X

Bảng mã chứng khoán và những điều trader cần biết

Bảng mã chứng khoán và những điều trader cần biết

Tìm hiểu các bảng mã chứng khoán của những công ty, doanh nghiệp, tổ chức là nền tảng cơ bản mà nhà đầu tư cần thực hiện trước khi tiếp cận lĩnh vực chứng khoán. Bên cạnh đó, trader cần phân biệt giữa cổ phiếu và chứng khoán để tránh sự nhầm lẫn phát sinh khi giao dịch nhé.

Chứng khoán và cổ phiếu có phải là một không?

Đa số nhà đầu tư đều gọi chung cụm từ mã cổ phiếu, chứng khoán là một, nhưng thực tế thì cổ phiếu là khái niệm được bao hàm bởi từ chứng khoán. Cùng với cổ phiếu thì chứng khoán sẽ gồm có: Trái phiếu, chứng chỉ quỹ, công cụ chuyển đổi, công cụ phái sinh,…

Cổ phiếu thì lại được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ với mục đích chứng minh quyền sở hữu, cùng lợi ích hợp pháp của người đầu tư.

Còn những cổ phiếu thì lại được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ với mục đích chứng minh quyền sở hữu, cùng lợi ích hợp pháp của người đầu tư. Với cổ phiếu sẽ gồm có hai loại phổ biến trên thị trường là: Cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi.

Mặc dù, cổ phiếu không hoàn toàn là chứng khoán và ngược lại, nhưng các mã cổ phiếu đều được gọi là mã cổ phiếu chứng khoán. Vì thế, đã xuất hiện cụm từ thân quen “Cổ phiếu ngành chứng khoán”. Nhưng mã cổ phiếu là loại thông dụng nhất và được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán lớn với ký hiệu là 3 chữ cái đầu tiên trong tên của công ty, doanh nghiệp, tổ chức tài chính.

Mã cổ phiếu với dãy ký tự có ý nghĩa sẽ cung cấp một định danh duy nhất về mã chứng khoán riêng lẻ. Nhờ vậy mà nhà đầu tư có thể phân biệt được và giao dịch đúng mã, đúng mục tiêu, nhóm sản phẩm giao dịch trên thị trường.

Thông thường các mã chứng khoán đều được đặt theo tên viết tắt của chính doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường. Nhưng vấn đề này lại không có bắt buộc, nên đôi khi doanh nghiệp niêm yết sau phải đặt tên khác. Dưới đây sẽ là hai bảng mã chứng khoán thông dụng như sau:

  • Mã chứng khoán sử dụng trong các quyền chọn
  • Mã chứng khoán ký hiệu trong các quỹ tương hỗ

Ở thị trường Việt Nam, trader cần quan tâm một điều nữa về mã chứng khoán, chính là các chữ cái được thêm vào sau mã chứng khoán của doanh nghiệp. Điều này cho thấy tình trạng báo cáo nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ủy ban giao dịch chứng khoán.

Riêng Hoa kỳ, nếu một doanh nghiệp được niêm yết cổ phiếu nhưng không hoàn thành các nghĩa vụ báo cáo thì sau mã chứng khoán sẽ bổ sung thêm chữ E hoặc chữ LF và tùy theo quy định của sàn giao dịch. Trong thời gian ân hạn, nếu đã hoàn thành báo cáo thì sẽ được loại bỏ chữ đó và ngược lại thì chứng khoán sẽ được xóa bỏ khỏi sàn giao dịch.

Xem thêm: Những cổ phiếu sắp lên sàn 2022

Danh sách bảng mã chứng khoán Việt Nam 2022

Cổ phiếu ngành công ty bảo hiểm

Một số bảng mã chứng khoán đến từ các công ty trong lĩnh vực bảo hiểm mà nhà đầu tư có thể tham khảo trong năm 2022 này như sau:

Một số bảng mã chứng khoán ngành bảo hiểm trader cần quan tâm
  • BVH – Tập đoàn bảo hiểm Bảo Việt
  • PVI – Công ty cổ phần bảo hiểm PVI
  • VNR – Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam
  • BMI – Tổng công ty cổ phần Bảo Minh
  • BIC – Tổng công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
  • MIG – Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân Đội
  • PTI – Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu Điện
  • ABI – Tổng công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
  • PGI – Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex
  • AIC – Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Hàng Không
  • BLI – Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Long

Cổ phiếu ngành công ty bất động sản

Bảng mã chứng khoán đến từ các công ty trong lĩnh vực bất động sản mà nhà đầu tư có thể cân nhắc đó là:

Bất động sản một lĩnh vực với nhiều hứa hẹn tiềm năng trong tương lai mà nhà đầu tư không thể bỏ qua
  • VIC – Công ty cổ phần hay tập đoàn Vingroup
  • VHM – Công ty cổ phần Vinhomes
  • NVL – Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư địa ốc NOVA
  • VRE – Công ty cổ phần Vincom Retail
  • THD – Công ty cổ phần Thai Holdings
  • BCM – Tổng công ty đầu tư và phát triển công nghiệp
  • PDR – Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt
  • KDH – Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh nhà Khang Điền

Xem thêm: https://sanuytin.com/co-phieu-bluechip/

Cổ phiếu ngành công ty ngân hàng

Lĩnh vực ngân hàng, nhóm cổ phiếu mang tính an toàn và ổn định mà nhà đầu tư có thể lựa chọn khi tham gia đầu tư chứng khoán, đó là:

Nhóm cổ phiếu mang tính an toàn cao dành cho trader không thích mạo hiểm
  • VCB – Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
  • CTG – Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam
  • TCB – Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam
  • BID – Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam
  • VPB – Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
  • MBB – Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
  • ACB – Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • VIB – Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam
  • HDB – Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh
  • STB – Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

Cổ phiếu ngành công ty viễn thông

Viễn thông đang là lĩnh vực có triển vọng trong năm 2022, dưới đây sẽ là bảng mã chứng khoán của một số công ty có tiềm năng mà nhà giao dịch có thể suy nghĩ lựa chọn.

