Trader muốn dự báo ngoại hối hay phân tích thị trường một cách thấu đáo thì trước tiên cần hiểu được tỷ giá hối đoái là gì? Phương pháp dự báo tỷ giá tiền tệ như thế nào? Trong bài viết hôm nay sẽ đưa ra một số gợi ý về quan trọng cần lưu ý khi đầu tư ngoại hối.
- Dowload sách Bí Quyết Tay Trắng Thành Triệu Phú PDF
- Dowload sách Phân tích Kỹ thuật từ A đến Z pdf
- DPO là gì? Cách sử dụng chỉ báo Detrended Price Oscillator cụ thể
- Drawdown là gì? Tầm quan trọng của nó trong Forex
Tỷ giá hối đoái là gì?
Tỷ giá hối đoái còn có tên khác là tỷ giá trao đổi ngoại tệ hoặc tỷ giá – Một hình thức trao đổi tiền tệ giữa hai quốc gia. Chính xác thì đây là quá trình chuyển đổi giá của đồng tiền này thành một đồng tiền của quốc gia khác hoặc cụ thể hơn đó là số lượng tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị tiền tệ của quốc gia khác.
Yếu tố nào tác động đến thị trường ngoại hối?
Cung – Cầu ngoại tệ
- Tiền tệ được xem như loại hàng hóa thông thường thì nó cũng sẽ chịu tác động bởi cung, cầu thị trường. Nếu cung ngoại tệ lớn hơn cầu thì tỷ giá hối đoái sẽ suy giảm và ngược lại, khi cầu lớn hơn cung sẽ khiến cho giá đồng ngoại tệ tăng cao, đồng nội tệ bị mất giá trị và cũng là nguyên nhân làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh.
Cán cân thanh toán quốc tế
- Nguyên nhân tiếp theo ảnh hưởng đến việc dự báo thị trường ngoại hối chính là cán cân thanh toán quốc tế. Trường hợp cán cân thanh toán có dấu hiệu bội chi, nghĩa là nhu cầu về đồng ngoại tệ tăng vọt, sẽ làm cho tỷ giá hối đoái tăng theo. Và ngược lại, khi cán cân thanh toán bội thu, nhu cầu về đồng nội tệ tăng cao, làm cho đồng ngoại tệ giảm xuống. Điều này khiến cho tỷ giá hối đoái bị suy giảm.
Lạm phát
Như nhà đầu tư đã biết, theo nguyên tắc thì bất cứ quốc gia nào cũng kỳ vọng đồng tiền của quốc nước mình có giá trị tương đương với đồng tiền của quốc gia khác. Muốn thực hiện được điều này thì bắt buộc đất nước đó phải giữ tỷ lệ lạm phát ở mức độ vừa phải.
Khi mà các yếu tố khác trong nền kinh tế không có sự thay đổi, lạm phát ngày càng cao thì tỷ giá hối đoái sẽ càng suy giảm xuống, đồng nội tệ càng bị mất giá và ngược lại. Điều này làm cho quá trình dự báo ngoại hối sẽ trở nên khó chính xác.
Lãi suất
Tương tự như lạm phát thì lãi suất và tỷ giá hối đoái cũng có mối quan hệ tương đồng với nhau. Theo lý thuyết, dòng vốn sẽ tự động di chuyển từ nơi có lãi suất thấp đến nơi có lãi suất cao hơn. Vì vậy, khi lãi suất trong nước bất ngờ tăng lên sẽ thu hút sự quan tâm từ nhà đầu tư nước ngoài vào và làm tăng nguồn ngoại tệ.
Điều này làm cho tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ có xu hướng giảm xuống, gây ảnh hưởng đến việc dự báo ngoại hối của nhà giao dịch về thị trường tiền tệ khi đưa ra quyết định giao dịch.
Nợ công
Nợ công là nguyên nhân chính tạo nên tình trạng thâm hụt ngân sách quốc gia. Nếu quốc gia lâm vào tình trạng thâm hụt ngân sách, đa số sẽ bắt đầu xu hướng huy động nguồn tài trợ từ nước ngoài vào thông qua hình thức vay nợ.
