Nếu là nhà đầu tư lâu năm, chắc hẳn đã nghe nói đến “Exchange Rate Mechanism (ERM)”. Đây là một thuật ngữ được sử dụng trong thị trường tài chính để mô tả quá trình ổn định tỷ giá hối đoái của một quốc gia liên quan đến các loại tiền tệ khác. Vậy chính xác ERM là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến thị trường? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
- Just (JST) là gì? Nên đầu tư vào Just (JST) không?
- JustSwap là gì? Hướng dẫn sử dụng tính năng sàn Just Swap
- Kadena là gì? Đặc điểm nổi bật của dự án và KDA Token
- Kardiachain là gì? Toàn tập từ A – Z về dự án KardiaChain (KAI)
ERM là gì?
Cơ chế tỷ giá hối đoái còn được gọi là ERM – Một tập hợp các quy trình được sử dụng để quản lý tỷ giá hối đoái của một quốc gia so với các loại tiền tệ khác. ERM được các Ngân Hàng Trung Ương sử dụng như một phần của chính sách tiền tệ của nền kinh tế.
ERM được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1999, với mục tiêu đảm bảo rằng những biến động về tỷ giá hối đoái giữa đồng Euro và các loại tiền tệ khác không có tác động tiêu cực đến sự ổn định kinh tế trong thị trường đơn lẻ cũng như hỗ trợ các nước chuẩn bị gia nhập khu vực đồng tiền chung Châu Âu.
Cơ chế tỷ giá hối đoái (ERM) yêu cầu các đồng tiền quốc gia ngoài Châu Âu tham gia vào ERM II trên cơ sở nhất quán. Hơn nữa, ERM II thiết lập các quy tắc quản lý tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền của EU cũng như đảm bảo tăng trưởng ổn định.
Cách thức hoạt động của cơ chế tỷ giá hối đoái?
ERM II cho phép tỷ giá hối đoái của một quốc gia nằm ngoài EU được phép biến động theo những giới hạn nhất định so với đồng Euro.
Việc gia nhập cơ chế tỷ giá hối đoái dựa trên thỏa thuận giữa các bộ trưởng tài chính EU, Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) và các bộ trưởng tài chính ngoài hoặc thống đốc Ngân Hàng Trung Ương ngoài EU khi tham gia vào cơ chế này. Thỏa thuận bao gồm một số điều sau đây:
Tỷ giá hối đoái trung tâm được thỏa thuận giữa đồng Euro và tiền tệ của quốc gia. Điều này cho phép Euro có thể dao động lên đến 15% trên hoặc dưới tỷ giá trung tâm.
Tiền tệ sẽ được hỗ trợ bằng cách mua hoặc bán để giữ tỷ giá hối đoái so với đồng Euro trong phạm vi ±15%. Các biện pháp can thiệp được điều phối bởi ECB và Ngân Hàng Trung Ương của một quốc gia không thuộc khu vực đồng tiền chung Châu Âu
Các thành viên ERM II không thuộc khu vực EU có thể chọn duy trì phạm vi hẹp hơn, nhưng quyết định này không ảnh hưởng đến phạm vi chính thức là ±15% trừ khi có sự đồng thuận từ các bên liên quan ERM II về điều này
Đại hội đồng của ECB giám sát hoạt động của ERM II, đảm bảo sự nhất quán của chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái. Đại hội đồng cũng quản lý các cơ chế can thiệp phối hợp với Ngân Hàng Trung Ương của các nước thành viên.
Thứ Tư Đen Tối là gì?
Thứ Tư Đen Tối (Black Wednesday) là một thuật ngữ tài chính đề cập đến việc Vương quốc Anh rời khỏi cơ chế tỷ giá hối đoái (ERM) vào ngày 16 tháng 9 năm 1992, khi đồng bảng Anh sụp đổ. Nguyên nhân, Vương quốc Anh không có khả năng ngăn chặn sự suy giảm dưới giới hạn của ERM.
Sự hình thành của Black Wednesday
Trước Thứ Tư Đen Tối, Vương quốc Anh đã là thành viên của ERM trong 2 năm. Đồng bảng Anh giảm giá trị và chính phủ Anh đã phản ứng bằng cách tăng lãi suất, cho phép sử dụng dự trữ ngoại tệ để mua bảng Anh. George Soros đã tích lũy một vị thế bán khống lớn, tin rằng Vương quốc Anh sẽ không thể hỗ trợ đồng bảng Anh.
Trước sự kiện Black Wednesday, quỹ của Soros bắt đầu bán một lượng lớn bảng Anh trên thị trường, khiến giá còn giảm sâu hơn nữa. Mặc dù Ngân Hàng Trung Ương Anh đã cố gắng ngăn chặn việc bán tháo nhưng không thành công. Sau đó, Vương quốc Anh đã tuyên bố rút khỏi cơ chế tỷ giá hối đoái Châu Âu.
George Soros được cho là đã “Phá vỡ Ngân hàng Anh”. Theo nhiều nguồn tin, ông đã kiếm được một tỷ đô la lợi nhuận vào ngày hôm đó và trở thành nhà giao dịch ngoại hối tuyệt vời.
Sự kiện Thứ Tư Đen Tối có ảnh hưởng gì đến thị trường?
Mặc dù nhiều người xem Black Wednesday là một thảm họa, nhưng những người khác coi đó là một bước để phục hồi kinh tế. Họ tin rằng chính sách kinh tế được thực hiện sau ngày đó ở Vương quốc Anh đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn và lạm phát thấp hơn.
Sự kiện này đã đưa Vương quốc Anh ra khỏi khu vực đồng Euro, cứu nước này khỏi những vấn đề kinh tế nghiêm trọng hơn sau này. Trong cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu, nền kinh tế Anh hoạt động tốt hơn đáng kể.
Bằng cách giữ bảng Anh, Vương quốc Anh cũng có thể thực hiện chính sách tiền tệ tốt hơn. Chi phí của Thứ Tư Đen Tối dường như thấp hơn nhiều so với các gói cứu trợ cần thiết để giữ chân một số quốc gia trong khu vực đồng Euro.
Trên đây là những thông tin về ERM là gì? ERM và Black Wednesday có mối quan hệ tương quan với nhau trong việc cho thấy rằng việc giữ đồng tiền của một quốc gia trong một hệ thống định giá tiền tệ có thể gây ra những tác động rất lớn đến thị trường tài chính và kinh tế toàn cầu.