Cổ phiếu có đầy triển vọng trong tương lai mà trader nên tham khảo khi đầu tư chứng khoán
  • VGI –Tổng công ty cổ phần đầu tư quốc tế Viettel
  • POX – Công ty cổ phần viễn thông FPT
  • TTN – Công ty cổ phần công nghệ và truyền thông Việt Nam
  • ABC – Công ty cổ phần truyền thông VMG
  • MFS – Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật Mobifone
  • PIA – Công ty cổ phần tin học viễn thông Petrolimex
  • PTP – Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và bưu điện
  • PAI – Công ty cổ phần công nghệ thông tin, viễn thông và tự động hóa dầu khí

Cổ phiếu ngành công ty truyền thông

Khi nhắc đến bảng mã chứng khoán thì không thể kể đến nhóm ngành truyền thông, một trong những lĩnh vực quan trọng đối với nền kinh tế của quốc gia và đời sống của người dân, cụ thể như sau:

Một số nhóm mã cổ phiếu tiềm năng trong ngành truyền thông
  • VEF – Công ty cổ phần trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam
  • CAB – Công ty cổ phần truyền hình cáp Việt Nam
  • FOC – Công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến FPT
  • HTP – Công ty cổ phần in sách giáo khoa Hòa Phát
  • VNB – Công ty cổ phần sách Việt Nam
  • RGC – Công ty cổ phần đầu tư PV-Inconess
  • ADG – Công ty cổ phần Clever Group
  • YEG – Công ty cổ phần tập đoàn Yeah1
  • FHS – Công ty cổ phần phát hành sách Thành Phố Hồ Chí Minh
  • STH – Công ty cổ phần phát hành sách Thái Nguyên

Cổ phiếu ngành công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin đang là xu hướng chung trên toàn thế giới và rất có tiềm năng trong tương lai, nếu như nhà giao dịch biết cách chọn lọc. Dưới đây sẽ là một số bảng mã chứng khoán mà trader cần biết.

Công nghệ thông tin xu hướng mới trên toàn thế giới
  • FPT – Công ty cổ phần FPT
  • CMG – Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC
  • SAM – Công ty cổ phần Sam Holdings
  • SGT – Công ty cổ phần công nghệ viễn thông Sài Gòn
  • ELC – Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử, viễn thông
  • ICT – Công ty cổ phần viễn thông, tin học bưu điện
  • VEC – Tổng công ty cổ phần điện tử và tin học Việt Nam
  • SRA – Công ty cổ phần Sara Việt Nam
  • POT – Công ty cổ phần thiết bị Bưu Điện
  • ITD – Công ty cổ phần công nghệ Tiên Phong

Cổ phiếu ngành công ty thép

Thép đang là nguyên vật liệu mang tính giá trị cao trên toàn thế giới, khi nhu cầu về nó ngày càng tăng. Do đó, các chuyên gia dự đoán giá cổ phiếu của những công ty kinh doanh thép sẽ ngày tăng trưởng trong tương lai. Một số bảng mã chứng khoán của công ty thép mà trader có thể lựa chọn đó là:

Danh sách mã chứng khoán ngành thép tiềm năng trong năm 2022
  • BVG – Công ty cổ phần Group Bắc Việt
  • DNY – Công ty cổ phần thép DaNa, Ý
  • HPG – Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát
  • DNS – Công ty cổ phần thép Đà Nẵng
  • HSG – Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen
  • NKG – Công ty cổ phần thép Nam Kim
  • SSM – Công ty cổ phần chế tạo kết cấu thép Vneco
  • TNB – Công ty cổ phần thép Nhà Bè – VNSTEEL
  • TVN – Tổng công ty thép Việt Nam
  • VGS – Công ty cổ phần ống thép Việt Đức VG PIPE VGS

Tùy vào từng lĩnh vực sẽ có những mã cổ phiếu khác nhau, nên trong quá trình tìm hiểu để đầu tư chứng khoán thì nhà giao dịch nên nắm rõ yếu tố này hoặc có thể tham khảo trong bài viết của Sanuytin.com về bảng mã chứng khoán phía trên, để chọn lọc mã cổ phiếu thích hợp cho bản thân mình.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Jessica Huynh: Tôi là Bích Trâm (Jessica Huynh) Admin Website Sanuytin.com - Nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến thị trường tài chính, chứng khoán, Forex, tiền điện tử. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trong các lĩnh vực phái sinh, Futures và CFD, tôi tự tin đem đến cho nhà đầu tư những bài viết thật hữu ích và chất lượng cao dưới góc nhìn chân thực và mới mẻ.