng cao khi nền kinh tế đang dần mở cửa trở lại, nhưng lạm phát ở trong nước vẫn ở mức độ khá thấp, có khi giảm ở nhiều tháng.

Chỉ số CPI và lạm phát cơ bản trong tháng 10 đều lần lượt giảm xuống còn 0,2% và 0,17% so với tháng trước. CPI bình quân 10 tháng trong đầu năm chỉ tăng lên 1,81% so với cùng kỳ năm ngoái, một mức tăng thấp nhất được tính kể từ năm 2016. Điều này giúp thúc đẩy cho sự phát triển của tiền đồng, góp phần làm ổn định tỷ giá USD/VND.

Rủi ro tỷ giá trong tương lai

Trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa trở lại, nhu cầu hàng hóa cùng hoạt động thương mại cũng sẽ tăng lên. Trong khi Ngân hàng Nhà Nước lại quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua các hoạt động bơm tiền vào các kênh tỷ giá hay lưu trữ, làm cho lạm phát có thể tăng mạnh. Kịch bản kinh tế có thể gần giống với thị trường toàn cầu.

Chính sách thắt chặt tiền tệ luôn là xu hướng chung của toàn cầu

Khi nhu cầu hàng hóa tăng trong tương lai, đặc biệt là giá năng lượng, thực phẩm song hành đó là chính sách tiền tệ nới lỏng có thể là điều kiện để diễn biến lạm phát ở mức cao hơn nữa.

Với diễn biến lạm phát tăng chính là rủi ro cho quá trình ổn định của vĩ mô, kéo theo rủi ro khi đầu cơ, nắm giữ các tài sản an toàn như ngoại tệ, vàng, thậm chí có thể trở thành áp lực cho tỷ giá trong tương lai. Đây cũng chính là rủi ro luôn tồn tại cần phải dự tính trước khi điều hành chính sách tiền tệ.

Theo đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra một hướng dẫn cụ thể thắt chặt tiền tệ và mở đầu bằng việc giảm dần chương trình mua tài sản. Điều này làm cho giới đầu tư kỳ vọng vào sự tăng lãi suất nhiều lần của Fed trong những năm 2022-2023.

Chính sách thắt chặt tiền tệ luôn là xu hướng chung của toàn cầu và là tiêu điểm trong những giai đoạn tới. Bởi kiểm soát lạm phát, thắt chặt tiền tệ đều là biện pháp ổn định lại kinh tế vĩ mô. Với sự khép lại của kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, lãi suất liên ngân hàng đều ở mức thấp, tình trạng dư thừa của tính thanh khoản trong năm 2021.

Giao dịch ngoại hối ở Việt Nam khi nào?

Trader có thể bắt đầu giao dịch từ sáng thứ 2 ở Châu Âu và chiều thứ 6 tại New York.

Việc nắm rõ các phiên giao dịch ngoại hối ở Việt Nam đều rất quan trọng đối với các nhà đầu tư. Trong đó, mỗi khung giờ giao dịch đều tùy thuộc vào các phiên, cụ thể như sau:

Thời gian hoạt động giao dịch ngoại hối ở Việt Nam luôn diễn ra suốt 24 giờ liên tục, điều này cũng có nghĩa là không bao giờ có giờ đóng cửa. Vì vậy, trader có thể bắt đầu giao dịch từ sáng thứ 2 ở Châu Âu và chiều thứ 6 tại New York.

Đối với những phiên giao dịch ở London và New York, giao dịch sẽ hiệu quả hơn khi vào đúng thời điểm nóng và thông thường, chúng sẽ diễn ra trong khung giờ 13:00 GMT cho đến 16:00 GMT tức là từ 20:00 GMT+7 cho đến 23:00 GMT+7.

Như vậy, việc quan trọng nhất khi giao dịch ngoại hối ở Việt Nam chính là lựa chọn được sân chơi đáng tin cậy, có giấy phép hoạt động đầy đủ và định hình chiến lược đầu tư thích hợp với bản thân mình. Thêm nữa, không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao kỹ năng thực chiến để có thể tự tin khi chinh phục thị trường tiềm năng này. Sanuytin.com hy vọng đã đem lại thông tin bổ ích cho trader.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.