OpenSea là gì? Một sàn giao dịch NFT nổi tiếng trong lĩnh vực tiền mã hóa, cho phép nhà đầu tư tự do trao đổi, mua bán các loại tài sản kỹ thuật số NFT khác nhau như ERC-721, ERC-1155,…. cùng một số sản phẩm khác. Để hiểu rõ hơn về dự án này thì cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
- PoA là gì? Thuật toán Proof of Authority hoạt động như thế nào?
- Polkadex là gì? Những điều cần biết về Polkadex (PDEX) 2023
- Polkadot coin là gì? Thông tin về đồng tiền điện tử DOT
- Polkastarter (POLS) là gì? Tổng quan thông tin về Polkastarter
Dự án OpenSea là gì?
OpenSea là một nền tảng giao dịch dạng Non Fungible token (NFTs) hay có tên gọi khác là NFT Marketplace, được thành lập vào tháng 1 năm 2018 bởi Alex Atallah và Devin Finzer. OpenSea cho phép người dùng tạo tài khoản để mua bán, giao dịch các tài sản NFT thông qua Smart Contract trong mạng lưới Blockchain.
Hiện tại, dự án OpenSea được xem là có thiết kế thích hợp nhất với thị trường, với khả năng tạo ra nguồn thanh khoản cực kỳ lớn dành cho số lượng lớn NFT trong lĩnh vực tiền mã hóa và Non Crypto. Nói cách khác thì OpenSea giống với eBay dành riêng cho NFT, cùng đa dạng các tài sản khác được sắp xếp thành hàng trăm loại.
Thông thường, các loại hàng hóa này sẽ là những mặt hàng kỹ thuật số phổ biến trên thị trường. Chúng sở hữu danh mục khác nhau hoàn toàn và được mã hóa cũng như kỹ thuật số lên đến 100%. Nhà đầu tư sẽ chính thức sở hữu chúng khi mua vì lịch sử giao dịch cùng chứng nhận quyền sở hữu của họ sẽ được lưu trữ mãi mãi trên nền tảng của Ethereum.
Vì vậy, OpenSea đã thành công khi có hơn 10 triệu lượt người dùng truy cập website vào mỗi tháng. Đặc biệt, đây còn là một sàn giao dịch phát hành ra những dự án NFT phổ biến như Cryptopunks, Axie Infinity, God Unchainded, CryptoKitties, SuperRare,…
Bên cạnh đó, nền tảng cũng đã thu hút được sự quan tâm lớn từ hàng loạt nghệ sĩ nổi tiếng trên thế giới như Mark Cuban, Gary Vaynerchuk và Chamath Palihapitiya.
Điểm nổi bật của nền tảng
Từ khái niệm về OpenSea là gì? Nhận thấy đây là một sàn giao dịch NFT hàng đầu trên thị trường tiền kỹ thuật số, nên nền tảng sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội để dễ dàng nhận được sự tin tưởng lớn từ cộng đồng người dùng trên toàn cầu. Cụ thể đó là:
- Toàn bộ hoạt động giao dịch trên sàn OpenSea đều sẽ được thể hiện dưới dạng các Smart Contract (Hợp đồng thông minh), với tốc độ xử lý nhanh chóng, độ minh bạch cao mà không cần phải thông qua bất cứ tổ chức trung gian thứ 3 nào.
- Những vấn đề liên quan đến rủi ro đều sẽ được giảm thiểu ở mức độ thấp nhất đối với các tài sản của người đầu tư. Bởi chúng đã được lưu trữ trực tiếp trên ví của họ cũng như được trang bị tính năng bảo mật cực tốt.
- Người chơi nhận được toàn quyền sở hữu cũng như sử dụng các tài sản NFT mà bản thân đã mua trên sàn giao dịch OpenSea.
- Trader được tự do sáng tạo, khởi nguồn cảm hứng và các tài sản số còn nhận được sự ủng hộ lớn tại các phiên đấu giá trực tiếp ở sàn giao dịch.
- Chi phí giao dịch cực kỳ phù hợp với người dùng, không bị ràng buộc khi giao dịch, tạo ra môi trường thoải mái, thân thiện.
Cách giao dịch trên sàn OpenSea là gì?
Đầu tiên, để giao dịch được trên sàn OpenSea thì nhà đầu tư cần phải sở hữu cho mình một chiếc ví như Metamask, Coinbase Wallet,… Để có thể kết nối thanh toán phí cũng như thu lợi nhuận về từ các khoản mua bán khác.
Bước 1: Kết nối ví vào sàn giao dịch OpenSea
Người dùng có thể truy cập vào trang website như sau: https://opensea.io/
Cách 1: Chọn vào mục “Create” => “Use A Different Wallet”.
Cách 2: Truy cập trực tiếp vào biểu tượng ví nằm ở góc phải màn hình giao diện.
- Lưu ý: Để sử dụng được hết tính năng trên sàn OpenSea thì người chơi cần phải nạp một ít ETH vào trong ví, rồi mới có thể bắt đầu giao dịch được.