Điều này làm cho nguồn cung ngoại tệ tăng lên và làm cho tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ bị tụt giảm xuống. Đồng thời, nếu đất nước đang có một khoản nợ lớn cần phải thanh toán cũng làm cho tình hình lạm phát tăng cao.
Trường hợp tồi tệ nhất, quốc gia đó phải in tiền để trả nợ thì nguồn tiền này cũng là nguyên nhân làm cho lạm phát tăng cao. Và tất nhiên lạm phát sẽ tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái, khiến cho dự báo ngoại hối khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, khi quốc gia huy động nguồn ngoại tệ để thanh toán nợ lãi, nhưng đến một thời điểm nào đó khoản nợ đã được chi trả hết, giá trị của đồng ngoại tệ suy giảm xuống kéo theo sự sụt giảm của tỷ giá tiền tệ.
Thu nhập
Thu nhập của một quốc gia cũng là nguyên nhân tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến dự báo ngoại hối trên thị trường. Khi thu nhập của quốc gia tăng lên, tức là người dân có nhu cầu sử dụng hàng ngoại nhiều hơn và nhu cầu về ngoại tệ lại tăng theo, dẫn đến tỷ giá ngoại hối cũng tăng theo đó.
Về mặt gián tiếp, khi thu nhập của người dân tăng lên, nghĩa là đời sống của người dân tốt hơn, nhu cầu về chi tiêu cũng nhiều hơn. Điều này sẽ làm cho tỷ lệ lạm phát giảm và làm tăng tỷ giá hối đoái.
Tỷ lệ trao đổi thương mại
- Tỷ lệ trao đổi thương mại là tỷ lệ so sánh giữa mức giá xuất khẩu so với mức giá nhập khẩu và có mối quan hệ trực tiếp đến cán cân thanh toán cùng với tài khoản vãng lai. Đây là hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến dự báo ngoại hối. Do đó, tỷ lệ trao đổi thương mại cũng ảnh hưởng đến tỷ giá tiền tệ.
Tình hình chính trị
Hầu như, nhà đầu tư nước ngoài nào cũng mang xu hướng chung thích đầu tư vào các quốc gia có chính trị ổn định. Bởi tình hình chính trị ổn định, không có chiến tranh,bạo loạn sẽ giúp cho họ cảm thấy an toàn khi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của người dân nhiều hơn.
Mặc khác, đối với những quốc gia đang có tình trạng bất ổn định về chính trị thì họ cũng sẽ vạch ra nhiều chính sách ưu tiên để phát triển kinh tế, quan tâm đến các nhà đầu tư…Khi các nhà đầu tư nước ngoài vào họ cũng chuyển sang một lượng lớn đồng ngoại tệ, làm thay đổi tỷ giá hối đoái trên thị trường.
Tình hình kinh tế
- Bên cạnh chính trị thì tình hình kinh tế cũng tác động một phần đến quyết định rót vốn của những nhà đầu tư nước ngoài. Khi mà nền kinh tế của một đất nước ngày càng tăng trưởng, thu nhập và nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao và tự động nhà đầu tư sẽ rót vốn vào với mục đích mở rộng thị trường, làm cho nguồn cung ngoại tệ tăng lên, từ đó tỷ giá tiền tệ cũng có sự thay đổi theo.
Phương pháp để dự báo ngoại hối
Sử dụng chuỗi thời gian
Phương pháp này dự báo giá trị của biến động mà trader đang cần dự báo ở thời điểm hiện tại dựa trên cơ sở các giá trị của nó trong quá khứ kết hợp thêm một phần sai số (Phần sai số này là biến động ngẫu nhiên).
Ngoài ra, còn có thể dựa vào giá cả đã bao hàm toàn bộ các thông tin có liên quan và nó không quan tâm đến yếu tố giá trị ở quá khứ. Điều này tạo thành tỷ giá biến động ngẫu nhiên, tức là hành động thay đổi trong tương lai hoàn toàn độc lập với hành động trong quá khứ.