Bước 2: Tạo các Collections và thêm NFT
Ở đây, My Collections – Một bộ sưu tập riêng của người dùng, nơi lưu trữ các NFT được sử dụng để bán hoặc sưu tầm. Muốn tạo được Collections, người dùng cần thực hiện theo các bước dưới đây như sau:
Chọn vào mục “Create” => “Create A Collection”. Trong đó, OpenSea sẽ đưa ra một số công cụ để tạo NFT như Rarible, MintBase, Cargo, Mintable & Zora để người dùng lựa chọn thoải mái.
Trong “My Collections”, trader có thể tạo ra một hay nhiều bộ sưu tập để lưu trữ các NFT. Hiện tại, có một Collections cá nhân mang tên “Men With Coins”, chọn vào mục “Add Item” để thêm các NFT.
Giao diện Item sẽ hiển thị giống như trong hình và người dùng chỉ cần điền đầy đủ các thông tin và chọn vào phần “Create” là đã thành công tạo xong NFT.
Bước 3: Cài đặt mức giá bán cho NFTs
Sau khi tạo xong các NFT, trên giao diện của màn hình chọn vào mục “Sell” => “Connect Wallet” để cài đặt mức giá cho NFT của bạn.
- Lưu ý: Ở giai đoạn này hãy chuyển Network trên ví sang mạng lưới của Ethereum và thực hiện điều chỉnh mức giá cho các NFT.
Lúc này, thiết lập mức giá cho NFT và chọn “Post Your Listing”. Màn hình ví Metamask sẽ hiển thị để trừ phí Listing hay chiết khấu 2.5%/ NFT, sau đó chọn “ConFirm” để xác nhận quá trình thanh toán.
Nếu có nhiều tài sản NFT thì có thể Add theo các bước trên và sau đó, giao diện của bộ sưu tập sẽ hiển thị như sau:
- Lưu ý: Mỗi một NFT có thể điều chỉnh mức giá mà bản thân nhà đầu tư mong muốn và lựa chọn thời điểm Gas gwei thích hợp để không phải bị tốn quá nhiều chi phí Listing.
Cách mua NFT trên sàn OpenSea
Để mua được các NFT trên sàn giao dịch OpenSea, người dùng cần phải nạp tiền vào trong ví Metamask ETH để làm chi phí Gas và tài sản. Giả sử như USDT, BNB, BUSD,… còn tùy vào sản phẩm mà người dùng mua sẽ chấp nhận thanh toán bằng đồng tiền điện tử nào.
Bước 1: Đầu tiên, người dùng cần chọn được Marketplace và nhấp vào mục mà bản thân đang muốn xem. Trên sàn giao dịch OpenSea đưa ra rất nhiều lựa chọn về NFT gồm có:
- New: Các tác phẩm mới gần đây đã được bổ sung thêm vào nền tảng
- Art: Danh mục này sẽ đem đến cho người dùng các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng trên thị trường.
- Music: Các tác phẩm về âm nhạc được bày bán.
- Domain Names: Ở đây, người dùng có thể tìm thấy các tên miền liên quan đến lĩnh vực Crypto hoặc ENS được rao bán trên thị trường.
- Virtual Worlds: Khu vực trưng bày mọi thứ có liên quan đến mô hình Game thế giới ảo như Decentraland.
- Trading Card: Những thẻ sưu tầm thuộc nhiều thể loại khác nhau.
- Sports, Collections và Utility: Những lựa chọn khác đến từ các danh mục đã được đề cập đến ở trên.
Lưu ý: Khi người dùng lựa chọn mua bất cứ NFT nào thì nên cân nhắc kỹ càng hay xem qua một số thông tin liên quan đến giá bán, chương trình ưu đãi hay xu hướng tiềm năng tương lai.
Bước 2: Nhà đầu tư hãy chọn “Sort By” để sàng lọc ra các danh sách những sản phẩm NFT bán chạy nhất, giá thấp nhất, giá cao nhất, sản phẩm được nhiều người theo dõi, nhiều người yêu thích,…
Bước 3: Sau khi, người dùng chọn được một NFT yêu thích thì có thể nhấn vào sản phẩm và chọn “Buy Now”. Tiếp theo, người dùng chấp nhận thanh toán số ETH đó thông qua xác nhận trên ví Metamask.
Những thông tin được chia sẻ trong bài về OpenSea là gì? Nhận thấy, đây là một Marketplace được cộng đồng nhà đầu tư lựa chọn giao dịch các tài sản NFT, ví nó sở hữu nhiều tính năng vượt trội cũng như bảo vệ tài sản an toàn. Tuy nhiên, điểm hạn chế chính là mức phí để Listing còn khá cao đối với người dùng, nhưng đổi lại dự án có sự tiềm năng lớn, xứng đáng để trader khám phá. Sanuytin.com chúc nhà giao dịch sẽ thành công.