Hướng nghiên cứu này đã nhận được sự hỗ trợ của lý thuyết toán về xác suất, kinh tế lượng và lý thuyết hỗn loạn. Phương pháp này đòi hỏi người phân tích phải thực hiện tính toán và có thể áp dụng công cụ tin học trong phân tích dữ liệu kinh tế lượng.
Khi kết hợp giữa lý thuyết về biến động ngẫu nhiên. cùng các mô hình chuỗi thời gian, cần dựa vào sự ổn định của biến động, độ nhiễu, tính tự tương quan,… Các nhà nghiên cứu thường dùng 3 mô hình tương ứng là ARIMA, ARCH, và GARCH.
Ngoài ra còn nhiều mô hình tự tương quan phi tuyến khác như STAR cũng được đề xuất trong vài năm trở lại đây. Bởi đặc điểm của các mô hình này là có tính dự báo cao trong ngắn hạn và trung hạn.
Sử dụng mô hình kinh tế lượng
Tỷ giá hối đoái được xem giống như một biến tùy thuộc có thể được lý giải bằng các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản như tăng trưởng, lạm phát, lãi suất, tỷ giá thực, lý thuyết PPP,…Mô hình này thường nhắm đến mục tiêu dự báo ngoại hối dài hạn với các điều kiện cân bằng vĩ mô dài hạn, nên đôi khi nó còn được gọi là mô hình cân bằng.
Nhiều mô hình phi tuyến đã được đề xuất cho nhà đầu tư, nhưng do tính phức tạp của các mô hình thường cao, và hầu như không chứng tỏ được khả năng vượt trội hoàn toàn so với phương pháp chuỗi thời gian biến động ngẫu nhiên.
Phân tích theo “Dòng chu chuyển lệnh”
Đây là một phương pháp tiếp cận mới và khác với phương pháp thứ hai, nghĩa là khi tỷ giá đang chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các cấu trúc vi mô của thị trường ngoại hối như sau: Lệnh giao dịch, tin tức và điều chỉnh danh mục. Tuy nhiên, các mô hình này lại tỏ ra còn khá phức tạp hơn so với các mô hình thuộc phương pháp thứ hai và tính hiệu quả của mô hình này vẫn đang trong tầm kiểm soát.
Phân tích cơ bản
Phương pháp dự báo ngoại hối này dựa trên các phân tích yếu tố cơ bản như sau: GDP, đầu tư, tiết kiệm, sản lượng, lạm phát, cán cân thanh toán,… để xác định ảnh hưởng đến các xu hướng biến động dài hạn của tỷ giá tiền tệ.
Phương pháp này không được mô hình hóa bằng kinh tế lượng mà chỉ mang tính định tính, được ứng dụng rộng rãi bởi đa số nhà kinh doanh ngoại tệ trên các lĩnh vực tài chính phát triển, song song phương pháp phân tích kỹ thuật.
Phân tích kỹ thuật
Phương pháp dự báo ngoại hối này dựa trên các nguyên tắc của trường phái nghiên cứu “Hành vi học trong lĩnh vực tài chính”. Theo đó, các nhà phân tích kỹ thuật đều có thể dự đoán được các mẫu hình của thị trường thông qua cách đọc các đồ thị tỷ giá.
Đây là phương pháp đối lập hoàn toàn với phương pháp chuỗi thời gian. Phương pháp dự báo ngoại hối này được đa số nhà đầu tư, nhà phân tích và các nhà môi giới trên thị trường ngoại hối và cả thị trường chứng khoán quốc tế chú ý đến và sử dụng khi giao dịch.
Như vậy, để nhà đầu tư có thể dự báo ngoại hối là điều vô cùng khó khăn, họ chỉ có thể tìm cách làm giảm thiểu bớt rủi ro và bảo vệ tài sản an toàn. Bởi trader cần thành thạo kỹ năng phân tích, tư duy sắc bén, kiến thức chuyên sâu mới đảm đương được nhiệm vụ này. Nếu trader vẫn còn quan tâm đến chứng khoán hay Forex thì có thể tham khảo trong Sanuytin.com nhé!